1.2. Những vấn đề cơ bản về quản lý nhà nƣớc đối với doanh nghiệp trên
1.2.2. Công tác quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp
1.2.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp
Quản lý là sự tác động của chủ thể quản lý lên đối tƣợng quản lý nhằm đạt đƣợc mục tiêu quản lý. Việc tác động theo cách nào còn tùy thuộc vào các góc độ khoa học khác nhau, các lĩnh vực khác nhau cũng nhƣ cách tiếp cận của ngƣời nghiên cứu.
Quản lý nhà nƣớc là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực Nhà nƣớc đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con ngƣời
để duy trì và phát triển các mối quan hệ xã hội và trật tự pháp luật nhằm thực hiện những chức năng và nhiệm vụ của Nhà nƣớc trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa (XHCN).
Nhƣ vậy, quản lý nhà nƣớc là hoạt động mang tính chất quyền lực nhà nƣớc, đƣợc sử dụng quyền lực Nhà nƣớc để điều chỉnh các quan hệ xã hội. Quản lý nhà nƣớc đƣợc xem là một hoạt động chức năng của nhà nƣớc trong quản lý xã hội và có thể xem là hoạt động chức năng đặc biệt. Quản lý nhà nƣớc đƣợc hiểu theo hai nghĩa.
- Theo nghĩa rộng: Quản lý nhà nƣớc là toàn bộ hoạt động của bộ máy nhà nƣớc, từ hoạt động lập pháp, hoạt động hành pháp, đến hoạt động tƣ pháp.
- Theo nghĩa hẹp: Quản lý nhà nƣớc chỉ bao gồm hoạt động hành pháp. Quản lý nhà nƣớc đƣợc đề cập trong luận văn này là khái niệm quản lý nhà nƣớc theo nghĩa rộng; quản lý nhà nƣớc bao gồm toàn bộ các hoạt động từ ban hành các văn bản luật, các văn bản mang tính luật đến việc chỉ đạo trực tiếp hoạt động của đối tƣợng bị quản lý và vấn đề tƣ pháp đối với đối tƣợng quản lý cần thiết của Nhà nƣớc. Hoạt động quản lý nhà nƣớc chủ yếu và trƣớc hết đƣợc thực hiện bởi tất cả các cơ quan nhà nƣớc, song có thể các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể quần chúng và nhân dân trực tiếp thực hiện nếu đƣợc nhà nƣớc uỷ quyền, trao quyền thực hiện chức năng của nhà nƣớc theo quy định của pháp luật.
Quản lý nhà nƣớc là sự tác động của Nhà nƣớc vào toàn bộ hoạt động của nền kinh tế quốc dân nói chung, và của doanh nghiệp nói riêng bằng hệ thống luật pháp, chính sách tổ chức, các chế tài về kinh tế - tài chính và các công cụ quản lý để thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc đối với nền kinh tế, nhằm thúc đẩy nền kinh tế tăng trƣởng, ổn định tình hình chính trị - xã hội của đất
nƣớc. Điều đó nói lên tầm quan trọng của hoạt động quản lý nhà nƣớc đối với nền kinh tế nói chung và đối với doanh nghiệp nói riêng.
Nhƣ vậy, có thể hiểu: Quản lý nhà nƣớc đối với doanh nghiệp là sự tác động có chủ đích, có tổ chức và bằng pháp quyền của Nhà nƣớc và thông qua một hệ thống các chính sách kinh tế với các công cụ kinh tế lên hệ thống các doanh nghiệp trong nền kinh tế quốc dân nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực phát triển kinh tế, để đạt đƣợc các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc.
Sự tác động có chủ đích, có tổ chức và bằng pháp quyền của Nhà nƣớc đối với doanh nghiệp đƣợc thể hiện thông qua các bƣớc sau:
Bƣớc 1: Hoạch định chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch, cơ chế chính sách phát triển doanh nghiệp.
Bƣớc 2: Tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật có liên quan đến công tác quản lý nhà nƣớc đối với doanh nghiệp; xây dựng quy chế phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong việc quản lý doanh nghiệp.
Bƣớc 3: Khuyến khích, hỗ trợ tạo môi trƣờng hoạt động cho doanh nghiệp. Bƣớc 4: Tiến hành kiểm tra, thanh tra, hậu kiểm, giám sát và xử lý vi phạm đối với doanh nghiệp.
1.2.2.2. Sự cần thiết khách quan của công tác quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp
Trong nền kinh tế nói chung, nhu cầu bản thân các doanh nghiệp đòi hỏi phải có sự quản lý của Nhà nƣớc. Quá trình sản xuất kinh doanh làm nảy sinh mối quan hệ giữa các doanh nghiệp với nhau. Các doanh nghiệp đều có lợi ích riêng của mình và họ luôn tìm mọi cách để tối đa hoá lợi ích đó. Họ có thể thấy rõ hoặc không thấy rõ để đạt đƣợc mục đích của mình thì họ đã vi phạm đến lợi ích của ngƣời khác. Từ đó tất yếu nảy sinh ra hiện tƣợng: lợi ích của cá nhân hay bộ phận này tăng lên làm thiệt hại đến lợi ích của cá nhân khác
xét trên phạm vi tổng thể nền kinh tế quốc dân. Biểu hiện về mặt xã hội của xu hƣớng này là các hoạt động kinh tế chồng chéo cản trở nhau, sự phân bố nguồn lực không hợp lý, các vấn đề chính trị xã hội phát sinh. Bởi vậy phải có một ngƣời đứng ra làm trung gian giải quyết, cân bằng mối quan hệ giữa các doanh nghiệp với nhau.
Trong nền kinh tế thị trƣờng, các doanh nghiệp đóng vai trò quyết định nền kinh tế, góp phần tạo ra tích luỹ, sự phát triển của doanh nghiệp thể hiện sự phát triển của quan hệ sản xuất, doanh nghiệp đầu tƣ nguồn vốn, lao động, áp dụng khoa học công nghệ để tạo ra năng suất chất lƣợng sản phẩm ngày càng cao, giá thành hạ đáp ứng cho nhu cầu của xã hội.
Để tiến hành sản xuất kinh doanh có hiệu quả, các doanh nhân phải giải quyết hàng loạt các vấn đề, trong đó có những vần đề mà từng doanh nhân riêng biệt không đủ khả năng giải quyết. Nhà nƣớc bằng hoạt động của mình giúp các doanh nhân giải quyết các vấn đề sản xuất kinh doanh tầm vĩ mô, tìm ra những nhu cầu của họ để đáp ứng. Tuy nhu cầu đƣợc đặt ra có thể rất đa dạng, song suy cho cùng, đó là các vấn đề thuộc về ý chí, tri thức, vốn liếng, phƣơng hƣớng chính có liên quan đến kinh tế.
Các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh tham gia vào môi trƣờng cạnh tranh. Cạnh tranh là động lực thúc đẩy sản xuất, thúc đẩy tăng năng suất lao động và tăng hiệu quả sản xuất. Nền kinh tế hàng hoá vận động theo cơ chế thị trƣờng không thể tách rời môi trƣờng chính trị - xã hội. Nếu môi trƣờng chính trị không ổn định, thƣờng xuyên có các xung đột giữa các tầng lớp, giai cấp trong xã hội, các quan hệ buôn bán trên thị trƣờng không lành mạnh mang tính chất lừa đảo thì cơ chế thị trƣờng sẽ không phát huy tác dụng. Từ đó dẫn đến các sai lệch và những khuyết tật của cơ chế thị trƣờng khó có thể khắc phục đƣợc và làm cho xã hội chậm phát triển.
Bởi vậy, đòi hỏi phải có vai trò quản lý của Nhà nƣớc, một doanh nghiệp dù có lớn đến đâu cũng không thể thay thế đƣợc vai trò đó. Trong hoạt động thực tế của doanh nghiệp có rất nhiều vấn đề nảy sinh nhƣ cơ sở hạ tầng, môi trƣờng… mà bản thân doanh nghiệp cũng không thể giải quyết đƣợc. Mặt khác, các doanh nghiệp luôn tối đa hoá lợi nhuận làm cạn kiệt tài nguyên môi trƣờng, do đó, cũng cần phải có sự quản lý của Nhà nƣớc.
1.2.2.3. Tính chất, đặc điểm của quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp * Tính chất của quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp
Trong mối quan hệ quản lý, tiếp cận nghiên cứu từ phía Nhà nƣớc trong việc quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động của các doanh nghiệp, phải đƣợc thể hiện đồng thời 2 tính chất đó là: Vừa thực hiện quyền lực Nhà nƣớc trong giám sát, kiểm tra doanh nghiệp; vừa phải phục vụ cho hoạt động của doanh nghiệp.
- Quản lý mang tính quyền lực nhà nƣớc: Quản lý nhà nƣớc là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh của các chủ thể mang quyền lực nhà nƣớc, đƣợc thực hiện bằng bộ máy công cụ đồng bộ trong gắn kết phối hợp của nhà nƣớc. Các chủ thể quản lý mang quyền lực nhà nƣớc, nói gọn là các cơ quan quản lý nhà nƣớc, phải thực hiện hoạt động quản lý nhà nƣớc bằng quyền lực công cụ và bộ máy của nhà nƣớc.
- Quản lý nhà nƣớc phải phục vụ cho hoạt động của doanh nghiệp: Tôn trọng quy luật hoạt động của thị trƣờng; chức năng quản lý của nhà nƣớc chỉ là tạo môi trƣờng pháp lý, hƣớng dẫn, điều tiết và xử lý các vi phạm, chứ không làm thay chức năng kinh doanh của doanh nghiệp; tôn trọng và tạo điều kiện cho khả năng tự điều chỉnh của thị trƣờng; phát huy cơ chế tự kiểm tra giữa các chủ thể trong khi giao dịch và cơ chế tự kiểm soát của chính bản thân doanh nghiệp; trong quản lý, hỗ trợ doanh nghiệp, tìm cách tháo gỡ khó khăn là nhiệm vụ chính, chế tài chỉ là bất đắc dĩ; công chức nhà nƣớc phải sâu sát cơ sở sản xuất và thị trƣờng kinh doanh, chịu khó tiếp thu ý kiến, kịp thời
nghiên cứu, nhanh chóng đề xuất với nhà nƣớc để ban hành kịp thời các cơ chế chính sách phù hợp với sự vận động của cơ chế thị trƣờng. (Trần Tiến Cƣờng, 2005)
* Đặc điểm của quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp
Một là, quản lý nhà nƣớc đối với doanh nghiệp phải phù hợp với thể
chế kinh tế thị trƣờng, lấy cơ chế thị trƣờng làm nền tảng để định hƣớng cho việc áp dụng các công cụ quản lý.
Hai là, việc quản lý nhà nƣớc đối với doanh nghiệp đƣợc tiến hành theo
các phƣơng pháp và với những công cụ khác với phƣơng pháp và công cụ quản lý ở giai đoạn trƣớc đó, pháp chế XHCN trong quản lý nhà nƣớc đối với kinh tế đƣợc tăng cƣờng.
Ba là, khi nƣớc ta đã trở thành thành viên của nhiều tổ chức quốc tế
(ASEAN, APEC, WTO …), thì chức năng chính của quản lý nhà nƣớc đối với doanh nghiệp là định hƣớng về mặt chiến lƣợc cho sự phát triển của các doanh nghiệp đƣợc thực hiện gián tiếp qua các công cụ chính sách kinh tế vĩ mô, công cụ pháp luật; hình thành môi trƣờng hoạt động cho các doanh nghiệp mà cơ bản là môi trƣờng pháp lý và thể chế; hỗ trợ và điều tiết hoạt động của các doanh nghiệp bằng các công cụ kinh tế vĩ mô; kiểm tra giám sát sự tuân thủ pháp luật của các doanh nghiệp; tham gia khắc phục những khuyết tật của thị trƣờng. Nhà nƣớc phải đặc biệt coi trọng và thực hiện tốt chức năng hỗ trợ công dân lập thân, lập nghiệp về kinh tế, coi đó là một trong những nét đặc thù của sự đổi mới chức năng quản lý nhà nƣớc về kinh tế so với trƣớc thời kỳ đổi mới. (Trần Tiến Cƣờng, 2005)
1.2.2.4. Bộ máy quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp
* Hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước và thực thi pháp luật về doanh nghiệp
Công cụ quản lý nhà nƣớc đối với doanh nghiệp chủ yếu là hệ thống pháp luật, bộ máy quản lý nhà nƣớc dần thích nghi với những yêu cầu đổi mới mục tiêu và nội dung quản lý nhà nƣớc đối với doanh nghiệp. Cơ chế vận hành của các cơ quan quản lý nhà nƣớc đã có nhiều thay đổi, từng bƣớc hoàn thiện theo yêu cầu của đối tƣợng quản lý và vì sự phát triển của doanh nghiệp.
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý nhà nƣớc đối với doanh nghiệp đƣợc quy định tƣơng đối rõ ràng. Cụ thể:
- Quốc hội ban hành và sửa đổi các luật liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp, Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân các cấp xét xử và kiểm soát việc tuân thủ pháp luật của các doanh nghiệp cũng nhƣ cơ quan quản lý nhà nƣớc. Chính phủ thống nhất thực hiện các chức năng quản lý hành chính nhà nƣớc trên cơ sở phân công, phân cấp quản lý. Chính phủ trực tiếp ban hành các Nghị định và chính sách cụ thể liên quan đến doanh nghiệp.
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc đối với doanh nghiệp trong phạm vi ngành, lĩnh vực thuộc chức năng, nhiệm vụ của mình, ban hành các văn bản hƣớng dẫn quy phạm pháp luật theo thẩm quyền.
- UBND cấp tỉnh và các cơ quan chuyên môn của tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc đối với doanh nghiệp ở địa phƣơng, tổ chức thực hiện quản lý nhà nƣớc đối với doanh nghiệp theo ngành, lĩnh vực trên địa bàn theo thẩm quyền.
- UBND cấp huyện thực hiện quản lý nhà nƣớc đối với doanh nghiệp trên địa bàn theo thẩm quyền phân cấp hành chính và từng lĩnh vực cụ thể có liên quan.
Nhƣ vậy, trong lĩnh vực quản lý hành chính, UBND các cấp, các cơ quan chuyên môn của tỉnh là cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc có quan hệ trực tiếp hàng ngày đối với mọi loại hình doanh nghiệp.
Quốc hội Chính phủ Thủ tƣớng Chính phủ UBND cấp tỉnh Các Sở UBND cấp huyện Các Bộ Doanh nghiệp Ban hành văn bản Luật, Pháp lệnh, Nghị định, Nghị quyết, Chỉ thị, Quyết định Ban hành Quyết định, Thông tƣ
Kiểm tra, giám sát trực tiếp theo địa bàn,
lĩnh vực kinh doanh
Cơ bản thực hiện quản lý
gián tiếp
Hình 1.1: Hệ thống cơ quan quản lý nhà nƣớc về doanh nghiệp
Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư 2011
Ngoài cách tiếp cận hệ thống bộ máy quản lý nhà nƣớc theo phân cấp về hành chính, đứng trên góc độ hệ thống các cơ quan Nhà nƣớc liên quan trực tiếp đến “vòng đời” của doanh nghiệp (từ khi đăng ký thành lập doanh nghiệp
đến khi giải thể, phá sản doanh nghiệp), hệ thống này có thể khái quát theo
Cơ quan Đăng ký kinh doanh Cơ quan Thuế Giải thể Phá sản Doanh nghiệp chấm dứt hoạt động Tòa án Các cơ quan quản lý chuyên
ngành: lĩnh vực kinh doanh có điều kiện, môi trƣờng, lao động, xuất nhập khẩu, an ninh trật tự...
Doanh nghiệp đã hoạt động sản xuất – kinh doanh DN đăng ký
thành lập
Hình 1.2: Sơ đồ cơ quan quản lý nhà nƣớc theo vòng đời doanh nghiệp
Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư 2011
Nhƣ vậy, liên quan trực tiếp đến “vòng đời” của doanh nghiệp, có một số cơ quan đầu mối quan trọng trong công tác quản lý nhà nƣớc đối với doanh nghiệp nhƣ: cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế, cơ quan quản lý chuyên ngành… Trong đó, cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế đóng vai trò trung tâm, đầu mối theo dõi thông tin chung về hoạt động của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
* Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp thông qua cơ chế phối hợp của các cơ quan chức năng
- Ở cấp địa phƣơng (tỉnh, thành phố):
Quản lý nhà nƣớc đối với doanh nghiệp liên quan trực tiếp và đồng thời đến chức năng của nhiều cơ quan khác nhau. Để thực hiện tốt công tác quản lý nhà nƣớc đối với doanh nghiệp, việc xây dựng và thực hiện cơ chế phối hợp giữa các cơ quan chức năng thuộc UBND cấp tỉnh, thành phố là rất quan trọng.
-Ở Trung ƣơng:
Để nâng cao hiệu quả phối hợp quản lý nhà nƣớc đối với doanh nghiệp, từ năm 2006, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, Bộ Tài chính phối hợp để triển khai chủ trƣơng hợp nhất mã số đăng ký thuế và mã số đăng ký kinh doanh thành một mã số duy nhất (gọi là mã số doanh nghiệp) nhằm trao đổi thông tin giữa hai ngành thuế và đăng ký kinh doanh để hƣớng tới mục tiêu xây dựng một cơ sở dữ liệu quốc gia lƣu trữ thông tin về các doanh nghiệp đã đăng ký thành lập. Thực hiện nhiệm vụ này, Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tƣ liên tịch hƣớng dẫn việc thiết lập cơ chế “một cửa liên thông” để trao đổi thông tin đăng ký doanh nghiệp giữa cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh và Cục Thuế.
1.2.2.5. Nội dung quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp
Một là, hoạch định chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch, cơ chế chính sách