Xu thế phát triển của doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Bắc Giang (Trang 25 - 27)

Thời gian qua, DNVVN là động lực phát triển cho nền kinh tế đất nước. Từ năm 2001 đến 6/2008 đã có 285.900 DN, chủ yếu là các DNNVV đăng ký mới với số vốn đăng ký 1.233.000 tỷ đồng, đưa tổng số các DN trong cả nước lên 349.300 DN với tổng số vốn đăng ký trên 1.389.000 tỷ đồng. Năm 2008 ước tính cứ 243 người có 1 DN đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên, nếu so với mục tiêu phát triển KTXH và mục tiêu mà các nền kinh tế APEC phấn đấu đạt 1 DN trên 20 người dân và so với các quốc gia khác trong khu vực, tỷ lệ này vẫn còn rất thấp [47].

Sự phát triển của các DNVVN trong những năm qua có một số đặc điểm sau: - Số lượng DN ngoài quốc doanh, mà phần lớn trong số đó là DNVVN tăng lên nhanh chóng, trong khi khu vực kinh tế tập thể và DN nhà nước đang được sắp xếp lại theo xu hướng giảm về số lượng. Loại hình doanh nghiệp tư nhân có tốc độ tăng nhanh nhất so với các loại hình khác (trừ nhóm hộ kinh doanh cá thể). Theo thống kê, chỉ có khoảng gần 6% tổng số DN ngoài quốc doanh thành lập trước năm 1990, còn lại là ra đời trong giai đoạn từ năm 1991 đến nay [43-tr36].

- Khu vực DNVVN ngoài quốc doanh trong những năm qua có tốc độ tăng trưởng GDP bình quân khoảng 8,4%/năm 2006 - 9,3%/năm 2007, cao hơn mức trung bình của cả nước (năm 2006: 8,23; năm 2007: 8,48) [41]. Điều đó phản ánh tiềm năng của khu vực DNVVN đang được huy động và phát huy.

- Thực tế cho thấy, trong những năm qua các nhà đầu tư chủ yếu tập trung đầu tư vào các ngành ít vốn, thu hồi vốn nhanh như thương mại, dịch vụ nhà hàng, du lịch. Chỉ có khoảng hơn 30% vốn đầu tư được dành cho các ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm và sản xuất hàng tiêu dùng. Tuy nhiên, trong những năm gần đây đã có sự chuyển dịch đầu tư vào lĩnh vực xây dựng cơ bản và công nghiệp chế biến. Các DNVVN hoạt động trong lĩnh vực xây dựng và công nghiệp

chế biến ra đời và phát triển nhanh một phần không nhỏ do chính sách đầu tư mạnh của Nhà nước vào xây dựng cơ sở hạ tầng (như: trường học, văn phòng làm việc, các khu đô thị, đường giao thông, điện,…)

- Thủ tục thành lập DN đơn giản, qui mô vốn đăng ký của DN mới thành lập giảm đi, nhất là đối với DNTN và công ty TNHH. Do đó tỷ lệ DNVVN trong tổng số các DN ngoài quốc doanh mới thành lập ngày càng lớn.

- Như đã đề cập ở trên, có thể khẳng định rằng DNVVN có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế của bất kỳ một quốc gia nào. Do vậy, hỗ trợ DNVVN phát triển cũng được coi là một yêu cầu cấp thiết, vì điều này không chỉ có lợi cho DN, mà còn mang lại lợi ích cho toàn xã hội.

- Quá trình tồn tại và phát triển của các DNVVN cho thấy loại hình DN này còn nhiều non kém, yếu ớt trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh khốc liệt với những hạn chế như đã đề cập ở trên (năng lực quản lý yếu, công nghệ lạc hậu, thiếu thông tin, vốn ít,..). Vì vậy, để các DN này phát huy được vai trò của mình, nhất thiết phải có sự hỗ trợ của Nhà nước. Hơn nữa, có nhiều vấn đề mà DN không thể tự mình giải quyết được như tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, xây dựng cơ sở hạ tầng, mở rộng thị trường quốc tế, đào tạo nguồn nhân lực,... Ngoài ra còn nhiều vấn đề khác nếu có sự hỗ trợ của Nhà nước sẽ làm giảm bớt khó khăn cho DN, tạo điều kiện cho DNVVN đứng vững trên thị trường và phát triển thuận lợi.

Thực tiễn của nhiều nước trên thế giới cho thấy chính sách hỗ trợ của Nhà nước không chỉ có lợi cho DN, mà còn có lợi cho cả Nhà nước và xã hội. Lợi ích đó được thể hiện trên các mặt sau:

+ Đầu tiên, sự hỗ trợ của Nhà nước đối với các DN là cách thức để nuôi dưỡng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước.

+ Hỗ trợ DN là một cách đầu tư gián tiếp của Nhà nước, thay vì đầu tư trực tiếp để thành lập các DN nhà nước. Bằng những chính sách như hỗ trợ đầu tư, hỗ trợ nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ, hỗ trợ đào tạo nhân lực,.. Nhà nước có thể định hướng phát triển các DNVVN, nhằm giải quyết những vấn đề xã hội như thất nghiệp, nâng cao đời sống cho người dân. Mặt khác góp phần tăng tính

hiệu quả với nguồn vốn hạn hẹp của Nhà nước. Thay vì chỉ thành lập mới được một số ít DN nhà nước, thì với số vốn đó có thể hỗ trợ cho nhiều DN khởi nghiệp, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, trong đó có các DNVVN.

+ Thông qua chính sách hỗ trợ của Nhà nước, việc đầu tư phát triển sản xuất sẽ hiệu quả hơn, vì vừa huy động được tiềm năng sáng tạo trong dân, vừa thực hiện tốt chức năng quản lý của Nhà nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Bắc Giang (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)