Mục tiêu, sứ mạng phát triển của EVNNPT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạch định chiến lược phát triển cho tổng công ty truyền tải điện quốc gia đến năm 2025 001 (Trang 109 - 113)

CHƢƠNG 4 : MỘT SỐ ĐỀ XUẤT

4.1. Mục tiêu, sứ mạng và định hƣớng phát triển của EVNNPT

4.1.2. Mục tiêu, sứ mạng phát triển của EVNNPT

Sứ mạng của EVNNPT cũng giống sứ mạng của EVN là truyền tải điện luôn phải đi trƣớc một bƣớc, hỗ trợ đắc lực cho các ngành kinh tế trong nuớc phát trriển và đảm bảo an sinh xã hội.

Tầm nhìn của EVNNPT năm 2025: Vƣơn lên hàng đầu Châu Á trong dịch vụ truyền tải điện.

Giá trị cốt lõi, khẩu hiệu hành động của EVNNPT (Giá trị cốt lõi: 5 T

(Nguồn: Sổ tay văn hoá doanh nghiệp- EVNNPT-2016). Tuân thủ: Theo các quy định của pháp luật, EVN; Tận tâm: Mẫn cán tận tâm trung thành với lợi ích và mục tiêu của EVNNPT; Trách nhiệm: Sẵn sàng chấp nhận mọi mệnh lệnh của cấp trên giao phó; Tôn trọng: Tôn trọng bản thân đồng nghiệp và xã hội; Tin tƣởng: Tin tƣởng vào tƣơng lai phát triển của EVNNPT. Khẩu hiệu hành động: EVNNPT truyền niềm tin.

Các cam kết của EVNNPT: Đảm bảo hoàn thành mọi nhiệm vụ Đảng, Nhà nƣớc, Chính phủ và EVN giao phó. Đảm bảo truyền tải điện an toàn, ổn định và liên tục giữ vững an ninh năng lƣợng.

Sử dụng các công nghệ tiên tiến, thân thiện môi trƣờng và không gây ô nhiễm.

4.1.3. Mục tiêu, định hƣớng của EVNNPT 4.1.3.1. Mục tiêu của EVNNPT

a. Mục tiêu chiến lƣợc của EVNNPT đƣợc xác định nhƣ sau

- Đảm bảo vận hành hệ thống truyền tải điện an toàn, liên tục và ổn định. - Xây dựng hệ thống truyền tải điện quốc gia hiện đại.

- Xây dựng mô hình tổ chức quản trị chuyên nghiệp hƣớng đến hiệu quả cao. - Đầu tƣ và phát triển lƣới điện thông minh (Smart Grid).

- Cán bộ và nhân viên tin tƣởng vào EVNNPT.

- Kinh doanh có lãi, bảo toàn và phát triển vốn nhà nƣớc, hoàn thành các nhiệm vụ Nhà nƣớc giao, trong đó có chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn nhà nƣớc.

- Giảm suất sự cố cũng nhƣ giảm tỷ lệ tổn thất điện năng.

Lƣới điện truyền tải đầu tƣ đạt tiêu chí vận hành N-1 cho các thiết bị chính và đáp ứng các tiêu chuẩn chất lƣợng quy định tại Quy định lƣới điện truyền tải.

Phát triển lƣới điện phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật của các nƣớc trong khu vực, bảo đảm kết nối, hòa đồng bộ hệ thống điện Việt Nam với hệ thống điện các nƣớc trong khu vực.

Lƣới điện truyền tải phải có dự trữ, đơn giản, linh hoạt, bảo đảm chất lƣợng điện năng (điện áp, tần số) cung cấp cho phụ tải.

Lựa chọn cấp điện áp truyền tải hợp lý trên cơ sở công suất truyền tải và khoảng cách truyền tải.

b. Mục tiêu cụ thể và ngắn hạn trong từng giai đoạn sắp tới

Sản lƣợng điện truyền tải năm 2020 khoảng 330 - 362 tỷ kWh; Năm 2030 khoảng 695 - 834 tỷ kWh.

Lƣới truyền tải có kế hoạch phát triển tƣơng ứng với dự kiến năm 2020 dung lƣợng TBA 500 kV trên 55.000 MVA, TBA 220 kV trên 90.000 MVA; Tổng chiều dài ĐZ 500 kV là 7.700 km, ĐZ 220 kV là 17.000 km. Đến năm 2030 dung lƣợng TBA 500 kV là 83.500 MVA, TBA 220 kV là 176.000 MVA; Từ năm 2021-2030 xây dựng thêm khoảng 3.000 km ĐZ 500 kV và 5.100 km ĐZ 220 kV.

Bảng 4.1. Khối lƣợng lƣới điện truyền tải dự kiến xây dựng theo từng giai đoạn Hạng mục Đơn vị 2011 - 2015 2016 - 2020 2021 - 2025 2026 - 2030 TBA 500 kV MVA 17.100 26.750 24.400 20.400 TBA 220 kV MVA 35.863 39.063 42.775 53.250 ĐZ 500 kV km 3.833 4.539 2.234 2.724 ĐZ 220 kV km 10.637 5.305 5.552 5.020

(Nguồn: Quy hoạch điện VII. Bộ Công thương-năm 2016)

4.1.3.2. Định hƣớng của EVNNPT a. Định hƣớng phát triển

Phát triển lƣới điện truyền tải đồng bộ với tiến độ đƣa vào vận hành các nhà máy điện để đạt đƣợc hiệu quả đầu tƣ chung của toàn hệ thống.

Phát triển lƣới điện truyền tải phù hợp với chiến lƣợc phát triển ngành, quy hoạch phát triển điện lực và các quy hoạch khác của địa phƣơng.

Phát triển lƣới 220 kV và 500 kV nhằm nâng cao độ tin cậy cung cấp điện, giảm tổn thất điện năng, bảo đảm huy động thuận lợi các nguồn điện trong mùa mƣa, mùa khô, huy động nguồn điện trong mọi chế độ vận hành của thị trƣờng điện. Phát triển lƣới 220 kV hoàn thiện mạng lƣới điện khu vực nhằm nâng cao độ ổn định, tin cậy cung cấp điện, giảm thiểu tổn thất điện năng.

Phát triển ĐZ truyền tải điện có dự phòng cho phát triển lâu dài trong tƣơng lai, sử dụng cột nhiều mạch, nhiều cấp điện áp đi chung một hàng cột để giảm diện tích chiếm đất. Đối với thành phố, trung tâm phụ tải lớn, sơ đồ lƣới điện phải có độ dự trữ và tính linh hoạt cao hơn; Thực hiện việc hiện đại hóa, từng bƣớc ngầm hóa lƣới điện tại các thành phố, thị xã, hạn chế tác động xấu đến cảnh quan, môi trƣờng.

Từng bƣớc hiện đại hóa lƣới điện, cải tạo, nâng cấp thiết bị đóng cắt, bảo vệ, tự động hóa của lƣới điện; Nghiên cứu sử dụng các thiết bị FACTS, SVC, HVDC để nâng cao giới hạn truyền tải; Từng bƣớc hiện đại hóa hệ thống điều khiển.

Nghiên cứu triển khai áp dụng công nghệ lƣới điện thông minh– “Smart Grid”, tạo sự tƣơng tác giữa hộ sử dụng điện, thiết bị sử dụng điện với lƣới cung cấp để khai thác hiệu quả nhất khả năng cung cấp nhằm giảm chi phí trong phát triển lƣới điện và nâng cao độ an toàn cung cấp điện.

Quy hoạch phát triển lƣới điện truyền tải siêu cao áp: Điện áp 500 kV là cấp điện áp truyền tải siêu cao áp chủ yếu của Việt Nam. Nghiên cứu khả năng xây dựng cấp điện áp 750 kV, 1000 kV hoặc điện một chiều giai đoạn sau năm 2020.

Lƣới điện 500 kV sử dụng để truyền tải công suất từ các nhà máy điện lớn đến các trung tâm phụ tải lớn trong từng khu vực và thực hiện nhiệm vụ trao đổi điện năng giữa các vùng, miền để bảo đảm vận hành tối ƣu hệ thống điện.

Quy hoạch phát triển lƣới điện truyền tải 220 kV:

Các TBA xây dựng với quy mô từ 2 đến 3 MBA; Phát triển TBA có 4 MBA và TBA GIS, TBA ngầm tại các thành phố lớn.

Các ĐZ xây dựng mới tối thiểu là mạch kép; ĐZ từ các nguồn điện lớn, các TBA 500/220 kV thiết kế tối thiểu mạch kép sử dụng dây dẫn phân pha.

Lƣới điện truyền tải phải có dự trữ, đơn giản, linh hoạt, bảo đảm chất lƣợng điện năng (điện áp, tần số) cung cấp cho phụ tải. Lựa chọn cấp điện áp truyền tải hợp lý trên cơ sở công suất truyền tải và khoảng cách truyền tải.

b. Nhiệm vụ trọng tâm của EVNNPT

Nhiệm vụ trọng tâm của EVNNPT là xây dựng hệ thống truyền tải điện đồng bộ hiện đại đảm bảo lƣới truyền tải điện Quốc gia vận hành an toàn và liên tục.

Sử dụng hợp lý và hiệu quả các nguồn lực, sản xuất kinh doanh có lãi, bảo toàn và phát triển nguồn vốn, tích lũy đầu tƣ phát triển.

Xây dựng mô hình tổ chức, quản trị chuyên nghiệp, hiệu quả cao. Xây dựng và thực hiện văn hóa doanh nghiệp; Không ngừng cải thiện điều kiện và môi trƣờng

c. Các giải pháp cơ bản của EVNNPT

- Nhóm giải pháp hƣớng tới đảm bảo vận hành an toàn lƣới điện, đầu tƣ nâng cao chất lƣợng lƣới điện, tăng năng suất lao động, giảm chi phí truyền tải;

- Nhóm giải pháp hƣớng tới cân bằng tài chính trong phát triển; - Nhóm giải pháp ƣu tiên phát triển khoa học công nghệ;

- Nhóm giải pháp phát triển nguồn nhân lực.

d. Các chỉ tiêu cơ bản của EVNNPT

Đảm bảo truyền tải điện với mức tăng trƣởng bình quân 10,5 % đến 11 %/ năm, tƣơng ứng sản lƣợng điện truyền tải đến năm 2025 dự kiến đạt 250 tỷ kWh.

Phấn đấu giảm tỷ lệ tổn thất điện năng xuống dƣới 2 %. Phấn đấu hạn chế tối đa sự cố chủ quan, hàng năm giảm suất sự cố từ 3 % đến 5 % so với năm trƣớc.

Đầu tƣ xây dựng hệ thống truyền tải điện quốc gia theo quy hoạch điện VI, QHĐ VII, QH Đ VII điều chỉnh. Kế hoạch đầu tƣ hàng năm với giá trị trên 100 nghìn tỷ đồng. Huy động đủ vốn cho đầu tƣ xây dựng đến năm 2025. Sản xuất kinh doanh có lãi, phấn đấu tỷ suất lợi nhuận đạt trên 3 % vốn chủ sở hữu.

Năng suất lao động tăng bình quân hàng năm từ 5-7 %.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạch định chiến lược phát triển cho tổng công ty truyền tải điện quốc gia đến năm 2025 001 (Trang 109 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)