Cung cấp các tài liệu đào tạo và khuyến nông bao gồm các báo cáo đào tạo và các bài học từ các chuyến đi thực tế

Một phần của tài liệu Thay thế phân bón hóa học N bằng chế phẩm vi sinh cố định đạm cho cây họ Đậu để tăng thu nhập cho nông dân và bảo vệ môi trường MS7 (Trang 25 - 54)

đào tạo và các bài học từ các chuyến đi thực tế

Sản xuất chế phẩm Các hội thảo đào tạo tại Trường Đại học Suranaree, Thailand

Mục tiêu của các đào tạo này (4-22/6/2007) là để tăng cường năng lực của các cán bộ

khoa học Việt nam để mà cải thiện công nghệ sản xuất chế phẩm tại Việt nam. Bản chất lý thuyết và thực hành của đào tạo này sẽ nhanh chóng áp dụng vào công nghệ tại Việt nam. Hoạt động chú trọng đến các bài giảng, đào tạo trong phòng thí nghiệm và thăm các cơ sở sản xuất tại Thái lan. Đào tạo này bao gồm các thông tin cơ bản về

rhizobia, công nghệ lên men bao gồm hệ thống lên men lớn và đơn vị sản xuất nhỏ

(MPU), nguồn dinh dưỡng cho rhizobia, các vi sinh vật vùng rễ (PGP) và kỹ thuật xác

định số lượng rhizobia và tạp nhiễm (xem chi tiết Phụ lục 2). Có 3 cán bộ nghiên cứu tham gia trong khoá học này.

Đào tạo thứ hai cho 4 cán bộ nghiên cứu của các viện tham gia dự án về công nghệ

sản xuất chế phẩm và QA tại trường Đại học Công nghệ Suranaree (Thailand), from 5–19 tháng 10/2008. Báo cáo chi tiết xem trong Phụ lục 3. Mục tiêu của đào tạo này là tăng cường kỹ năng của cán bộ nghiên cứu khoa học Việt nam để cải thiện công nghệ

sản xuấtvà quản lý chất lượng tại Việt nam. Đào tạo này chú trọng đến thực hành hơn là lý thuyết và bao gồm nhận diện các chủng rhizobium, sản xuất chế phẩm qui mô nhỏ và lớn và kiểm tra chất lượng sản phẩm. Học viên từ các viện chú trọng đến các vấn đề cần quan tâm riêng của mình. Nhận diện các chủng rhizobium thì vô cùng quan trọng ở tất cả các viện. Tính thuần chủng của chủng giống trên cả hai, agar và dung dịch có thể được xác định bởi hình thái khuẩn lạc, hình thái tế bào và kỹ thuật FA. Tuy nhiên, kỹ năng thuộc về vi sinh vật của mỗi người mà thực hiệm các test này thì rất quan trọng. Hầu hết các cán bộ tham gia cần thiết được đào tạo hơn nữa và tự họ

tích luỹ kinh nghiệm.

Hội thảo QA Workshop, IAS, Tp HCM

Hội thảo (26/2 – 9/3, 2007) có mục tiêu là trang bị cho cán bộ nghiên cứu của Việt nam và kỹ thuật viên với tổng kết đòi hỏi và qui trình thực hiện cho kiểm tra chất lượng chế phẩm nốt sần cho cây họ đậu, và để tăng cường kỹ năng sao cho chế phẩm này tại Việt nam được kiểm soát thường xuyên về chất lượng. Cho rằng hiểu biết rõ về

các chỉ tiêu của chất lượng sẽ cải thiện sản xuất chế phẩm và tăng sự sẵn có cũng như

sự áp dụng tại Việt nam. Các hướng dẫn thực hành đã được trình bày dựa trên chương trình kiểm tra chất lượng sử dụng bởi Sở Các Nghành Công nghiệp Cơ bản của NSW – Đơn vị Nghiên cứu Chế phẩm vi khuẩn nốt sần cho cây họđậu (ALIRU) tại Úc. Hội thảo chia ra làm hai học phần. Đầu tiên học viên được trang bị kinh nghiệm thực hành trong thực hiện kiểm tra chất lượng và thứ hai, thực hành kiểm tra chất lượng được thảo luận theo hướng phù hợp với điềui kiện của Việt nam.

Danh sách các cán bộ và 17 học viên chỉ trong Phụ lục 1. Hội thảo được thiết kế bởi cán bộ ALIRU và được trình bày bởi Elizabeth Hartley (ALIRU), Greg Gemell (ALIRU) và Rosalind Deaker (Đại học Sydney).

Mổi thành viên tham gia được nhận một tài liệu (workbook) và các ghi chú về tiến hành kiểm tra chất lượng sản phẩm:

Workbook: Hội thảo về Quản lý Chất lượng chế phẩm Vi khuẩn Nốt sần, 26th February – 9th March 2007, soạn thảo bởi E. Hartley, G. Gemell, J. Hartley (01/02/2007). 37 trang.

Tài liệu hướng dẫn thực hành: Hội thảo về Quản lý Chất lượng chế phẩm Vi khuẩn Nốt sần, 26th February – 9th March 2007, soạn thảo bởi E. Hartley, G. Gemell, J. Hartley (01/02/2007). 32 trang.

Chuyến đi nghiên cứu thực tế

Thực hiện bởi Trần Yên Thảo. Hoạt động chủ yếu là nghiên cứu về nhận diện các chủng rhizobium cho đậu tương và lạc. Các chủng có nguồn gốc từ Úc, Việt nam cũng như từ các nước khác; tham gia tổng kết chất lượng và quản lý chất lượng các chế

phẩm hiện nay tại Úc và chuẩn bị các tài liệu cho việc soạn thảo thực hành sản xuất và quản lý chất lượng để mà áp dụng tại Việt nam.

Nghiên cứu đã thực hiện tại Khoa Nông nghiệp, Thực phẩm và Nguồn Thiên nhiên, Trường Đại học Sydney, từ 20 đến 28 tháng 11 năm 2008 và từ 15 đến 20 tháng 11, tại

Đon vị Nghiên cứu Chế phẩm vi khuẩn Nốt sần (ALIRU), Công nghiệp Cơ bản NWS, Gosford.

Bộ các chủng vi khuẩn cố định đạm cho cây đậu tương và lạc bao gồm 34 chủng có nguồn gốc từ Úc, Mỹ, Achentina, Hàn Quốc và Việt nam đã được sử dụng trong quá trình nghiên cứu. Các chủng này đầu tiên được cấy ria trên môi trường YEM có bổ sung Cogo red trong vònh 7 ngày để xác định tính thuần chủng . Các chủng này sau đó được cấy chuyền trên môi trường YEM để giữ giống và thực hiện các nghiên cứu.

Trong nghiên cứu và sản xuất các chế phẩm vi sinh vật nói chung và chế phẩm vi sinh cố định đạm nói riêng, sự nhận diện các vi sinh vật đóng vai trò quan trọng. Trong quá trình cấy chuyền vi sinh vật rất nhiều khả năng vi sinh vật bị tạp nhiễm và có thể xảy ra quá trình thay đổi về di truyền dẫn đến sự thay đổi hoạt tính sinh học. Nhận diện các chủng bao gồm nhận diện về hình thái, nhận diện về bản chất di truyền của chủng. Các nhận diện về hình thái bao gồm: các đặc tính hình thái khuẩn lạc, hình thái tế bào. Các chủng (34 chủng) đã được xác định về hình thái khuẩn lạc trên môi trường YEM, tiến hành nhuộm Gram và quan sát hình thái tế bào thông qua kính hiển vi. Các chủng này cũng

được tiến hành PCR. Các bước bao gồm ly trích DNA, nhân PCR 16S rDNA, kiểm tra sản phẩm DNA trên gel agarose. Nghiên cứu này đang được tiếp tục với nội dung giải mã gien sử dụng bộ genome của Úc.

Than bùn là cơ chất được sử dụng nhiếu nhất trong sản xuất, ở dạng khử trùng và không khử trùng. Chế phẩm trên nền chất mang than bùn khử trùng vẫn được lựa chọn nhiều hơn bởi vì chúng có chứa số lượng tế bào sống trong chế phẩm nhiều hơn 100 lần so với chế phẩm trên nền than bùn không khử trùng. Số lượng tế bào đạt tới 109 tế bào/g. Tại Úc hầu hết các chế phẩm vi sinh cốđịnh đạm sử dụng chất mang than bùn khử trùng mặc dù đòi hỏi của thị trường có thay đổi (chế phẩm trên hạt, chế phẩm hạt áp dụng vào đất). Than bùn được khử trùng bằng tia gamma. Tuy nhiên phương pháp khử trùng này đắt tiền và có thể là một vấn đề cho các nhà sản xuất vừa và nhỏ tại Việt nam. Cần có khảo sát về

việc khử trùng bằng tia gamma, đặc biệt xem xét khía cạnh hiệu quả kinh tế. Nếu số

lượng tế bào ít ở thời điểm sản xuất thì số lượng tế bào sẽ giảm mạnh trong quá trình bảo quản do ảnh hưởng của các vi sinh vật tạp nhiễm. Các tính chất của than bùn tốt được chỉ

ra (xem chi tiết trong phụ lục 4) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chất lượng của chế phẩm vi sinh cố định đạm có thểđược định nghĩa bởi một phức hợp gồm nhiều yếu tố. Các yếu tốảnh hưởng đến chất lượng trên nền chất mang than bùn đã

được mô tả bởi Roughley và Pulsford (1982) và hình thành một nền tảng cho việc kiểm tra chất lượng được thực hiện bởi “Đơn vị Nghiên cứu vi sinh cốđịnh đạm cho cây họ đậu của Úc” (ALIRU). Chúng bao gồm:

- Số lượng rhizobium - Hiệu quả cốđịnh đạm - Ẩm độ

Tiêu chuẩn của Úc được xây dựng trên cơ sở số lượng tế bào sống được nhiễm lên trên hạt. Trong thực tế áp dụng thì số lượng được diễn đạt số lượng rhizobium/g sản phẩm và do đó liều lượng nhiễm cần phải được xem xét khi tiêu chuẩn được tính toán. Tiêu chuẩn 109 tế bào/g than bùn được tính toán dựa trên tiêu chuấn 108 tế bào/g ở lúc bán. Tiêu chuẩn ở lúc bán thì được tính toán sao cho tối thiểu có 300 tế bào/hạt (Roughley 1964; Date 1970). Năm 1964 Roughley đề xuất tăng tiêu chuẩn từ 100 lên 300 tế bào/hạt. Sau

đó thì tiêu chuẩn tăng lên 1000 tế bào/hạt. Sự thay đổi này do công nghệ sản xuất được cải thiện dần lên.

Tiêu chuẩn thì thông thường được thiết lập dựa trên 2 khả năng: lý thuyết và thực tế áp dụng. Tiêu chuẩn hiện tại của chế phẩm tại Úc được trình bày trong bảng 1 (xem chi tiết phụ lục 5)

Các chế phẩm đã được thu thập tại nơi phân phối hàng và số lượng rhizobium được xác

định bở ALIRU. Số lượng vi sinh vật tạp nhiễm thì có mặt trong tất cả các nhóm và tỷ lệ

nhiễm ở các đợt sản xuất thay đổi trong khoảng 9.8% - 26.3%. Điều này chỉ ra rằng tạp nhiễm xảy ra ngay cả khi trộn sinh khối với than bùn hoặc là có vi sinh vật tạp nhiễm trong than bùn sau khi khử trùng. Tỷ lệ chế phẩm không đạt chất lượng thì nhỏ hơn nhiều tỷ lệ này. Khi so sánh các số liệu này với các số liệu đã được kiểm tra khi xuất xưởng thì có sự khác biệt. Sự khác biệt này là do bảo quản. Nhiệt độ bảo quản ở các mẫu này khác nhau, có nơi trong phòng lạnh nhưng có nơi ở nhiệt độ thường. Điều này chứng tỏ điều kiện bảo quản là một vấn đề chính để bảo đảm chất lượng sản phẩm. Một số mẫu thì đã hết hạn sử dụng và những mẫu này không đật tiêu chuẩn.

Tiêu chuẩn quốc gia hiện tại là tối thiểu 106 rhizobium/g ở lúc hết hạn sử dụng. Tuy nhiên nhiều mẫu không đạt mức này. Chất lượng chế phẩm phụ thuộc rất nhiều vào ẩm

độ sản phẩm và do đó yếu tố môi trường rất quan trọng. Một trong những lợi điểm quan trọng nhất của chế phẩm đông khô là không có vi khuẩn tạp nhiễm trong sản phẩm bên cạnh thời gian bảo quản dài. Các sản phẩm đông khô của Úc có thời gian bảo quản đến 1.8 năm đối với fafa bean.

Một trong những kết quả giá trị nhất của dự án này là xác định được hai chủng vi sinh cố định đạm cho đậu tương và lạc để áp dụng vào sản xuất chế phẩm tại Việt nam. Tuy nhiên công nghệ sản xuất cần được cải thiện. Cho đến nay thì sản xuất chế phẩm tại Việt nam phụ thuộc vào các viện nghiên cứu, chất lượng hiện tại thay đổi 104-109 cfu/g, tỷ lệ

mẫu đạt số lượng cao là ít. Chất lượng chế phẩm thay đổi rất lớn phụ thuộc vào chất lượng than bùn sử dụng, ẩm độ và mức độ vô trùng của than bùn. Chất lượng cũng phụ

thuộc vào trình độ sản xuất giữa các viện nghiên cứu. Trong tương lai gần chúng ta cần chọn lọc nguồn than bùn ổn định cho sản xuất, xác định chếđộ khử trùng than bùn và xác

định chế độ bảo quản sản phẩm trong khi cung cấp. Vấn đề xác định tiêu chuẩn cho sản xuất hết sức quan trọng, điều này bảo đảm chất lượng sản phẩm cho người nônmg dân. Tiêu chuẩn cần được ban hành bởi chính phủ trong khi sự kiểm tra chất lượng cần áp dụng mô hình của Úc nghĩa là một đơn vịđộc lập thực hiện.

Bài học từ chuyến đi này về sản xuất và chất lượng sản phẩm cùng với các nghiên cứu của dự án là nền tảng cơ bản của soạn thảo qui trình thực hành sản xuất chế phẩm, đề

xuất tiêu chuẩn quốc gia về chế phẩm vi khuẩn nốt sần cùng với qui trình thực hiện kiểm tra chất lượng sản phẩm tại Việt nam.

PHỤ LỤC 1

Báo cáo Hi tho Tp hun Qun lý Cht lượng Chế phm Vi sinh C

định đạm cho Cây h đậu, t chc ti Vin Khoa hc K thut Nông

nghip Min Nam, Tp H Chí Minh (26/2 – 9/3/2007)

1. Giới thiệu và mục tiêu của hội thảo

Hội thảo tập huấn về quản lý chất lượng sản phẩm vi sinh cố định đạm là một phần của dự án AusAID CARD số 013/06VIE ‘Thay thế phân N hóa học bằng chế phẩm vi sinh cố định đạm cho cây họ đậu tại Việt nam để tăng lợi nhuận cho nông dân và cải thiện môi trường’. Hội thảo được xây dựng để cung cấp cho các học viên cơ bản về các đòi hỏi và các bước tiến hành để qủan lý chất lượng chế phẩm vi sinh cố định đạm cho cây họ đậu. Mục tiêu của hội thảo là để tăng cường kỹ năng của các nghiên cứu viên Việt nam tạo điều kiện cho họ có thể tiến hành công việc quản lý chất lượng. Hiểu biết về các chỉ tiêu chất lượng có thể góp phần cải tiến kỹ thuật sản xuất chế phẩm và tăng sản lượng và áp dụng chế phẩm vi sinh cố định đạm chất lượng cao tại Việt nam. Qui trình quản lý chất lượng trình bày tại hội thảo dựa vào chương trình quản lý chất lượng tại Úc, được áp dụng bởi Australian Legume Inoculant Research Unit (ALIRU). Hội thảo chia làm hai phần. Đầu tiên các học viên học về kinh nghiệm trong quản lý chất lượng của Úc và sau đó qui trình quản lý chất lượng được thảo luận để ứng dụng sao cho phù hợp với điều kiện VN.

2. Nhân sự và học viên

Danh sách nhân sự và học viên được đính kèm trong phụ lục 1. Hội thảo tập huấn này

được sọan thảo bởi tập thể ALIRU và được trình bày bởi Elizabeth Hartley, Greg Gemell (ALIRU) và Rosalind Deaker (Đại học of Sydney). Chủ nhiệm dự án phía Việt nam tổ

chức hội thảo và lựa chọn các học viên.

Học viên được lựa chọn đại diện cho tất cả các viện và các công ty sản xuất tham gia trong dự án 013/06VIE. Tất cả các học viên đều có kinh nghiệm về thực hành vi sinh vật tổng quát. Tuy nhiên không phải tất cả các thành viên đều có thể tham gia trọn khóa đào tạo trong 2 tuần, 13 học viên từ OPI, IAS, CTU, SFI và công ty Fitohoocmon đã tham gia trọn khóa học. Hai học viên của công ty Humix chỉ tham gia được một phần khóa học. Một người tham gia được một tuần hội thảo, và một người kia thì học đến tuần thứ hai do công việc gấp của họở công ty đòi hỏi họ phải trở về với công việc ở thời điểm đó. Một học viên của IAS có công việc ởđồng ruộng trong tuần thứ hai của hội thảo và công ty Phân bón Củ Chi không tham dự trong hội thảo. Các học viên đã được trao giấy chứng nhận hòan tất hội thảo tập huấn bởi ALIRU.

Bài giảng (lịch hội thảo được đính kèm) và tài liệu thực hành đã được sọan thảo và in thành nhiều bản nhưng không thể gởi bằng điện tử do dữ liệu quá lớn. Hội thảo đã bắt

đầu vào ngày thứ hai, 26 tháng 2 với một bài trình bày giới thiệu và phần thảo luận về định nghĩa kiểm tra và quản lý chất lượng sản phẩm liên quan đến chế phẩm vi sinh cố định đạm cho cây họđậu. Kiểm tra chất lượng sản phẩm tại Úc đã được trình bày với các tham khảo về xây dựng các tiêu chuẩn, sự quan trọng của số lượng rhizobia sống và có hiệu quả trong sản phẩm, số lượng thấp các vi sinh vật tạp nhiễm, tầm quan trọng của chất lượng tha bùn và các điều kiện (khả năng giữ nước). Các học viên đã thảo luận một các tích cực về các chỉ tiêu chất lượng của chế phẩm vi sinh cốđịnh đạm và sựđối đáp của họđã chứng tỏ sự hiểu biết nhiều về các vấn đề này. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đối với phần thực hành, các học viên đã được chia thành 3 nhóm, mỗi nhóm có một trưởng nhóm. Trong tài liệu thực hành trình bày các họat động cho mỗi ngày thực hành và bao gồm một danh sách đối chiếu các họat động được tóm tắt ở cuối mỗi ngày. Tại mỗi chuyên đề khác nhau các học viên được ỵêu cầu tham khảo tài liệu về các tiến hành chi tiết. Các kinh nghiệm, cách tiến hành thêm vào cũng được giải thích thêm bởi các trưởng nhóm và đã dành thời gian để thảo luận nhiều vấn đề liên quan khác nhau. Hầu hết

Một phần của tài liệu Thay thế phân bón hóa học N bằng chế phẩm vi sinh cố định đạm cho cây họ Đậu để tăng thu nhập cho nông dân và bảo vệ môi trường MS7 (Trang 25 - 54)