Kết quả đạt được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tác nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hà tĩnh (Trang 69 - 71)

2.3. Đánh giá hiệu quả QLRRTN tại BIDV chi nhánh Hà Tĩnh

2.3.5. Kết quả đạt được

- Về quy trình, quy định:

BIDV thƣờng xuyên chỉnh sửa quy trình, quy định căn cứ trên nội dung kiến nghị của các chi nhánh. Tại HSC có Ban đầu mối phối hợp các Ban có liên quan giải thích các đề xuất, kiến nghị của các chi nhánh trong quá trình tác nghiệp, trong đó có ghi rõ ý kiến nào đƣợc tiếp thu, chỉnh sửa, ban nào làm đầu mối thực hiện chỉnh sửa, có thời gian hoàn thành cụ thể hoặc ý kiến nào không chỉnh sửa, có nêu lý do để các chi nhánh biết, thực hiện. Ví dụ nhƣ đối với công tác tín dụng bán lẻ, BIDV thƣờng xuyên thay đổi các quy định về các sản phẩm cho vay mua nhà ở, cho vay mua ô tô,... để phù hợp với nhu cầu thực tế tại chi nhánh đề xuất đồng thời phù hợp với quy định của Nhà nƣớc.

BIDV đã ban hành chính sách QLRRTN (quyết định 1234/QĐ-HĐQT ngày 31/7/2013) nhằm đảm bảo điều chỉnh thống nhất hoạt động QLRRTN trong toàn hệ thống, đồng thời quy định chức năng, trách nhiệm của cá nhân, tập thể trong công tác QLRRTN. Chi nhánh Hà Tĩnh đã thực hiện theo đúng các quy trình quy định của BIDV.

- Về đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ:

Hàng năm, BIDV – chi nhánh Hà Tĩnh đƣợc BIDV tổ chức đào tạo, bồi dƣỡng kiến thức cho cán bộ và lãnh đạo theo hình thức tập trung cùng với các chi nhánh khác. Các lớp đào tạo đƣợc tổ chức tập trung 2 lớp/năm từ năm 2009 đến nay, số lƣợng cán bộ tham dự các khóa đào tạo chiếm 80% tổng số lƣợng cán bộ trong toàn hệ thống. Sau khi đào tạo, BIDV đã kiểm tra, đánh giá, công bố kết quả kiểm tra đến toàn hệ thống, có thống kê, nêu rõ tên chi nhánh chƣa cử hết cán bộ tham gia đào tạo và cấp chứng chỉ

đào tạo này nhằm tạo cho đội ngũ làm công tác trong toàn hệ thống có đầy đủ kiến thức cũng nhƣ cơ sở pháp lý khi thực hiện nhiệm vụ. Sắp tới BIDV có kế hoạch mở các lớp đào tạo nâng cao đối với các cán bộ đã tham gia đào tạo cơ bản, trong đó đối tƣợng bắt buộc là trƣởng, phó phòng Chi nhánh, HSC. Nhờ đó trình độ, kỹ năng làm việc của cán bộ chi nhánh đƣợc nâng cao

Ngoài ra, BIDV còn tổ chức đào tạo đối với đội ngũ cán bộ tham gia bán lẻ, bán chéo sản phẩm, đào tạo kỹ năng mềm (kỹ năng thuyết trình, kỹ năng đàm phán, giải quyết mâu thuẫn, phân tích...) để tăng cƣờng nhận thức, kỹ năng, khả năng trong quá trình thực hiện nghiệp vụ. Các lớp đào tạo này đƣợc tổ chức thƣờng xuyên và diễn ra luân phiên trong năm. Ngoài giảng viên là cán bộ của BIDV, BIDV còn thuê các chuyên gia chuyên sâu trong các lĩnh vực này.

BIDV tổ chức kiểm tra trình độ giao dịch viên trực tuyến, kiểm tra trình độ giao dịch viên thanh toán quốc tế, kiểm soát viên thanh toán quốc tế để làm căn cứ giao hạn mức cho cán bộ.

Căn cứ số lƣợng, chất lƣợng giao dịch, hoạt động của chi nhánh, BIDV giao nhóm hạn mức cho chi nhánh. Căn cứ trình độ, khả năng xử lý nghiệp vụ của cán bộ, trƣởng các phòng đề xuất giao hạn mức giao dịch cho CBNV phòng mình (đối với các phòng có giao dịch với khách hàng) - hiện đang thực hiện theo quyết định 6123/QĐ-TTDVKH ngày 04/10/2013 về việc quy định phân cấp hạn mức giao dịch và uỷ quyền phê duyệt giao dịch trên chƣơng trình BDS tại chi nhánh. Sau thời gian thực hiện, nếu nhận thấy việc giao hạn mức không phù hợp, trƣởng các phòng có thể đề xuất giao lại hạn mức giao dịch cho CBNV.

- Về tổ chức, phân công trách nhiệm:

Từ tháng 10/2008, thực hiện đề án Hiện đại hóa ngân hàng giai đoạn II (TA2) của Hội đồng quản trị BIDV, tại chi nhánh đã thành lập phòng QLRR trực thuộc Ban giám đốc. Phòng QLRR có nhiệm vụ chính là thẩm định rủi ro tín dụng, kiểm tra nội bộ, đầu mối trong công tác ISO, phòng chống rửa tiền và quản lý rủi ro tác nghiệp, đầu mối triển khai giám sát việc thực hiện các chỉ đạo của BIDV về công tác QLRRTN tại chi nhánh cũng nhƣ đo lƣờng, thống kê, thực hiện các báo

cáo dấu hiệu RRTN, sự cố RRTN. Định kỳ hoặc đột xuất, phòng QLRR kiểm tra các mặt hoạt động của các phòng ban, tổng hợp lỗi tác nghiệp của các phòng, quy rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân, đề xuất mức xử lý theo quy chế 2060//QĐ-HĐQT ngày 20/12/2012 của Hội đồng quản trị Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam về Quy chế xử lý trách nhiệm đối với cá nhân, tập thể.

- Về thiết bị, công nghệ:

Tại chi nhánh đã có trang bị camera ở các bộ phận giao dịch, các phòng nghiệp vụ, các điểm đặt máy ATM. Chi nhánh đã thực hiện quản lý hạn mức thông qua cài đặt hạn mức trên chƣơng trình máy tính theo chƣơng trình cài đặt của BIDV.

Ngoài việc để lại bằng chứng về ngƣời tham gia giao dịch trên hệ thống dữ liệu máy tính thông qua mã ngƣời sử dụng chƣơng trình từ ngƣời nhập, ngƣời duyệt...trên chứng từ giao dịch có in ngày giờ giao dịch, ngƣời thực hiện, ngƣời kiểm soát để dễ dàng trong việc đối chiếu, kiểm soát giữa thông tin trên hệ thống dữ liệu với thông tin giao dịch thực tế trên chứng từ.

Có chƣơng trình quản lý dữ liệu RRTN để nhập thông tin dấu hiệu RRTN, sự cố RRTN vào theo định kỳ, bộ chỉ tiêu để thống kê dấu hiệu RRTN thƣờng xuyên đƣợc cập nhật, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế tác nghiệp tại chi nhánh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tác nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hà tĩnh (Trang 69 - 71)