Giải pháp chủ động từ phía doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ thương mại việt nam – nhật bản trong bối cảnh mới giai đoạn 2008 2013 thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế (Trang 86 - 93)

3.2. Một số giải pháp gợi ý cho quan hệ thƣơng mại Việt Nam –Nhật Bản

3.2.3. Giải pháp chủ động từ phía doanh nghiệp

Xây dựng một cơ cấu các sản phẩm xuất nhập khẩu hợp lý và có hiệu quả cao phù hợp với mục tiêu phát triển một nền kinh tế bền vững; tiếp tục đổi mới hoàn thiện hệ thống chính sách kinh tế, cơ chế quản lý ngoại thƣơng Việt Nam theo hƣớng năng động phù hợp với thông lệ quốc tế, thị trƣờng Nhật Bản và lợi ích phát triển kinh tế Việt Nam.

 Sản xuất hàng hoá đảm bảo yêu cầu chất lƣợng. Càng ngày các quốc gia trên thế giới trong đó có Nhật Bản càng đặt ra nhiều các rào cản thƣơng mại tinh vi, phổ biến nhất là các rào cản kỹ thuật. Trƣớc tình hình đó thì không còn cách nào khác cho doanh nghiệp Việt Nam muốn xuất khẩu hàng hóa sang Nhật là phải sản xuất ra các hàng hóa đạt yêu cầu về chất lƣợng, tiêu chuẩn về

quy trình sản xuất của Nhật Bản. Hơn nữa, đảm bảo chất lƣợng cũng chính là một cách giữ mối quan hệ bạn hàng với đối tác. Chúng ta phải tích cực đƣa vào sử dụng các công nghệ tiên tiến thân thiện với môi trƣờng, có thể nhập khẩu máy móc thiết bị tiên tiến từ Nhật Bản . Nhƣ thế vừa nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu Việt Nam vừa thúc đẩy trao đổi thƣơng mại quốc tế Việt – Nhật

 Để có thể trở thành các nhà cung cấp linh, phụ kiện cho các hãng nƣớc ngoài, cần chú trọng tuân thủ 3 nguyên tắc bất di bất dịch khi cộng tác với các đối tác nƣớc ngoài: Đảm bảo giao hàng đúng hạn; chất lƣợng sản phẩm luôn ổn định; và giá cả luôn cạnh tranh. Đối với các doanh nghiệp FDI, tiêu chuẩn để lựa chọn đối tác là chỉ những doanh nghiệp nào đáp ứng đƣợc đủ các điều kiện về chất lƣợng, thời gian giao hàng thì mới đƣợc chọn.Các linh kiện chỉ đạt từ 80- 90% chất lƣợng tiêu chuẩn để lắp ráp vào sản phẩm hoàn chỉnh sẽ không đƣợc chấp nhận.Điều này là thách thức lớn đối với các doanh nghiệp trong nƣớc, đặt ra yêu cầu cho các công ty này phải tự trau dồi để nâng cao năng lực, cải tiến chất lƣợng. Một số nhà cung cấp trong nƣớc hiện là đối tác của các công ty liên doanh, công ty vốn đầu tƣ nƣớc ngoài đã phải bỏ nhiều công sức tìm hiểu đối tác, nắm bắt công nghệ và cách quản lý, điều hành của các công ty Nhật, bên cạnh đó là đầu tƣ thiết bị, nhà xƣởng, cải tạo điều kiện làm việc, áp dụng các tiêu chuẩn ISO…

 Đẩy mạnh hoạt động marketing xuất khẩu. Marketing xuất khẩu là

tất cả các hoạt động nhằm giúp các doanh nghiệp đƣa hàng hóa xuất khẩu ra thị trƣờng bên ngoài. Bao gồm: nghiên cứu nền kinh tế của đối tác (kể cả chính trị, luật pháp, môi trƣờng VH-XH), phát triển sản phẩm và đƣa ra chính sách giá cả phù hợp với thị trƣờng mục tiêu và cuối cùng là thực hiện các hoạt động quảng bá sản phẩm tại thị trƣờng đó thông qua các kênh phân phối, quảng cáo, tiếp thị.

Tìm hiểu về đối phƣơng là yếu tố đầu tiên phải bàn đến khi muốn làm ăn với bất kì một đối tác nào. Bên cạnh đó, thị trƣờng luôn biến động và các xu hƣớng, thị hiếu khách hàng về sản phẩm thay đổi liên tục. Do đó, doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam cần nắm vững thông tin về thị trƣờng Nhật Bản, thực hiện các cuộc khảo sát thị trƣờng định kỳ và chủ động cập nhật thông tin thông tin liên tục để có chiến lƣợc kinh doanh phù hợp. Ví dụ ngay gần đây là vụ động đất ngày 11/3 tại Nhật Bản, các doanh nghiệp Việt Nam cần theo sát diễn biến sƣ kiên này và phân tích đánh giá nhu cầu thị trƣờng, tận dụng cơ hội này để xuất khẩu hàng hóa thiết yếu có giá rẻ chất lƣợng tốt sang Nhật Bản.

 Trong thời buổi hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, khi trình độ sản xuất thế giới đã phát triển hơn rất nhiều , yếu tố con ngƣời ngày càng đóng vai trò trọng tâm quyết định. Nhật Bản nổi tiếng thế giới với những con ngƣời mẫn cán có tính kỷ luật và tổ chức cao nên khi hợp tác với ngƣời Nhật doanh nghiệp Việt cũng cần tạo nên hình ảnh tốt đẹp trong mắt đối tác. Để đạt đƣợc những mục tiêu trên thì doanh nghiệp phải có đội ngũ nhân viên giỏi về chuyên môn, sáng tạo, năng động, nhiệt tình và có tinh thần kỷ luật cũng nhƣ tinh thần trách nhiệm cao. Do đó, họ cần chủ động đào tạo nguồn nhân lực chất lƣợng cao, bồi dƣỡng nghiệp vụ cho cán bộ ở bộ phận xuất nhập khẩu và nâng cao kỹ năng tổ chức quản lý của bộ máy lãnh đạo doanh nghiệp, nghiêm khắc xử lý các trƣờng hợp tƣ lợi cá nhân làm ảnh hƣởng xấu đến danh tiếng cũng nhƣ sự phát triển chung của doanh nghiệp.

KẾT LUẬN

Quan hệ kinh tế- thƣơng mại Việt Nam và Nhật Bản là một trong những mối quan hệ lớn, ổn định, lâu dài trong hoạt động kinh doanh đối ngoại của nƣớc ta. Hơn nữa nƣớc ta nằm trong khu vực châu Á và là thành viên của khối các nƣớc ASEAN nên chúng ta cùng chịu tác động chiến lƣợc kinh tế tài chính của Nhật Bản đối với khu vực châu Á và của khối ASEAN đối với Nhật Bản. Quan hệ thƣơng mại Việt Nam – Nhật Bản đã có nhiều những bƣớc chuyển biến tích cực trong giai đoạn 2008-2013. Trong những năm qua tình hình thƣơng mại của 2 nƣớc khá phát triển, Việt Nam và Nhật Bản có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển quan hệ thƣơng mại và đầu tƣ. Từ đó thúc đẩy sự phát triển trên những lĩnh vực khác nhƣ chính trị, văn hóa.

Tăng cƣờng hợp tác kinh tế với Nhật Bản nhằm tranh thủ các lợi ích kinh tế có đƣợc, phục vụ cho sự nghiệp kinh tế- xã hội, nhƣng đồng thời để giảm tối thiểu sự phụ thuộc kinh tế vào Nhật Bản cũng nhƣ tác động xấu đến chiến lƣợc phát triển kinh tế đất nƣớc trong thời gian tới, chúng ta cần xây dựng những chiến lƣợc cụ thể trong quan hệ kinh tế và quan hệ đối ngoại với Nhật Bản trên quan điểm: Đánh giá đúng chiến lƣợc kinh tế các nƣớc trong khu vực, các tổ chức quốc tế, thấy rõ những điểm bất đồng giữa ta và họ, củng cố tăng cƣờng các điểm chung, không bỏ lỡ thời cơ hợp tác để tránh những bất đồng về lợi ích giữa các bên.

Đề tài nghiên cƣ́u trên đã cho chúng ta một cái nhìn tổng quan về mối quan hê ̣ thƣơng ma ̣i Viê ̣t Nam – Nhâ ̣t Bản dƣới những tác động chủ quan và khách quan từ môi trƣờng thế giới, bản thân tiềm lực hai nƣớc để chỉ ra thƣ̣c tế hoạt động thƣơng mại thông qua một số số liệu cu ̣ thể trong nhƣ̃ng năm gần đây. Và cuối cùng nhƣ mục đích nghiên cứu đã nêu , đề tài đƣa ra đánh giá cả về mặt

thuâ ̣n lợi và khó khăn để rồi nêu lên triển vo ̣ng mối quan hê ̣ Viê ̣t Nam - Nhâ ̣t Bản và đặc biệt là giải pháp thúc đẩy quan hệ thƣơng mại Việt Nam – Nhâ ̣t Bản.

Chúng ta hy vọng rằng với trong xu thế ổn định, hợp tác phát triển của khu vực châu Á-Thái Bình Dƣơng cùng dấu hiệu tích cực trong cải cách phát triển kinh tế ở cả hai quốc gia, với việc phối hợp chặt chẽ triển khai những giải pháp cơ bản nêu trên, chúng ta có thể hy vọng về tƣơng lai rực sáng trong quan hệ thƣơng mại Việt Nam-Nhật Bản trong thời gian tới

Danh mục tài liệu tham khảo Tiếng Việt

1. Nguyễn Khƣơng Bình (2006), WTO với doanh nghiệp Việt Nam –

Những cơ hội và thách thức hậu gia nhập WTO, Nhà xuất bản Lao động.

2. Ngô Xuân Bình (2008), “Nhận diện quan hệ Việt Nam –Nhật Bản”,

Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, số 11.

3. Bộ công thƣơng (2012), Đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, Nhà xuất bản Công thƣơng.

4. Bộ công thƣơng (2011), Hiệp định đối tác kinh tế toàn điện Asean – Nhật Bản (AJEPA) và Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA),

Nhà xuất bản Công thƣơng.

5. Dƣơng Phú Hiệp – Vũ Văn Hà (2004), Quan hệ kinh tế Việt Nam – Nhật Bản trong bối cảnh quốc tế mới, Nhà xuất bản Khoa học xã hội.

6. Tống Thùy Linh(2009), Quan hệ thương mại Việt Nam – Nhật Bản

(thời kỳ 1990-2007), ĐH Kinh tế - ĐH Quốc Gia Hà Nội.

7. Kimura Hiroshi – Furuta Motoo – Nguyễn Duy Dũng (2005),

Những bài học về quan hệ Việt Nam – Nhật Bản, Nhà xuất bản Thống kê.

8. Vũ Văn Hà (2007), Quan hệ Trung Quốc – ASEAN – Nhật Bản trong bối cảnh mới và tác động của nó tới Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội.

9. Hồ Việt Hạnh (2008), “Quan hệ Việt Nam – Nhật Bản thông qua một số cuộc gặp quan trọng”,Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, số 11.

10. Trần Quang Minh – TS. Phạm Quý Long (2011), Xây dựng đối tác

chiến lược Việt Nam – Nhật Bản - Nội dung và lộ trình, Nhà xuất bản Từ điển bách khoa.

11. Trần Quang Minh- Ngô Xuân Bình (2005), Quan hệ Việt Nam – Nhật Bản. Quá khứ, hiện tại và tương lai, Nhà xuất bản Khoa học xã hội.

12. Trần Quang Minh (2008), “Quan hệ thƣơng mại Việt Nam – Nhật

Bản: thành tựu và triển vọng”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, số 11.

13. Trần Quang Minh (2007), “Quan hệ Nhật Bản – ASEAN trong bối

cảnh hội nhập châu Á”,Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, số 9.

14. Trần Anh Phƣơng (2009), Thương mại Việt Nam – Nhật Bản trong

tiến trình phát triển quan hệ giữa hai nước, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia. 15. Võ Hải Thanh (2009), “Khủng hoảng kinh tế Mỹ và tác động của nó tới quan hệ kinh tế Việt Nam – Nhật Bản”, Tạp chí nghiên cứu Đông Bắc Á.

16. Nguyễn Xuân Thiên (2008), Vai trò của văn hóa đối với phát triển kinh tế Nhật Bản và một số gợi ý chính sách đối với Việt Nam, ĐH Kinh tế - ĐH Quốc Gia Hà Nội .

17. Ngọc Trịnh (2008), “35 năm quan hệ kinh tế Việt Nam – Nhật Bản: một chặng đƣờng phát triển”,Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á.

Website 18. http://nghiencuubiendong.vn/quan-h-quc-t/3191-su-phat-trien-cua- co-che-hop-tac-asean-nhat. 19. http://nghiencuubiendong.vn/quan-h-quc-t/3407-nht-va-asean-sau- 40-nm-quan-h 20. http://www.vietnamplus.vn/Home/Thuc-day-hop-tac-kinh-te-giua- ASEAN-va-Nhat-Ban/20137/206470.vnplus 21. http://www.baomoi.com/Kinh-te-Nhat-Ban-va-anh-huong-toi-Viet- Nam/45/11348387.epi 22. http://www.vietrade.gov.vn/tin-tuc/20-tin-tuc/2700-de-quan-he- thuong-mai-viet-nam-nhat-ban-them-nong-am.html

23. http://www.baomoi.com/Kinh-te-thuong-mai-Viet-Nam-Nhat-Ban- Phat-trien-chua-tung-co/45/7562045.epi 24. http://www.canthopromotion.vn/webnew/index.php?option=com_c ontent&task=view&id=5569&Itemid=70 25. http://sgtt.vn/Goc-nhin/55205/Hiep-dinh-doi-tac-kinh-te-Viet- %E2%80%93-Nhat.html 26. http://vef.vn/2011-03-17-cuoc-tai-thiet-nhat-ban-la-co-hoi-cho- doanh nghiệp-viet-nam 27. http://www.ktdt.com.vn/news/detail/364304/thi-truong-viet-nam- ngay-cang-hap-dan-doanh-nghiep-nhat.aspx Tiếng Anh 28. http://www.nikkei.co.jp/events/asean40/pdf/narongchai.pdf 29. http://www.asean.or.jp/en/asean/know/relation.html 30. http://www.vietrade.gov.vn/en/index.php?option=com_content&vie w=article&id=1034:overview-of-vietnam-japan- relationship&catid=20:news&Itemid=287 31. http://news.xinhuanet.com/english/business/2013- 03/26/c_132263529.htm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ thương mại việt nam – nhật bản trong bối cảnh mới giai đoạn 2008 2013 thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế (Trang 86 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)