2.1. Thiết kế nghiên cứu
Xác định đối tượng nghiên cứu là năng lực cạnh tranh của BIDV Hà Nam, luận văn được xây dựng trên cơ sở đánh giá tính cấp thiết của đề tài, mang ý nghĩa thực tiễn và đảm bảo các điều kiện để thực hiện. Thiết kế nghiên cứu của luận văn bao gồm các nội dung theo thứ tự sau:
2.1.1. Xác định mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn là đánh giá năng lực cạnh tranh của BIDV Hà Nam trên địa bàn, chỉ ra những hạn chế và tác động của năng lực cạnh tranh tới hiệu quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh. Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của BIDV Hà Nam trong thời gian tới.
2.1.2. Xây dựng kế hoạch nghiên cứu
2.1.2.1. Thu thập thông tin
Nghiên cứu về năng lực cạnh tranh, đề tài sử dụng các nguồn tài liệu từ các sách, báo cáo khoa học, các công trình nghiên cứu của một số tác giả trong nước và ngoài nước, các số liệu thống kê, các báo cáo tổng hợp từ các tổ chức, cơ quan quản lý có liên quan.
Mục đích của việc nghiên cứu tài liệu là nhằm tìm hiểu những luận cứ đã được nghiên cứu của các tác giả đi trước đã làm để tránh mất thời gian nghiên cứu lặp lại. Các thông tin thu thập từ quá trình nghiên cứu tài liệu bao gồm: Cơ sở lý thuyết liên quan đến năng lực cạnh tranh nói chung và của NHTM nói riêngg; các kết quả đạt được liên quan tới đề tài về năng lực cạnh tranh của NHTM; các số liệu thống kê cụ thể. Sau khi thu thập được các tài liệu cần thiết, các tài liệu này được phân loại và tiến hành phân tích, tổng hợp. Từ đó, tác giả xây dựng đề cương và phục vụ cho việc triển khai chi tiết các nội dung của luận văn nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của BIDV Hà Nam.
2.1.2.2. Thực hiện các phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở lý luận và đề cương chi tiết của luận văn được xây dựng qua việc thu thập thông tin, tác giả sẽ thực hiện các phương pháp nghiên cứu phù hợp với đề tài về năng lực cạnh tranh của NHTM. Thông qua các phương pháp nghiên cứu này, tác giả sẽ thu thập được các thông tin sơ cấp và thông tin thứ cấp, sau đó thực hiện xử lý các thông tin gắn với đề tài nghiên cứu và phân tích những thông tin đó một cách chi tiết để đánh giá đúng thực trạng năng lực cạnh tranh của BIDV Hà Nam.
2.1.2.3. Trình bày kết quả nghiên cứu
Khi có đủ các tài liệu cần thiết về cơ sở lý luận, thực trạng năng lực cạnh tranh và các giải pháp dự kiến đưa ra, tác giả tiến hành trình bày kết quả của đề tài nghiên cứu về nâng cao năng lực cạnh tranh của BIDV Hà Nam thành bài viết hoàn chỉnh.
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin
2.2.1.1. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp
a) Phương pháp điều tra khảo sát bằng bảng hỏi
Tác giả tiến hành khảo sát để thăm dò ý kiến khách hàng là các cá nhân và tổ chức đang có quan hệ giao dịch tại BIDV Hà Nam thông qua Phiếu khảo sát ý kiến khách hàng về năng lực cạnh tranh của BIDV Hà Nam. Đây là nguồn dữ liệu sơ cấp rất quan trọng để đánh giá mức độ hài lòng về chất lượng sản phẩm, dịch vụ cung cấp, năng lực cạnh tranh hiện tại của BIDV Hà Nam và dự đoán khả năng sử dụng sản phẩm dịch vụ của khách hàng trong tương lai.
Thiết kế bảng câu hỏi
Dựa trên cơ sở lý thuyết về năng lực cạnh tranh, tìm hiểu các chỉ tiêu đánh giá khả năng cạnh tranh của NHTM, tác giả sẽ thiết lập bảng câu hỏi
trên Phiếu khảo sát ý kiến khách hàng và thực hiện gửi Phiếu khảo sát tới đối tượng điều tra. Sau khi thu thập, Phiếu khảo sát sẽ được sàng lọc nhằm loại bỏ những Phiếu khảo sát thiếu thông tin, không phù hợp với yêu cầu phân tích.
Phiếu khảo sát được gửi tới 200 khách hàng, bao gồm: 100 khách hàng tổ chức và 100 khách hàng cá nhân. Phiếu khảo sát được gửi ngẫu nhiên và mang tính đại diện. Các câu hỏi được thiết kế có năm phương án lựa chọn tương ứng với các mức điểm số từ 5 xuống 1.
(Chi tiết Phiếu khảo sát ý kiến khách hàng được trình bày theo Phụ lục đính kèm).
b) Phương pháp phỏng vấn
Phỏng vấn là đưa ra những câu hỏi với người đối thoại để thu thập thông tin. Tác giả sẽ thực hiện các cuộc phỏng vấn với người đối thoại là các khách hàng nội bộ và khách hàng bên ngoài có mức độ sử dụng khác nhau đối với các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng. Đồng thời, tác giả cũng sẽ thực hiện phỏng vấn với một số cán bộ quản lý của BIDV Hà Nam để đánh giá thực tế khả năng cạnh tranh của Chi nhánh với các đơn vị khác cùng ngành trên địa bàn. Các cuộc phỏng vấn sẽ tập trung vào hình thức phỏng vấn có chuẩn bị trước thông qua việc trao đổi trực tiếp hoặc qua điện thoại.
2.2.1.2. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
Dữ liệu thứ cấp là dữ liệu do người khác thu thập, sử dụng cho các mục đích có thể là khác với mục đích nghiên cứu của tác giả. Ở đây, tác giả sẽ sử dụng các dữ liệu đã được công bố để giảm thiểu thời gian thu thập, dữ liệu sẽ lấy bao gồm cả dữ liệu chưa xử lý (dữ liệu thô) và dữ liệu đã xử lý. Dữ liệu thứ cấp được thu thập và phân tích là những dữ liệu tổng quan về ngành ngân hàng; thực trạng hoạt động kinh doanh, chiến lược phát triển, năng lực cạnh tranh của BIDV Hà Nam.
Nguồn dữ liệu thứ cấp về thực trạng hoạt động của BIDV Hà Nam trong những năm gần đây được công bố trong các báo cáo thường niên, báo cáo thống kê nội bộ của Chi nhánh, báo cáo giám sát từ xa của NHNN Việt Nam Chi nhánh tỉnh Hà Nam. Thông tin và số liệu về ngành ngân hàng có thể tìm thấy trong các báo cáo phân tích ngành, chiến lược và chính sách phát triển ngành ngân hàng do NHNN công bố, báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh của các ngân hàng. Các nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thường được đăng tải trên các tạp chí chuyên ngành và hội thảo khoa học.
2.2.2. Phương pháp xử lý thông tin
2.2.2.1. Phương pháp thống kê
Thống kê là một hệ thống các phương pháp bao gồm thu thập, tổng hợp, trình bày số liệu, tính toán các đặc trưng của đối tượng nghiên cứu nhằm phục vụ cho quá trình phân tích, dự đoán và đề ra các quyết định. Phương pháp này được sử dụng phổ biến trong nhiều công trình nghiên cứu khoa học nhằm mục đích thống kê những câu trả lời của các đối tượng điều tra khác nhau trong các phiếu điều tra và các cuộc phỏng vấn, trên cơ sở đó thực hiện việc phân tích dữ liệu thống kê để có được kết quả phù hợp phục vụ cho đề tài nghiên cứu.
Thống kê thường được chia thành hai hình thức bao gồm: Thống kê mô tả (bao gồm các phương pháp liên quan đến việc thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán các đặc trưng khác nhau để phản ánh một cách tổng quát đối tượng nghiên cứu) và thống kê suy diễn (bao gồm các phương pháp ước lượng các đặc trưng của tổng thể nghiên cứu, phân tích mối liên hệ giữa các hiện tượng nghiên cứu, dự đoán hoặc đề ra các quyết định trên cơ sở các số liệu thu thập được). Đề tài nghiên cứu của tác giả chủ yếu sử dụng thống kê mô tả với các kỹ thuật sử dụng như sau:
- Biểu diễn dữ liệu bằng đồ thị trong đó các đồ thị mô tả dữ liệu hoặc giúp so sánh dữ liệu;
- Biểu diễn dữ liệu thành các bảng số liệu tóm tắt về dữ liệu;
- Thống kê tóm tắt (dưới dạng các giá trị thống kê đơn nhất) mô tả dữ liệu.
Với đề tài nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của BIDV Hà Nam, tác giả sử dụng phương pháp thống kê dựa trên cơ sở các số liệu hiện có tại BIDV Hà Nam như các sổ sách, báo cáo hoạt động và một số thông tin, số liệu thu thập trên internet, sách báo và tạp chí; thực hiện phân tích, đánh giá và chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng tới thị phần HĐV, thị phần tín dụng, doanh thu dịch vụ, mạng lưới hoạt động, sản phẩm dịch vụ đang cung cấp tại thời điểm 31/12 trong giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2014.
Các tài liệu sau khi điều tra, thu thập được tiến hành chọn lọc, hệ thống hóa để tính toán các chỉ tiêu phù hợp cho đề tài. Các công cụ và kỹ thuật tính toán được xử lý trên chương trình Excel. Công cụ này được kết hợp với phương pháp phân tích chính được vận dụng là thống kê mô tả để phản ánh thực trạng về năng lực cạnh tranh tại BIDV Hà Nam trong những năm qua thông qua các số tuyệt đối, số tương đối được thể hiện thông qua các bảng biểu số liệu
2.2.2.2. Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp
Phương pháp phân tích được sử dụng để chia cái toàn thể hay một vấn đề phức tạp ra thành những bộ phận, những mặt, những yếu tố đơn giản hơn để nghiên cứu và làm sáng tỏ vấn đề. Trong phạm vi đề tài nghiên cứu, phương pháp này sử dụng để phân tích số liệu thông qua các ý kiến trả lời, các cuộc phỏng vấn, các thông tin từ các dữ liệu thứ cấp đã thu được về năng lực cạnh tranh của BIDV Hà Nam.
Phương pháp so sánh được sử dụng để xác định xu hướng, mức độ biến động của các chỉ tiêu phân tích. Để tiến hành được cần xác định số gốc để so sánh, xác định điều kiện để so sánh, mục tiêu để so sánh.
- Xác định số gốc để so sánh: Đề tài lấy gốc so sánh là chỉ tiêu ở kỳ trước để nghiên cứu sự biến động, tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu và lấy gốc là kế hoạch do ngân hàng đề ra để đánh giá mức độ hoàn thành kế hoạch của ngân hàng.
- Điều kiện để so sánh được các chỉ tiêu kinh tế: Phải thống nhất về nội dung kinh tế của chỉ tiêu; đảm bảo tính thống nhất về phương pháp tính các chỉ tiêu; đảm bảo tính thống nhất về đơn vị tính, các chỉ tiêu về cả số lượng, thời gian và giá trị.
- Mục tiêu so sánh: Nhằm xác định mức độ biến động tuyệt đối và mức độ biến động tương đối cùng xu hướng biến động của chỉ tiêu phân tích. Mức biến động tuyệt đối được xác định trên cơ sở so sánh trị số của chỉ tiêu giữa hai kỳ gồm kỳ phân tích và kỳ gốc. Mức độ biến động tương đối là kết quả so sánh giữa số thực tế với số gốc đã được điều chỉnh theo một hệ số của chỉ tiêu có liên quan theo hướng quy mô của chỉ tiêu phân tích.
Sau khi chỉ ra được thực trạng về năng lực cạnh tranh của BIDV Hà Nam thông qua các phương pháp nghiên cứu phù hợp, xác định rõ các điểm mạnh, điểm yếu, hạn chế và nguyên nhân của vấn đề, tác giả sẽ đề xuất các giải pháp phù hợp để nâng cao năng lực cạnh tranh của BIDV Hà Nam.
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
– CHI NHÁNH HÀ NAM 3.1. Tổng quan về BIDV Hà Nam
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của BIDV Hà Nam
BIDV Hà Nam là một đơn vị thành viên của BIDV, trước năm 1997 là chi điếm khu vực trực thuộc Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Nam Hà. Sau quyết định tái lập tỉnh Hà Nam năm 1997 của Quốc hội, Hội đồng quản trị BIDV quyết định thành lập Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nam, đặt trụ sở tại số 210 đường Lê Hoàn, phường Quang Trung, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam. Theo tiến trình cổ phần hóa của BIDV, từ tháng 5/2012, Chi nhánh đổi tên thành Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hà Nam và hoạt động theo hình thức Chi nhánh Ngân hàng TMCP.
Trong suốt quá trình 18 năm hoạt động, với vai trò của một Chi nhánh NHTM nhà nước, BIDV Hà Nam đã chủ động thực thi có hiệu quả các chỉ thị của Hội sở chính BIDV, của UBND tỉnh và NHNN Chi nhánh tỉnh Hà Nam, Chi nhánh liên tục hoàn thành các chỉ tiêu của Hội sở chính giao, trở thành một ngân hàng lớn có uy tín trên địa bàn trong và ngoài tỉnh, đóng góp không nhỏ cho sự ổn định và phát triển của kinh tế của địa phương. Ngoài việc cung cấp các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng truyền thống như: HĐV, cấp tín dụng, dịch vụ thanh toán… BIDV Hà Nam đã chuyển mình trở thành một Chi nhánh ngân hàng đa năng trên địa bàn thông qua việc cung ứng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại như: kinh doanh ngoại tệ, dịch vụ thẻ, ngân hàng điện tử…
3.1.2. Cơ cấu tổ chức
trí trình Tổng Giám đốc phê duyệt trên cơ sở mô hình Chi nhánh hỗn hợp theo tư vấn của Dự án hiện đại hoá ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2 của Ngân hàng thế giới. Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh được phân thành các khối, bao gồm 6 phòng giao dịch, 10 phòng ban trực thuộc và 01 tổ nghiệp vụ, cụ thể như sau:
- Khối Quan hệ khách hàng gồm: Phòng Khách hàng doanh nghiệp và Phòng Khách hàng cá nhân
- Khối Quản lý rủi ro gồm: Phòng Quản lý rủi ro. - Khối Tác nghiệp, gồm:
+ Phòng Quản trị tín dụng.
+ Phòng Giao dịch khách hàng doanh nghiệp và Phòng Giao dịch khách hàng cá nhân.
+ Phòng Quản lý và Dịch vụ kho quỹ. - Khối Quản lý nội bộ, gồm:
+ Phòng Kế hoạch - Tổng hợp, trong đó ghép sinh hoạt Tổ Điện toán + Phòng Tài chính - Kế toán;
+ Phòng Tổ chức - Hành chính;
- Khối trực thuộc, gồm: 06 Phòng Giao dịch:
+ 03 phòng giao dịch tại thành phố Phủ Lý: Trần Hưng Đạo, Lương Khánh Thiện, Lê Hồng Phong
+ Phòng giao dịch Thanh Liêm – Huyện Thanh Liêm + Phòng giao dịch Đồng Văn – Huyện Duy Tiên + Phòng giao dịch Vĩnh Trụ - Huyện Lý Nhân
Hình 3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của BIDV Hà Nam
Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính – BIDV Hà Nam
3.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Hà Nam giai đoạn 2012-2014
Khó khăn chung của nền kinh tế khiến hoạt động ngân hàng trong những năm gần đây phải đối mặt với nhiều thách thức, đặc biệt là tình trạng gia tăng nợ xấu và suy giảm hiệu quả hoạt động. Trong bối cảnh đó, BIDV nói chung và BIDV Hà Nam đã tích cực phát huy các thế mạnh sẵn có, linh hoạt, nhạy bén, chủ động nắm bắt các cơ hội kinh doanh, tiếp tục duy trì an toàn và hiệu quả hoạt động. Thông qua các hoạt động kinh doanh truyền thống bao gồm: HĐV, cấp tín dụng, cung ứng các dịch vụ thanh toán qua tài khoản đồng thời phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại, BIDV Hà Nam đã đạt được những kết quả tương đối tích cực. Dưới đây là một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh của BIDV Hà Nam giai đoạn 2012 – 2014.
BAN GIÁM ĐỐC Khối Quản lý khách hàng Phòng KHDN Phòng KHCN Khối Quản lý rủi ro Phòng QLRR Khối tác nghiệp Phòng QTTD Phòng GDKHDN Phòng GDKHCN Phòng Quản lý và dịch vụ Kho quỹ Khối quản lý nội bộ Phòng Tài chính kế toán Phòng Tổ chức- Hành chính Phòng Kế hoạch - Tổng hợp Tổ Điện toán Khối trực