Kinh nghiệm thực hiện chính sách đền bù giải phóng mặt bằng tại Thành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách đền bù trong giải phóng mặt bằng của thành phố hà nội trên địa bàn quận cầu giấy (Trang 43 - 47)

phố Đà Nẵng và bài học cho quận Cầu Giấy.

1.3.1. Thực hiện chính sách đền bù giải phóng mặt bằng tại Thành phố Đà

Nẵng

1.3.1.1. Kinh nghiệm của thành phố Đà Nẵng

Thành phố Đà Nẵng là một trong số ít địa phƣơng trên cả nƣớc thực hiện khá tốt chính sách đền bù GPMB. Tại buổi tọa đàm về các dự thảo nghị định hƣớng dẫn Luật Đất đai do Landa tổ chức ngày 29/3, ông Đỗ Đức Khôi - Phó Chủ tịch Liên minh Đất đai (Landa) đã chia sẻ bí quyết thành công của Thành phố Đà Nẵng trong việc thu hồi đất, bồi thƣờng, tái định cƣ cho ngƣời dân: “Ngƣời dân Thành phố Đà Nẵng muốn đƣợc thu hồi đất. Vì họ thấy có lợi từ đó”.

Để “mổ xẻ” thành công của thành phố Đà Nẵng, Landa đã có một nhóm tƣ vấn vào làm việc tại Thành phố Đà Nẵng. Theo đó, Thành phố Đà Nẵng thực hiện quy hoạch mở rộng vệt giải tỏa khi thu hồi đất dọc hai bên đƣờng. Điều này giúp chính quyền có điều kiện chỉnh trang đô thị, hạn chế bất công

khi những hộ gia đình ở sau, khi quy hoạch đƣợc ra mặt tiền một cách tự nhiên. Cùng với đó, điều này tạo ra quỹ đất vàng trong kêu gọi đầu tƣ, bán đấu giá xây dựng các khu thƣơng mại, dịch vụ với giá cao giúp Đà Nẵng có nguồn thu lớn cho ngân sách, tạo điều kiện đầu tƣ các công trình phúc lợi xã hội khác trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng.

Khi thu hồi đất ở hai bên đƣờng, đối với các hộ bị thu hồi một phần diện tích đất, chính quyền không bồi thƣờng về đất mà chỉ bồi thƣờng nhà ở. Vì đất còn lại đƣợc nâng giá trị sau khi đƣờng hoàn thành, ngƣời dân có lợi. Trong trƣờng hợp này, thực chất là ngƣời dân góp đất.Đối với các hộ dân có diện tích đất còn lại ít, nếu họ đề nghị giải tỏa trắng, chính quyền đáp ứng và áp dụng chính sách bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ theo quy định. Thành phố Đà Nẵng không để lại diện tích đất quá nhỏ để ngừa nhà siêu mỏng.

Đối với các hộ ở hai bên đƣờng bị thu hồi toàn bộ đất sẽ đƣợc bồi thƣờng nhà, đất, cây cối, hoa màu theo quy định của Nhà nƣớc.

Đất đổi đất là phƣơng án đƣợc Thành phố Đà Nẵng áp dụng thành công. Theo ông Bùi Khắc Vƣ, thành viên nhóm tƣ vấn của Landa, “Tại nhiều dự án, các hộ dân tùy theo diện tích bị thu hồi đƣợc chính quyền bồi thƣờng đất tái định cƣ từ một cho tới tối đa năm lô đất. Thành phố Đà Nẵng ban hành tiêu chuẩn quy đổi theo tỉ lệ đất thu hồi và đất tái định cƣ có tham khảo nguyện vọng của ngƣời dân. Điều này đảm bảo cho ngƣời dân trong diện di dời luôn có đất tái định cƣ ổn định cuộc sống”.

Tại Thành phố Đà Nẵng, đất bị thu hồi đƣợc chia ra thành hai loại: Đất thổ cƣ và đất khuôn viên. Ngƣời dân có 400 m2 thổ cƣ đƣợc bồi thƣờng 2 lô tái định cƣ có đủ cơ sở hạ tầng. Số đất còn lại (nếu có) đƣợc chuyển sang đất khuôn viên. Đất khuôn viên đƣợc tính bằng 60% đất thổ cƣ và đạt mức 200 m2 thì đƣợc nhận thêm lô tái định cƣ nữa. Ngƣời dân có nhiều đất thu hồi thì đƣợc nhận nhiều lô đất tái định cƣ. Với cách làm này, hộ gia đình nào cũng có

đất tái định cƣ và họ thấy có lợi. Nếu thiếu tiền làm nhà, họ có thể bán bớt lô đất tái định cƣ để lấy tiền làm nhà.

Trong thời gian chuyển đổi tái định cƣ, ngƣời dân đƣợc chính quyền hỗ trợ một cách tốt nhất để nhanh chóng ổn định cuộc sống. Chính quyền hỗ trợ nhà ở tạm, thuê nhà chờ khu tái định cƣ hoàn thành… Điều này đã có tác dụng lớn trong vận động ngƣời dân hƣởng ứng trong việc thu hồi đất giải phóng mặt bằng của thành phố. Tại Đà Nẵng, chính quyền công bố thông tin quy hoạch, rồi vận động ngƣời dân để đạt đƣợc sự đồng thuận. Việc giải phóng mặt bằng do chính quyền đảm nhiệm trên cơ sở mức giá đền bù và tái định cƣ đƣợc áp dụng theo biểu giá chung của thành phố. Điều này giúp tạo sự công bằng trong xã hội và hạn chế các biến động về giá một cách bất thƣờng.

Việc đền bù, bố trí tái định cƣ và giải tỏa mặt bằng ở Thành phố Đà Nẵng đều do Hội đồng Giải phóng mặt bằng và Ban đền bù giải phóng mặt bằng của Thành phố đảm nhiệm. Đất giao cho nhà đầu tƣ là đất sạch lấy từ quỹ đất của Thành phố sau khi giải phóng mặt bằng. Cách này giúp nhà đầu tƣ triển khai dự án nhanh hơn..

Cách làm của Thành phố Đà Nẵng đã cung cấp nhiều kinh nghiệm quý, rất đáng để các địa phƣơng khác học tập.

1.3.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho quận Cầu Giấy

Từ thực tiễn thực hiện chính sách GPMB tại Thành phố Đà Nẵng, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm sau đây để quận Cầu Giấy tham khảo:

Một là, thực hiện phƣơng thức đền bù “đất đổi đất”. Kinh nghiệm của Đà Nẵng về vấn đề này là dùng đất tái định cƣ để đền bù cho ngƣời bị thu hồi đất theo tỷ lệ qui đổi, để ngƣời dân nhận lại từ ít nhất là 1 mảnh đất tái định cƣ. Đây là cách làm đƣợc ngƣời bị thu hồi đất ủng hộ mạnh mẽ, vì vậy họ tự nguyện, tự giác chấp hành chính sách. Làm nhƣ vậy thì ai cũng có đất, có điều kiện chuyển sang khu tái định cƣ tốt hơn, giá trị hơn.

Hai là, thực hiện đối thoại thẳng thắn, cởi mở với ngƣời dân. Đây là kinh nghiệm thành công của Thành phố Đà Nẵng. Tại đây, Thành phố đã có cuộc gặp trên 2.000 dân tại sân vận động do đích thân chủ tịch UBND Thành phố đến thông tin và trực tiếp trả lời câu hỏi của ngƣời dân. Trƣớc đó, chính quyền công khai quy hoạch, phƣơng án đền bù, tái định cƣ, hỗ trợ thuê nhà, tổ chức tiếp dân… nên rút ngắn thời gian giải phóng mặt bằng.

Ba là, phải có sự vào cuộc đồng bộ và tích cực của cả hệ thống chính trị trong việc tuyên truyền, phổ biến các chế độ, chính sách của Nhà nƣớc, bảo đảm minh bạch trong thu hồi đất. Việc thu hồi đất đƣợc thực hiện trên tinh thần dân chủ, công khai giữa hộ dân, chính quyền và hội đồng bồi thƣờng GPMB. Trong quá trình kiểm đếm bồi thƣờng, cấp ủy, chính quyền luôn lắng nghe tiếng nói từ phía ngƣời dân, nơi nào có vƣớng mắc kịp thời giải quyết thông qua đối thoại để bàn bạc, tạo sự đồng thuận cao, thống nhất cao trong nhân dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách đền bù trong giải phóng mặt bằng của thành phố hà nội trên địa bàn quận cầu giấy (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)