CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.2.8. Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho người lao động, áp
dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất
Với quan điểm con ngƣời vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển KT-XH. Nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng và năng động nhất trong các nguồn lực. Vì vậy, thời gian tới, huyện cần phải có chiến lƣợc nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực một cách toàn diện. Việc nâng cao tình độ, chuyên môn kỹ thuật cho ngƣời LĐ để đảm bảo quá trình CDLĐ là yêu cầu cấp bách trƣớc mắt cũng nhƣ lâu dài mang tính “đột phá” trong chiến lƣợc CNH, HĐH nền kinh tế của huyện.
Giải pháp này nhấn mạnh tới việc tăng cƣờng năng lực của ngƣời LĐ nông thôn, nhằm đáp ứng nhu cầu công việc tại chỗ và nhu cầu di chuyển LĐ nội bộ ngành, ra khỏi ngành và di chuyển giữa các vùng. Trong đó, cần tập trung nâng cao chất lƣợng đào tạo nghề; nâng cao thể lực cho ngƣời LĐ nông thôn.
Để đạt đƣợc mục tiêu trên, huyện cần phải có những chủ trƣơng, biện pháp thích hợp đó là:
- Phát triển mạng lƣới cơ sở giáo dục đào tạo, tăng cƣờng đầu tƣ nguồn ngân sách, cơ sở vật chất cho giáo dục - đào tạo, nhằm đảm bảo điều kiện học tập tốt hơn. Chú trọng xây dựng đội ngũ giáo viên, đào tạo, đảm bảo đủ tỷ lệ giáo viên trên các cấp học, bậc học theo quy định, đồng thời nâng cao trình độ chuyên môn chuẩn hóa đội ngũ giáo viên. Nâng cao chất lƣợng giáo dục toàn diện, giáo dục phải gắn với thị trƣờng sức LĐ, coi trọng giáo dục hƣớng nghiệp trong nhà trƣờng. Phát huy chức năng nhiệm vụ của các cơ sở đào tạo nghề, mở rộng các cơ sở dạy nghề ở các xã, thị trấn nhằm đảm bảo LĐ có tay
nghề để cung ứng cho các công ty, cơ sở sản xuất, chế biến cũng nhƣ xuất khẩu LĐ; Phải định hƣớng nghề nghiệp ngay từ đầu cho học sinh phổ thông trung học; nếu bản thân nhận xét thấy không đủ khả năng học đại học thì có thể cho đi học nghề phù hợp hoặc các trƣờng trung cấp. Đồng thời phải làm thay đổi tƣ duy, cách nghĩ của một bộ phận dân cƣ về sự nhất thiết phải học đại học và tầm quan trọng của việc học nghề.
- Xây dựng chƣơng trình về đào tạo nghề, giải quyết việc làm với các trung tâm giới thiệu việc làm, các trƣờng trung cấp chuyên nghiệp, các trƣờng dạy nghề để phối hợp với các lớp đào tạo nghề chuyên sâu trong các lĩnh vực xây dựng, cơ khí, sữa chữa, tin học, may công nghiệp, may dân dụng… Đào tạo tuyển chọn đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất, năng lực và có trình độ chuyên môn. Cần có chính sách chế độ đãi ngộ để thu hút LĐ có kỹ thuật và chuyên môn giỏi để họ đến công tác, ổn định lâu dài trên địa bàn huyện. Thực hiện chính sách đào tạo, đào tạo lại, sử dụng hiệu quả đội ngũ quản lý các cấp, các ngành, đội ngũ quản lý trong các ngành kinh tế, thợ lành nghề, đào tạo nghề cho mọi đối tƣợng LĐ.
Các trạm khuyến nông, khuyến lâm phối hợp với các ngành chuyên môn mở các lớp tập huấn, dạy nghề, chuyển giao công nghệ, khoa học kỹ thuật nhằm nâng cao trình độ cho ngƣời LĐ đã lớn tuổi không có điều kiện đi học tập trung. Tƣ vấn mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện địa phƣơng. Chuyển hình thức đào tạo tập trung bằng hình thức đào tạo nghề gắn với cơ sở sản xuất giúp ngƣời LĐ có điều kiện thực hành trực tiếp trên máy móc thiết bị. Mở rộng mối quan hệ với các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng LĐ đào tạo nghề trực tiếp tại các công ty, nhà máy để gắn với việc làm sau đào tạo.
- Tăng cƣờng tập huấn kỹ thuật cho nông dân bằng cách tổ chức các lớp học hoặc tạo điều kiện cho đi tham quan học tập các mô hình tiên tiến.
– Ứng dụng các loại giống cây trồng có năng suất cao, chất lƣợng tốt, phù hợp với các vùng sinh thái gắn với yêu cầu đa dạng hóa về sinh học và phát triển nông nghiệp bền vững.
– Chuyển đổi sang chăn nuôi các loài vật nuôi có giá trị kinh tế cao nhƣ tôm sú, bò lai Sind, lợn nạc...
– Khuyến khích và hỗ trợ về thông tin, vốn, kỹ thuật,.. cho các chủ cơ sở sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp đổi mới công nghệ, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh.
– Đƣa máy móc vào thay thế lao động thủ công ở một số nghề truyền thống nhằm nâng cao chất lƣợng, năng suất; hƣớng ra thị trƣờng ngoại tỉnh và xuất khẩu.
– Cung cấp đầy đủ thông tin về khoa học công nghệ cho ngƣời sản xuất, giúp họ lựa chọn công nghệ phù hợp, với giá cả hợp lý tránh mua phải công nghệ lạc hậu.
– Củng cố, tăng cƣờng chuyển giao công nghệ. Quản lý chặt chẽ hệ thống chuyển giao đảm bảo quá trình diễn ra nhanh chóng và tiết kiệm chi phí.
- Tiếp tục tập trung cao độ vào việc ứng dụng các thành tựu KH -CN tiên tiến, công nghệ mới nhằm đẩy nhanh quá trình đổi mới công nghệ để chuyển dịch CCKT trong các ngành sản xuất và dịch vụ, từ đó đẩy mạnh CDLĐ. Tạo ra những lợi thế mới về năng suất, chất lƣợng, hiệu quả, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trƣờng, trong đó chú trọng lĩnh vực công nghiệp, nông, lâm, thủy sản, y tế và phát triển môi trƣờng bền vững.
4.2.9. Tạo các tiền đề và điều kiện thuận lợi để hoàn thiện đồng bộ các loại thị trường góp phần đẩy mạnh chuyển dịchlao động