Tình hình kinh tế xã hội tỉnh Bắc Giang năm 2007-

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Bắc Giang (Trang 42 - 46)

- Tạo môi trường pháp lý cho DNVVN hoạt động: Do DNVVN ở Đức chủ yếu là ngành tiểu thủ công nghiệp, nên từ năm 1953 Quốc hội Đức đã thông qua

2.1.2. Tình hình kinh tế xã hội tỉnh Bắc Giang năm 2007-

Trong những năm gần đây, Bắc Giang có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2007 lần đầu đạt ở hai con số 10,2%; năm 2008 ước đạt 9,1%, trong đó: nông, lâm nghiệp

và thuỷ sản 2,6%, công nghiệp- xây dựng 17,4%, dịch vụ 9,8%. Các lĩnh vực văn hoá xã hội chuyển biến tiến bộ; đời sống của đại bộ phận nhân dân cơ bản ổn định; quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội được bảo đảm. Những con số thống kê trên được tổng hợp dựa trên những kết quả khả quan của các lĩnh vực cụ thể sau:

- Sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp: Trước những khó khăn do lạm phát cao, giá cả nhiều loại vật tư, nguyên nhiên liệu đầu vào, lãi suất ngân hàng đều tăng; điện cho sản xuất ở một số khu vực, DN bị thiếu… Nhiều giải pháp tích cực, quyết liệt đã được UBND tỉnh đưa ra thực hiện nhằm tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện cho DN sản xuất, kinh doanh nhất là về vốn tín dụng và điện cho sản xuất. Mặt khác, tiếp tục đẩy mạnh thu hút đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án triển khai thực hiện, một số dự án đã đi vào hoạt động. Do vậy, giá trị công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tuy có biểu hiện tăng chậm dần, song vẫn ở mức tăng trưởng khá, tổng giá trị sản xuất năm 2008 ước đạt trên 2.700 tỷ đồng, tăng 20,3% so năm 2007; trong đó khu vực kinh tế nhà nước ước đạt trên 940 tỷ đồng, tăng 18,3% so năm 2007; khu vực kinh tế dân doanh 1.555 tỷ đồng, tăng 19,6%; khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài 211 tỷ đồng, tăng 36,2% so năm 2007; sản xuất tiểu thủ công nghiệp, làng nghề truyền thống tiếp tục duy trì và có mức tăng trưởng khá. Một số sản phẩm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp có giá tăng khá như: Phân bón, may mặc, bao bì, vật liệu xây dựng...

- Sản xuất nông, lâm nghiệp: Năm 2008, tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm ước đạt 181.191 ha, bằng năm 2007; năng suất lúa ước đạt 47 tạ/ha; sản lượng lúa cả năm đạt 516.830 tấn; tổng sản lượng lương thực có hạt ước đạt 571.120 tấn, giảm 3,3% so với năm 2007; giá trị sản xuất bình quân đạt 38 triệu đồng/ha canh tác. Song, do bị ảnh hưởng bởi lũ lụt của cơn bão số 6 đã làm ngập, hư hại 2.725ha diện tích nuôi thuỷ sản, ước thiệt hại khoảng 30 tỷ đồng. Sản xuất lâm nghiệp toàn tỉnh đã trồng mới 4.000 ha rừng tập trung; chăm sóc 2.868 ha rừng trồng; bảo vệ 24.955 ha rừng; khoanh nuôi 2.420 ha rừng tái sinh.

- Về tài chính, ngân hàng, thương mại và dịch vụ: Tình hình kinh tế của tỉnh

đối. Chỉ tính riêng năm 2008, thu ngân sách trên địa bàn là 1.432,4 tỷ đồng, trong đó: thu nội địa đạt 832,4 tỷ đồng, tăng 8,3% so năm 2007, song mới đảm bảo được

21% chi ngân sách.

Do thực thi chính sách tiền tệ thắt chặt, hoạt động của ngành ngân hàng gặp nhiều khó khăn. UBND tỉnh đã chỉ đạo ngành ngân hàng tăng cường các biện pháp huy động vốn trên địa bàn, tranh thủ cao nhất nguồn vốn điều hoà của các ngân hàng cấp trên, nỗ lực cùng tháo gỡ khó khăn về vốn cho các DN. Tổng nguồn vốn huy động trên địa bàn ước đạt 6.154 tỷ đồng; tổng dư nợ ước đạt 7.654 tỷ đồng, tăng 31% so với cuối năm 2007.

Những tháng cuối năm 2008, do khủng hoảng kinh tế thế giới làm cho một số thị trường xuất khẩu lớn của nước ta như: Mỹ, EU, Nhật Bản… bị thu hẹp, song các DN sản xuất hàng xuất khẩu cố gắng ổn định, duy trì thị trường nên kim ngạch xuất khẩu vẫn ước đạt 168 triệu USD, tăng 29,6% so với năm 2007. Tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội ước đạt 4.777 tỷ đồng, tăng 26,4% so năm 2007.

- Về đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội: Mức độ thu hút đầu tư

tuy còn nhỏ song đã có sự khởi sắc, báo hiệu sự bứt phá. Đến nay, toàn tỉnh đã thu hút được 381 dự án đầu tư trong nước và 65 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng số vốn đăng ký trên 21.600 tỷ đồng và 381,3 triệu USD, tỷ lệ vốn thực hiện ước đạt 29% lượng vốn đăng ký. Đã thu hút được một số dự án lớn như: Nhà máy nhiệt điện Đồng Rì Sơn Động vốn đầu tư 3.700 tỷ đồng, Dự án Khu công nghiệp Thương mại - Dịch vụ - Đô thị và sân golf Vân Trung của Tập đoàn Hồng Hải – Đài Loan có quy mô vốn đầu tư 720 triệu USD, Dự án Nhà máy nhiệt điện Yên Thế với số vốn đầu tư khoảng 1.065 tỷ đồng, Dự án Nhà máy Xi măng Ngân Sơn với tổng vốn đầu tư gần 1.300 tỷ đồng, dự án xây dựng khu công nghệ cao của tập đoàn Sanyo Nhật Bản tại Khu công nghiệp Quang Châu với tổng giá trị vốn đầu tư ban đầu là 95 triệu USD… Kết quả đó góp phần quan trọng cùng với các nguồn vốn khác đưa tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội năm 2007 đạt 4.200 tỷ đồng, năm 2008 ước đạt 6.300 tỷ đồng.

Trong năm 2008 có nhiều công trình giao thông, thuỷ lợi được đầu tư nâng cấp và xây dựng mới như: Nâng cấp cải tạo quốc lộ 31, quốc lộ 37, tỉnh lộ 279, cụm công trình thuỷ lợi Hồ Hàm Rồng, đường ngoài khu công nghiệp Vân Trung. Phong trào làm đường giao thông nông thôn tiếp tục được quan tâm, tập trung chỉ đạo, trong năm đã làm mới 4,25km, cứng hoá 120km; du tu, sửa chữa 1.780km; xây mới 5 cầu, 6 ngầm, 269 cống, với tổng kinh phí trên 100 tỷ đồng.

Mạng lưới bưu chính - viễn thông tiếp tục được mở rộng; trong năm 2008 có thêm 431.500 thuê bao điện thoại, 8.840 thuê bao Internet; đến nay toàn tỉnh đạt mật độ 59 máy điện thoại/100 dân, trong đó thuê bao cố định đạt 13,3 máy/100 dân; 1,6 thuê bao Internet/100 dân.

- Về văn hoá - xã hội: Dân số của Bắc Giang hiện nay khoảng 1,6 triệu người, trong đó số người trong độ tuổi lao động khoảng một triệu người (chiếm 63% dân số), đáp ứng cơ bản lao động cho các khu, cụm công nghiệp. Tỷ lệ lao động qua đào tạo trên địa bàn đạt 26,5%. Hàng năm số người được đào tạo tại các cơ sở dạy nghề trong tỉnh là 20.000 người với các nghề chủ yếu như: sửa chữa điện công nghiệp, tin học ứng dụng, kỹ thuật may thời trang, cơ khí, điện tử, thủ công mỹ nghệ…

Công tác xóa đói giảm nghèo tiếp tục đạt được kết quả tích cực, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh (tại thời điểm ngày 01/8/2008) giảm còn 17,78%, giảm 3,5% so với năm 2007. Để đảm bảo ổn định đời sống nhân dân nơi có đất thu hồi làm khu công nghiệp, UBND tỉnh đã thành lập và đang tích cực triển khai Quỹ hỗ trợ ổn định đời sống nhân dân cho các hộ dân khi nhà nước thu hồi từ 50% đất sản xuất nông

nghiệp trở lên.

Hoạt động chuyển giao, ứng dụng khoa học kỹ thuật được quan tâm chỉ đạo; đã xây dựng thương hiệu hàng hoá cho vải thiều Lục Ngạn; xây dựng mô hình liên kết trong nghiên cứu khoa học giữa tỉnh với một số trường đại học, viện nghiên cứu của Trung ương mang lại kết quả bước đầu [31,45,46].

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Bắc Giang (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)