Tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật liên quan đến công tác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh hà nam (Trang 64 - 67)

Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CƢ́U

3.4. Tình hình quản lý nhà nƣớc đối với doanh nghiệp tại tỉnh Hà Nam

3.4.2. Tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật liên quan đến công tác

lý nhà nước đối với doanh nghiệp; xây dựng quy chế quản lý doanh nghiệp

Luật Doanh nghiệp 2005 và các văn bản hƣớng dẫn thực hiện của Trung ƣơng đã quy định về công tác quản lý nhà nƣớc đối với doanh nghiệp. Đặc biệt, đối với lĩnh vực đăng ký kinh doanh thì Luật Doanh nghiệp nghiêm cấm việc UBND các cấp ban hành các quy định riêng cho địa phƣơng mình. Do vậy, tỉnh Hà Nam không ban hành quy định riêng về đăng ký kinh doanh mà chỉ ban hành các văn bản chỉ đạo triển khai áp dụng Luật Doanh nghiệp và các văn bản hƣớng dẫn trong điều kiện thực tế ở tỉnh Hà Nam.

* Một số quy định về quản lý doanh nghiệp tỉnh Hà Nam đang thực hiện:

- Quy định về ngành nghề kinh doanh có điều kiện: Quy định pháp lý về ngành, nghề cấm kinh doanh, kinh doanh có điều kiện đã trở nên minh bạch hơn thông qua việc áp dụng hệ thống ngành, nghề kinh doanh có điều kiện nhƣng không cần giấy phép và hệ thống ngành, nghề phải có giấy phép kinh doanh. Trong suốt quá trình kinh doanh, doanh nghiệp phải hoàn toàn tự chịu trách nhiệm và tuân thủ các điều kiện kinh doanh mà họ đã cam kết. Vai trò của các cơ quan quản lý nhà nƣớc đƣợc thể hiện trong việc giám sát và phát huy vai trò giám sát của nhiều chủ thể khác nhau đối với việc tuân thủ các điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp trong suốt quá trình hoạt động và xử lý những trƣờng hợp vi phạm.

Để quản lý các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, giấy phép kinh doanh là một trong số các công cụ quản lý nhà nƣớc đối với doanh nghiệp đƣợc sử dụng phổ biến. Hiện nay, giấy phép kinh doanh đã thực sự có ý nghĩa trong công tác quản lý nhà nƣớc. Giấy phép đƣợc sử dụng để điều tiết, kiểm soát các hoạt động kinh doanh, hƣớng đến bảo vệ những lợi ích chung của xã hội và cộng đồng; góp phần thúc đẩy phát triển một số ngành kinh tế quan trọng của đất nƣớc.

Trƣớc đây danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện đƣợc Chính phủ phê duyệt gồm 386 ngành nghề, nhƣng kể từ ngày 01/7/2015, danh mục này đã đƣợc sàng lọc mạnh mẽ chỉ còn 267 ngành nghề kinh doanh có điều kiện (được ban hành cụ thể trong Luật Đầu tư năm 2014) giảm 119 ngành nghề so với trƣớc đây. Hàng loạt giấy phép kinh doanh không phù hợp với cơ chế thị trƣờng đều bị bãi bỏ, hàng trăm văn bản quy phạm pháp luật liên quan tới giấy phép kinh doanh cũng dần đƣợc thay thế, bãi bỏ theo định hƣớng này.

Theo Luật Doanh nghiệp năm 2005, các yêu cầu về điều kiện phải có

(đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện) trƣớc khi đƣợc cấp giấy

chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì theo Luật Doanh nghiệp năm 2014, các yêu cầu về điều kiện trên đã đƣợc bãi bỏ khi thành lập doanh nghiệp đã góp phần tạo điều kiện mở ra một môi trƣờng kinh doanh thuận lợi phù hợp với xu hƣớng chung của thế giới. Tuy nhiên, khi đi vào hoạt động kinh doanh các ngành nghề có điều kiện thì doanh nghiệp phải tự hoàn thiện theo quy định.

- Quy định về tổ chức lại, giải thể, phá sản doanh nghiệp: Chức năng quản lý nhà nƣớc đối với quá trình tổ chức lại, chuyển đổi, giải thể, phá sản doanh nghiệp là một trong những nội dung tiếp cận gần nhất với các nguyên tắc của kinh tế thị trƣờng. Sự can thiệp của cơ quan quản lý nhà nƣớc chỉ dừng lại ở việc công nhận và giám sát doanh nghiệp thực hiện giải thể, phá sản theo pháp luật; công nhận tính hợp pháp của tổ chức lại và chuyển đổi doanh nghiệp. Các quy định pháp luật về tổ chức lại, giải thể, phá sản doanh nghiệp đã bƣớc đầu tạo đƣợc một khung khổ pháp lý cho doanh nghiệp chấm dứt hoạt động.

- Trong quá trình triển khai thi hành Luật Doanh nghiệp năm 2005, UBND tỉnh Hà Nam kịp thời ban hành Quyết định số 126/2006/QĐ-UB ngày 15 tháng 9 năm 2006 về việc phê duyệt Đề án “Một cửa liên thông” trong việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính trong việc cấp giấy chứng nhận đăng ký

doanh nghiệp; thủ tục khắc dấu và cấp Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu; cấp mã số thuế tại tỉnh Hà Nam và Quyết định số 45/2013/QĐ-UBND ngày 30/8/2013 về việc ban hành “Quy chế phối hợp quản lý doanh nghiệp sau đăng ký thành lập trên địa bàn tỉnh Hà Nam”.

Kể từ khi ra đời đến nay, Luật doanh nghiệp năm 2005 và các Nghị định, Thông tƣ hƣớng dẫn thi hành Luật Doanh nghiệp đã có sự đóng góp đáng kể vào quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh doanh, từng bƣớc xây dựng môi trƣờng kinh doanh thông thoáng, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, sau 09 năm áp dụng, hiện nay Luật Doanh nghiệp năm 2005 đang dần bộc lộ những hạn chế, chƣa thực sự phù hợp với bối cảnh hiện nay, nên phần nào gây khó khăn đến hoạt động của doanh nghiệp. Vì vậy, việc sửa đổi Luật Doanh nghiệp lần này cho phù hợp với xu hƣớng hiện nay là cần thiết, cấp bách để đáp ứng đƣợc môi trƣờng kinh doanh thông thoáng, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển. Với mong muốn xây dựng môi trƣờng kinh doanh đơn giản, thông thoáng, đồng bộ, rõ ràng, Luật Doanh nghiệp sửa đổi đã đƣợc Quốc hội thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2014 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2015 thay thế cho Luật Doanh nghiệp năm 2005. So với Luật Doanh nghiệp 2005, Luật Doanh nghiệp năm 2014 vừa tiếp tục kế thừa, luật hóa những quy định còn phù hợp đã và đang đi vào cuộc sống của Luật Doanh nghiệp 2005, nhƣng đồng thời đã sửa đổi, bổ sung nhiều quy định mới nhằm tháo gỡ những hạn chế, bất cập của luật cũ, tiếp tục tạo lập môi trƣờng đầu tƣ, kinh doanh thuận lợi, phù hợp với thông lệ quốc tế.

Luật Doanh nghiệp năm 2014 đƣợc Quốc hội thông qua là sự kiện quan trọng đánh dấu những đổi mới rất trọng yếu liên quan đến doanh nghiệp, thể hiện đƣợc ý chí, nguyện vọng của đại đa số doanh nghiệp. Để các quy định đổi mới của luật sớm đi vào cuộc sống, Chính phủ, các Bộ, ngành và các địa

bản hƣớng dẫn và tổ chức thực hiện, góp phần giúp doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ và bền vững.

Những năm qua, số lƣợng doanh nghiệp trên cả nƣớc nói chung và của tỉnh Hà Nam nói riêng phát triển rất nhanh và số doanh nghiệp vi phạm pháp luật ngày càng gia tăng. Trƣớc thực trạng đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ đã tham mƣu cho Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt Đề án đổi mới quản lý nhà nƣớc đối với doanh nghiệp sau đăng ký thành lập tại Quyết định số 419/QĐ-TTg ngày 11/4/2012.

Để cụ thể hóa Quyết định số 419/QĐ-TTg của Chính phủ, UBND tỉnh Hà Nam đã ban hành quy chế phối hợp quản lý các doanh nghiệp sau đăng ký thành lập trên địa bàn tỉnh Hà Nam (được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết

định số 45/2013/QĐ-UBND ngày 30/8/2013) nhằm thực hiện công tác quản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh hà nam (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)