Phân tích về sử dụng tài sản ngắn hạn tại Công ty

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại CTCP thành thành công – biên hòa (Trang 56 - 66)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.2. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại Công ty Cổ phần Thành

3.2.1. Phân tích về sử dụng tài sản ngắn hạn tại Công ty

3.2.1.1. Biến động tài sản ngắn hạn của Công ty giai đoạn 2016 - 2018

Cơ cấu tài sản ngắn hạn của công ty bao gồm: tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền, đầu tƣ tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu ngắn hạn, hàng tồn kho, tài sản ngắn hạn khác. Cơ cấu tài sản ngắn hạn phản ánh quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty qua từng thời kỳ. Ta đi chi tiết cơ cấu tài sản của công ty qua 3 năm 2016 – 2018:

Bảng 3.5: Cơ cấu tài sản ngắn hạn của Công ty giai đoạn 2016 – 2018

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Tiền % Tiền % Tiền % +/- % +/- %

1 Tiền và các khoản

tương đương tiền 203 5% 325 3% 1.016 12% 122 60% 691 213% 2 Đầu tư tài chính

ngắn hạn 113 3% 614 6% 655 8% 502 446% 41 7% 3 Các khoản phải thu ngắn hạn 2.068 47% 4.715 48% 3.961 46% 2.647 128% (754) -16% 4 Hàng tồn kho 1.958 44% 3.971 40% 2.828 33% 2.013 103% (1.143) -29% 5 Tài sản ngắn hạn khác 74 2% 188 2% 177 2% 114 154% (11) -6% 6 Tổng Tài sản ngắn hạn 4.416 100% 9.813 100% 8.637 100% 5.398 122% (1.176) -12% Chênh lệch 2016-2017 Chênh lệch 2017-2018 STT Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Cơ cấu tài sản ngắn hạn của công ty chủ yếu là các khoản phải thu ngắn hạn và hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn, các khoản mục khác chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Ta so sánh biến động tài sản ngắn hạn của công ty qua 3 năm 2016 – 2018:

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Hình 3.6: Đồ thị biến động tài sản ngắn hạn của Công ty giai đoạn 2016 – 2018

Qua biểu đồ trên ta thấy cơ cấu tài sản ngắn hạn của Công ty tăng giảm qua các năm. Do là Công ty sản xuất nên cơ cấu tài sản chủ yếu tập trung ở các khoản mục: Các khoản phải thu ngắn hạn và Hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn trên tổng tài sản ngắn hạn, cụ thể:

Năm 2016: Các khoản phải thu ngắn hạn và Hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn trên tổng tài sản ngắn hạn tƣơng đƣơng 47% và 44%. Các khoản mục khác nhƣ:

Tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền; Đầu tƣ tài chính ngắn hạn; Tài sản ngắn hạn khác chiểm tỷ trọng rất nhỏ trong cơ cấu tổng tài sản của Công ty.

Năm 2017: Công ty gia tăng sản lƣợng bán và tiêu thụ hàng hóa dẫn đến vệc gia tăng tài sản ngắn hạn một cách đột biến từ 4.416 tỷ đồng năm 2016 lên 9.813 tỷ đồng năm 2017 tƣơng đƣơng 122%. Các khoản phải thu ngắn hạn là 4.715 tỷ đồng tƣơng đƣơng 48% trên tổng tài sản ngắn hạn, tăng 2.647 tỷ đồng so với năm 2016 tƣơng đƣơng 128%. Hàng tồn kho đạt 3.971 tỷ đồng tƣơng đƣơng 40% trên tổng tài sản, và tăng 2.828 tỷ đồng so với năm trƣớc tƣơng đƣơng tăng 103%. Các khoản mục khác cũng có sự gia tăng mạnh so với năm trƣớc nhƣ: Tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền tăng 122 tỷ đồng tƣơng đƣơng 60%; Đầu tƣ tài chính ngắn hạn tăng 502 tỷ đồng so với năm 2016 tƣơng đƣơng 446%; Tài sản ngắn hạn khác tăng 114 tỷ đồng tƣơng đƣơng 154% so với năm 2016.

Năm 2018: Tài sản ngắn hạn có giảm so với năm 2017 từ 9.813 tỷ đồng xuống 8.637 tỷ đồng, giảm 1.176 tỷ đồng tƣơng đƣơng giảm 12%. Dẫn đến các khoản mục cũng giảm theo, cụ thể: Các khoản phải thu ngắn hạn giảm 754 tỷ đồng so với năm 2017 tƣơng đƣơng giảm 16%; Hàng tồn kho giảm 1.143 tỷ đồng tƣơng đƣơng giảm 29% so với cùng kỳ năm trƣớc. Bên cạnh đó cũng ghi nhận sự gia tăng của khoản mục Tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền là 1.016 tỷ đồng chiếm 12% trên tổng tài sản ngắn hạn năm 2018, tăng 691 tỷ đồng so với năm 2017 tƣơng đƣơng 213%; Đầu tƣ tài chính ngắn hạn tăng không nhiều 411 tỷ đồng so với năm 2017.

3.2.1.2. Chi tiết các khoản mục tài sản ngắn hạn của Công ty giai đoạn 2016 – 2018

a) Khoản mục tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Hình 3.7: Đồ thị cơ cấu khoản mục tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền của Công ty giai đoạn 2016 – 2018

Khoản mục tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền bao gồm: tiền mặt, tiền gửi tại các ngân hàng và các khoản tƣơng đƣơng tiền. Quan đồ thị trên ta thấy tài sản bằng tiền của Công ty tăng dần qua các năm cụ thể: lƣợng tiền mặt và tiền gửi ngân hàng năm 2016 là 203 tỷ đồng, năm 2017 là 271 tỷ đồng tăng 68 tỷ đồng tƣơng đƣơng tăng 33%, năm 2018 lƣợng tiền tăng cao 657 tỷ đồng so với năm 2017 tƣơng đƣơng tăng 242%. Các khoản tƣơng đƣơng tiền cũng tăng dần qua các năm từ 54 tỷ đồng năm 2017 lên 88 tỷ đồng năm 2018.

Hiện Công ty chƣa áp dụng mô hình quản lý tiền mặt nào cụ thể, việc sử dụng tiền dựa theo nhu cầu sản xuất kinh doanh của Công ty từng thời kỳ. Là Công ty sản xuất kinh doanh với mô hình hoạt động rộng khắp không chỉ giới

hạn trong nƣớc mà còn ra nƣớc ngoài nên việc quản lý và sử dụng hiệu quả tài sản bằng tiền là rất quan trọng. Việc mở rộng quy mô và khối lƣợng sản xuất khiến lƣợng tiền giảm cho thấy khả năng phát triển của Công ty. Tuy nhiên, để đảm bảo khả năng thanh toán Công ty cũng cần cân nhắc đến việc cân đối lƣợng tiền mặt dự trữ cho phù hợp.

b) Khoản mục Đầu tƣ tài chính ngắn hạn

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Hình 3.8: Đồ thị cơ cấu khoản mục Đầu tƣ tài chính ngắn hạn của Công ty giai đoạn 2016 – 2018

Khoản mục Đầu tƣ tài chính ngắn hạn bao gồm: chứng khoán kinh doanh, dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh, Đầu tƣ nắm giữ đến ngày đáo hạn. Khoản mục này tăng đều qua các năm cho thấy công ty cũng chú trọng trong việc đầu tƣ các khoản tài chính ngắn hạn để sinh lời nhƣ: chứng khoán, các khoản đầu tƣ ngắn hạn khác…

Chứng khoán kinh doanh: Công ty cũng đã chú trọng đến việc đầu tƣ niêm yết cổ phiếu để gia tăng lợi nhuận: năm 2016 là 116 tỷ đồng; năm 2017 là 148 tỷ đồng; nhƣng đến năm 2018, thị trƣờng có nhiều biến động do đó lƣợng cổ phiếu niêm yết của công ty giảm còn 53 tỷ đồng. Việc tăng giảm của các cổ phiếu dẫn đến việc công ty cũng phải dự phòng giảm giá cho các chứng khoán kinh doanh tƣơng ứng với tăng giảm của số cổ phiếu niêm yết.

Đầu tƣ nắm giữ đến ngày đáo hạn là các khoản tiền gửi có kỳ hạn ngắn từ 6 tháng đến 12 tháng tại các ngân hàng thƣơng mại và hƣởng lãi suất theo năm. Các khoản này thƣờng đƣợc công ty dùng làm tài sản thế chấp cho các khoản vay ngắn hạn tại các ngân hàng thƣơng mại.

c) Khoản mục Các khoản phải thu ngắn hạn

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Hình 3.9: Đồ thị cơ cấu khoản mục Các khoản phải thu ngắn hạn của Công ty giai đoạn 2016 – 2018.

Khoản mục phải thu ngắn hạn bao gồm: Phải thu ngắn hạn của khách hàng, trả trƣớc cho ngƣời bán, phải thu về cho vay ngắn hạn, phải thu ngắn hạn khác, dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi, tài sản thiếu chờ xử lý. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh việc phát sinh các khoản phải thu ngắn hạn là việc không thể tránh khỏi. Phải thu ngắn hạn của khách hàng và tạm ứng trƣớc cho nhà cung cấp chiếm tỷ trọng lớn trong các khoản phải thu ngắn hạn. Việc này cho thấy Công ty đang áp dụng chính sách tín dụng nới lỏng để thu hút khách hàng, nhà cung cấp, tạo lợi thế cạnh tranh cho Công ty, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, chính sách trên cũng có khả năng khiến công ty bị chiếm dụng vốn và rủi ro trong việc thu hồi nợ. Vì vậy, Công ty cần kiểm soát và quản lý tốt các khoản mục này, tránh các rủi ro không mong muốn.

Phải thu ngắn hạn của khách hàng: là việc công ty bán hàng hóa cho khách hàng và phải thu tiền về, đây là phần cũng chiếm tỷ trọng cao trong khoản mục các khoản phải thu ngắn hạn. Phải thu ngắn hạn của khách hàng có sự biến động tăng giảm trong 3 năm qua, cụ thể: năm 2016, các khoản phải thu của khách hàng là 563 tỷ đồng; nhƣng lại tăng mạnh vào năm 2017 lên 1.586 tỷ đồng, tƣơng đƣơng tăng 128% so với năm trƣớc do sáp nhập với BHS đẫn đến lƣợng khách hàng của Công ty tăng đáng kể cả về số lƣợng lẫn loại hình doanh nghiệp Công ty và bán lẻ. Các khoản phải thu của khách hàng chủ yếu đến từ các khách hàng Công nghiệp nhƣ: PepsiCo, Tân Hiệp Phát, Vinamilk, Nestle…, do đặc thù ngành buôn với số lƣợng lớn, phải giữ mối liên hệ làm ăn lâu dài với khách hàng. Các khoản phải thu ngắn hạn này đều đƣợc sử dụng là tài sản thế chấp tại các ngân hàng, việc thu hồi nợ của các khách hàng trên tƣơng đối tốt do hầu hết là các khách hàng Doanh nghiệp lớn uy tín. Các khoản phải thu của khách hàng giảm nhẹ vào năm 2018 là 1.569 tỷ đồng. Việc biến động tăng giảm các khoản phải thu cho thấy Công ty có những điều chỉnh chính sách tín dụng tốt, mở rộng sản xuất kinh doanh.

Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có những rủi ro nhƣ: bán chịu hàng hóa quá nhiều thì chi phí cho các khoản phải thu tăng, phát sinh các khoản nợ khó đòi dẫn đến rủi ro không thu hồi đƣợc nợ tăng cao.

Trả trƣớc cho ngƣời bán ngắn hạn: là việc trả trƣớc tiền mua hàng hóa, nguyên vật liệu, dịch vụ cho nhà cung cấp để phục vụ cho sản xuất kinh doanh, đây là phần chiếm tỷ trọng cao nhất trong khoản mục các khoản phải thu ngắn hạn. Việc trả trƣớc cho nhà cung cấp là một phần đảm bảo cho nhà cung cấp sản xuất, trong đó có trả trƣớc cho nông dân giúp ngƣời dân an tâm trong việc trồng mía (nguồn nguyên liệu chính để sản xuất đƣờng). Cụ thể trả trƣớc cho ngƣời bán ngắn hạn năm 2016 là 939 tỷ đồng; năm 2017 do có sự sáp nhập với BHS số lƣợng nhà cung cấp tăng, dẫn đến phần phải trả cho ngƣời bán cũng tăng lên 2.328 tỷ đồng tƣơng đƣơng tăng 100% so với cùng kỳ năm trƣớc. Và sự điều chỉnh giảm nhẹ vào năm 2018 xuống còn 2.134 tỷ đồng.

Phải thu về cho vay ngắn hạn: Công ty thƣờng xuyên có quan hệ cho vay với nhóm các Công ty trong nội bộ. Hoạt động này mang tính chất ngắn hạn, dòng tiền cho vay và dòng thu hồi cho vay không có chênh lệch lớn trong năm.

Phải thu ngắn hạn khác: năm 2016 là 97 tỷ đồng, nhƣng lại tăng mạnh vào năm 2017 tăng 564 tỷ đồng so với năm trƣớc. Việc tăng lên này do BHS có 300 tỷ đồng tiền đặt cọc thuê đất ở Tây Ninh làm cánh đồng mía, nên sau khi sáp nhập khoản phải thu ngắn hạn tăng cao. Năm 2018 giảm còn 258 tỷ đồng.

Dự phòng phải thu khó đòi là việc rủi ro trong quá trình thu tiền hàng từ khách hàng, tiền tạm ứng trả trƣớc cho nhà cung cấp nhƣng không thu lại đƣợc tiền chủ yếu do đầu tƣ cho nông dân trống mía đầu vụ, tiền đầu tƣ này sẽ đƣợc cấn trừ vào tiền bán mía vào cuối vụ. Nhƣng do có một số hộ năng suất thấp, gặp thiên tai nên không thanh toán nợ đúng hạn cho Công ty. Để hạn chế rủi ro này, Công ty đã áp dụng chính sách dùng quyền sử dụng đất của nông dân đảm bảo các khoản đầu tƣ và trả trƣớc cho nông dân.

d) Khoản mục hàng tồn kho

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Hình 3.10: Đồ thị cơ cấu khoản mục Hàng tồn kho của Công ty giai đoạn 2016 – 2018.

Hàng tồn kho: Đặc thù của ngành là sản xuất trong vòng 6 tháng, sau đó tồn kho để phục vụ sản xuất kinh doanh cho các tháng còn lại trong năm nên mức tồn kho của Công ty khá cao. Cụ thể, năm 2016 lƣợng hàng tồn kho là 1.960 tỷ đồng; tăng cao vào năm 2017 là 2.013 tỷ đồng tƣơng đƣơng 103% so với năm 2016, nguyên nhân của việc tăng cao là do Công ty mở rộng sản xuất đƣờng thành phẩm từ đƣờng thô nêm nhu cầu dự trữ tăng cao. Bên cạnh đó, Công ty cũng thƣờng xuyên có hoạt động đầu cơ, tích trữ đƣờng khi giá có xu hƣớng tăng cao. Năm 2018 lƣợng hàng tồn kho giảm mạnh xuống còn 2.849 tỷ đồng, do giá Đƣờng giảm sâu và lƣợng hàng tồn kho của năm 2017 chuyển sang.

e) Khoản mục Tài sản ngắn hạn khác

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Hình 3.11: Đồ thị cơ cấu khoản mục Tài sản ngắn hạn khác của Công ty giai đoạn 2016 – 2018.

Tài sản ngắn hạn khác: bao gồm các chi phí trả trƣớc ngắn hạn, các khoản thuế đƣợc khấu trừ… Các khoản này biến động ít và chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng tài sản ngắn hạn của Công ty.

Có thể thấy, tài sản ngắn hạn của Công ty trong 3 năm từ 2016- 2018 không có nhiều thay đổi. Các khoản phải thu ngắn hạn và hàng tồn kho là 2 cấu phần ảnh hƣởng trực tiếp đến tài sản ngắn hạn của Công ty. Công ty cần đẩy mạnh hơn nữa việc đầu tƣ tài chính ngắn hạn để tăng lợi nhuận. Cơ cấu tài sản ngắn hạn là khá hợp lý với đặc thù kinh doanh của Công ty. Tuy nhiên, Công ty cần điều chỉnh các khoản phải thu ngắn hạn xuống, tránh tình trạng bị chiếm dụng vốn, dẫn đến không đủ vốn hoạt động sản xuất kinh doanh phải đi vay, làm giảm lợi nhuận và khả năng sinh lời của tài sản ngắn hạn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại CTCP thành thành công – biên hòa (Trang 56 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)