1.1. Nhân tố bên ngoài
1.1.4. Tác động của bối cảnh thế giới
Mặc dù có sự thành công không giống nhau, song thực tiễn hoạt động của các hình thức liên kết khu vực nhƣ trên cho thấy, quá trình khu vực hoá giúp các quốc gia trong khu vực có cùng những điều kiện nhất định hỗ trợ nhau cùng phát triển, tạo ra lợi thế cạnh tranh chung (lợi thế so sánh khu vực) trên pham vi toàn cầu. Đồng thời, tạo điều kiện để có đƣợc quan hệ giao lƣu kinh tế phát triển rộng rãi, không chỉ giữa các quốc gia trong khu vực với nhau mà giữa khu vực với khu vực và giữa các quốc gia trong khu vực với các quốc gia khác trên thế giới. Cùng với sự phát triển không ngừng của xu thế này, sự dựa vào nhau, hỗ trợ nhau, tác động và ảnh hƣởng lẫn nhau của kinh tế các nƣớc ngày càng sâu sắc. Trách nhiệm của chính phủ các nƣớc, phải dựa trên cơ sở của tinh thần: cùng nhau gánh chịu trách nhiệm và sự rủi ro (nếu có) để tiến hành hợp tác, phối hợp quốc tế rộng rãi và có hiệu quả trong việc tham gia vào quá trình toàn cầu hoá và khu vực hoá. Tóm lại, toàn cầu hoá và khu vực hóa luôn gắn liền với nhau, tạo động lực thúc đẩy nhau làm cho hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng phát triển. Trong xu thế ngày nay, mỗi dân tộc (quốc gia), đều tìm cố gắng tìm cho mình một chỗ đứng để nâng cao vị thế của mình trên trƣờng quốc tế. Vị thế chính trị của mỗi nƣớc, phụ thuộc rất nhiều vào sức mạnh kinh tế của nƣớc đó. Vì vậy, mỗi nƣớc đều phải cố gắng thích nghi với luật chơi chung của các nƣớc trong khối, thế giới. đồng thời phải cố gắng bảo vệ lợi ích dân tộc mình, giữ gìn bản sắc văn hoá truyền thống của dân tộc.
Xu hƣớng toàn cầu hóa các hoạt động kinh tế là nhân tố đầu tiên tác động đến việc thiết lập các chiến lƣợc kinh tế đối ngoại của các quốc gia nhằm thích ứng với môi trƣờng quốc tế mới đã và đang thay đổi. Trong quá trình toàn cầu hóa, tiến bộ công nghệ nói chung, đặc biệt là sự bùng nổ của cuộc cách mạng tin học trong những năm gần đây đã đẩy nhanh quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế tri thức trong nhiều quốc gia trên thế giới. Do đó, quan hệ kinh tế Việt Nam – Nhật Bản trong thế kỷ XXI sẽ tiếp tục chịu ảnh hƣởng bởi sự vận động theo hai xu thế lớn của thế giới: một là kinh tế tri thức hóa, biểu hiện là tri thức và thông tin trở thành nhân tố quan trọng nhất, linh hoạt nhất trong phát triển kinh tế; Hai là toàn cầu hóa kinh tế mà biểu hiện là việc gia tăng lƣu động trên toàn cầu về hàng hóa, dịch vụ lao động, tiền vốn, kỹ thuật và nhân tài.
“Sự tăng tốc của liên kết Đông Á dƣới các mức độ khác nhau cũng góp phần tác động tới quan hệ Việt Nam - Nhật Bản. Có thể nói, Việt Nam và Nhật Bản đều là những chủ thể của các diễn đàn hợp tác ASEAN + 1, ASEAN + 3, các FTA và cộng đồng Đông Á. Rõ ràng là sự tiến triển và thành công của các hình thức hợp tác này sẽ tác động lớn tới các quan hệ hợp tác kinh tế khu vực, trong đó có quan hệ Việt Nam - Nhật Bản” 2. Trong tình hình khu vực Châu Á Thái Bình Dƣơng đang có những thay đổi sâu sắc về môi trƣờng chiến lƣợc, Nhật Bản đóng vai trò không thể thiếu trong việc duy trì sự ổn định, hòa bình và phát triển của khu vực này. Với trục chính là quan hệ đồng minh Nhật - Mỹ, Nhật Bản đang đẩy mạnh sự hợp tác với khu vực thông qua các diễn đàn Nhật - Asean, EAS, ASEAN + 3, ARF, APEC…, nhằm tạo dựng một môi trƣờng phát triển ổn định, tôn trọng các nguyên tắc quốc tế, tự do, cởi mở và liên kết chặt chẽ về kinh tế giữa các nƣớc trong khu vực.