CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3. Năng lực cạnh tranh của OCEANBANK trong giai đoạn từ 2011 đến nay
3.3.1. Đánh giá năng lực cạnh tranh của OCEANBANK bằng mô hình SWOT
Năng lực cạnh tranh của NHTM chịu sự tác động của bản thân chủ thể, năng lực hoạt động hay nội lực bên trong. Các yếu tố bên trong bản thân Ngân hàng nhƣ điểm mạnh, điểm yếu là những nguồn lực mạnh mẽ tác động lên vị thế của
Ngân hàng trên thị trƣờng. Ngoài ra, cũng nhƣ các lĩnh vực khác, năng lực cạnh tranh của Ngân hàng phụ thuộc lớn vào môi trƣờng cạnh tranh. Những cơ hội, thách thức mà môi trƣờng đem lại cũng có tác động không nhỏ đến năng lực cạnh tranh của NHTM. Ngân hàng có khả năng thích nghi với nhanh chóng với những thay đổi của thị trƣờng, tận dụng đƣợc cơ hội, vƣợt qua đƣợc thách thức sẽ đứng vững trong cuộc cạnh tranh.
3.3.1.1. Điểm mạnh
Lợi thế bên trong của OCEANBANK xuất phát từ tiềm lực của cổ đông chiến lƣợc, thƣơng hiệu mạnh, đối tác lớn, mạng lƣới đơn vị kinh doanh rộng, hạ tầng công nghệ tiên tiến, sản phẩm đa dạng, nhân sự trình độ cao.
Sự xuất hiện của hai doanh nghiệp nhà nƣớc lớn trong cơ cấu cổ đông của OCEANBANK cung cấp cho OCEANBANK nguồn tài chính vững mạnh và số lƣợng khách hàng lớn.
Bảng 3.3: Cơ cấu cổ đông của OCEANBANK năm 2014
Tên cổ đông Tỷ lệ vốn góp
Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN) 20% Công ty CP tập đoàn Đại Dƣơng 20%
Công ty TNHH VNT 20%
Công ty CP Đầu tƣ và xây dựng sông Đà 6.65%
Các cổ đông khác 33.35%
Tổng 100%
(Nguồn: Bản cáo bạch OCEANBANK )
Từ năm 2008, PVN trở thành cổ đông chiến lƣợc của OCEANBANK với 20% cổ phần của ngân hàng. Cho đến năm 2014, tỷ lệ sở hữu cổ phần của PVN trong OCEANBANK vẫn là 20% (80 triệu cổ phiếu). Là doanh nghiệp lớn nhất cả nƣớc (đứng thứ nhất trong bảng xếp hạng VNR 500 từ năm 2011 đến năm 2014), PVN góp phần lớn trong việc giúp OCEANBANK liên tục mở rộng huy động và cho vay. Bên cạnh đó, Công ty cổ phần đầu tƣ và xây dựng sông Đà cũng là doanh
nghiệp nhà nƣớc lớn. Sự góp mặt của hai cổ đông này khiến lƣợng tiền gửi từ doanh nghiệp nhà nƣớc vào OCEANBANK qua các năm luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tiền gửi vào OCEANBANK (trên 40%).
Hình 3.1: Cơ cấu tiền gửi vào OCEANBANK từ năm 2011 và năm 2014.
(Đơn vị: %)
Tiền gửi của tổ chức kinh tế (bao gồm doanh nghiệp nhà nƣớc, doanh nghiệp trong nƣớc khác, doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài) chiếm đa số trong tổng tiền gửi đƣợc gửi vào OCEANBANK, có tỷ trọng từ năm 2011 đến năm 2014 lần lƣợt là 66,9%; 68,1%; 65,8%; 68,5%. Trong đó, tỷ trọng tiền gửi của doanh nghiệp nhà nƣớc luôn chiếm trên 40%, tỷ trọng tiền gửi của doanh nghiệp trong nƣớc khác chiếm dƣới 20%, tỷ trọng tiền gửi của doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài dao động trong khoảng 2% đến 6%. Tỷ trọng tiền gửi của cá nhân qua các năm từ 2011 đến 2014 lần lƣợt là 27,9%; 25,2%; 30,6%; 27,4%. Tiền gửi của các đối tƣợng khác chiếm tỷ trọng nhỏ, dao động trong khoảng 3,6% đến 6,7%. Nhìn chung, cơ cấu tiền gửi vào OCEANBANK trong giai đoạn 2011 – 2014 không có sự thay đổi lớn, chiếm đa số là tiền gửi từ doanh nghiệp nhà nƣớc.
Không những nhận đƣợc sự hỗ trợ từ các cổ đông lớn, OCEANBANK còn tạo ra cho mình một thƣơng hiệu mạnh. Với tiền thân là Ngân hàng TMCP nông thôn Hải Hƣng (thành lập cuối năm 1993), sau quá trình chuyển đổi mô hình hoạt động thành ngân hàng cổ phần đô thị, tính đến năm 2014, OCEANBANK đã có lịch sử hơn 20 năm hoạt động. Từ chỗ chỉ nhận tiền gửi và cho vay nông dân trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng, ngân hàng đã triển khai các nghiệp vụ ngân hàng đa năng, hiện đại. Năm 2014, OCEANBANK hoàn thành thay đổi hệ thống nhận diện thƣơng hiệu mới trên toàn hệ thống nhằm tạo lợi thế cạnh tranh trong nƣớc, tiếp sức cho OCEANBANK tiếp cận thị trƣờng tài chính khu vực Châu Á và thế giới.
Việc hợp tác toàn diện với nhiều đối tác lớn nhƣ Vietcombank, PVFC… để trao đổi và hỗ trợ kinh nghiệm, hợp tác toàn diện trong lĩnh vực tài chính ngân hàng tạo cơ sở cho sự phát triển lâu dài của OCEANBANK.
Mạng lƣới đơn vị kinh doanh thuận lợi cho hoạt động bán lẻ. Tính đến năm 2011, tổng số chi nhánh trên địa bản cả nƣớc của OCEANBANK là 21 chi nhánh, số phòng giao dịch và quỹ tiết kiệm đạt trên 100 điểm giao dịch. Năm 2012, OCEANBANK đạt giải ngân hàng bán lẻ có tốc độ tăng trƣởng nhanh nhất Việt Nam do tạp chí Global Banking & Finance Review bình chọn. Thêm vào đó, OCEANBANK đã hoàn thành quá trình thay đổi tiêu chuẩn ngân hàng bán lẻ theo chuẩn mực quốc tế trong khi các ngân hàng khác mới đang từng bƣớc chuyển hƣớng sang lĩnh vực này.
Hạ tầng công nghệ của OCEANBANK đƣợc đầu tƣ, luôn duy trì hoạt động ổn định, đặc biệt là hệ thống Core Banking FCC. Nhiều phần mềm tin học hỗ trợ nâng cao hiệu quả các hoạt động nghiệp vụ đƣợc phát triển nhƣ siêu thị trực tuyến, phần mềm quản lý dịch vụ SMS banking, phần mềm quản lý dịch vụ thẻ ATM và thẻ tín dụng, phần mềm quản lý hồ sơ vay, phần mềm chấm điểm và xếp hạng tín dụng khách hàng vay… Hạ tầng công nghệ tốt đảm bảo tính bảo mật, an toàn, nhanh chóng cho các giao dịch của ngân hàng.
Sản phẩm của OCEANBANK đƣợc đa dạng hóa và đơn giản hóa. Các gói sản phẩm huy động tiền gửi, cho vay cá nhân, thẻ tín dụng, ngân hàng điện tử, thanh toán qua POS đƣợc đƣa ra thị trƣờng và nhận đƣợc phản hồi tích cực từ khách hàng.
Đội ngũ cán bộ nhân viên trẻ, nhiệt huyết, có trình độ cao. Trong cơ cấu nhân sự, tỷ lệ nhân sự có trình độ đại học trở lên trong tổng nhân sự của OCEANBANK là 78,47%. Đội ngũ nhân sự đang đƣợc trẻ hóa, đồng đều về chất lƣợng, chuyên môn, nghiệp vụ, nhạy bén và năng động trong môi trƣờng kinh doanh nhiều cạnh tranh.
3.3.1.2. Điểm yếu
Hiệu quả hoạt động thấp là xu hƣớng chung của ngành ngân hàng trong giai đoạn 2011 – 2014, đặc biệt là giai đoạn năm 2014. OCEANBANK có tăng trƣởng rất nhanh về quy mô trong giai đoạn 2011 – 2013 nhƣng hiệu quả hoạt động của ngân hàng vẫn thấp. Đặc biệt, năm 2014, nguyên chủ tịch Hội đồng quản trị bị bắt để điều tra về những sai phạm có liên quan đến Ngân hàng, điều này làm ảnh tiêu cực đến Ngân hàng.
+ Suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) so với lãi suất thị trƣờng hay hiệu quả hoạt động của ngân hàng khác.
+ Lợi nhuận sau thuế của OCEANBANK sụt giảm.
+ Tình trạng nợ xấu của OCEANBANK trở nên trầm trọng. Trích lập dự phòng rủi ro nợ xấu cao. Nợ đáng chú ý của Ngân hàng (có nguy cơ biến thành nợ xấu) lớn. Chất lƣợng tín dụng của OCEANBANK gặp rủi ro vì nhiều lý do:
Thứ nhất, trình độ quản trị của ngân hàng chƣa kịp đáp ứng với đà tăng tài sản dẫn tới chất lƣợng tín dụng giảm. Việc chuyển đổi quá nhanh từ mô hình Ngân hàng TMCP nông thôn sang mô hình NHTM cổ phần đô thị buộc ngân hàng phải tăng vốn điều lệ lên nhiều lần, gây áp lực tăng trƣởng tài sản để tƣơng ứng với lƣợng vốn chủ sở hữu tăng thêm.
Thứ hai, OCEANBANK có thể tài trợ cho các dự án thực hiện bởi công ty con của cổ đông lớn là tập đoàn nhà nƣớc và tập đoàn tƣ nhân. Điều này dẫn đến nguy cơ OCEANBANK tiến hành thẩm định vốn vay thiếu cẩn trọng từ mối quan hệ với cổ đông chiến lƣợc.
Tính đến 31/12/2013, OCEANBANK có khoản tiền gửi tại Công ty tài chính TNHH một thành viên công nghiệp tàu thủy với giá trị 1.085 tỷ đồng đã quá hạn thu hồi. Ngân hàng đã trích lập dự phòng 289 tỷ đồng cho khoản tiền gửi này. Đồng thời, ngân hàng còn phải trích lập dự phòng 115 tỷ đồng cho khoản tín dụng trị giá
689 tỷ đồng quá hạn của Vinashin. Những khoản này có nguy cơ gây thiệt hại lớn cho ngân hàng.
OCEANBANK chịu sự chi phối từ cổ đông chiến lƣợc là tổ chức kinh doanh. Nguồn vốn huy động của OCEANBANK chủ yếu đến từ doanh nghiệp nhà nƣớc, đồng thời cũng là cổ đông chiến lƣợc của ngân hàng nhƣ PVN hay công ty đầu tƣ và xây dựng Sông Đà. Tuy nhiên, tỷ lệ cổ phần của PVN tại OCEANBANK là 20%, vƣợt quá quy định là 15%.
3.3.1.3. Cơ hội
Tầm nhìn nhận thức của ngƣời dân, nhu cầu về tiện ích của Ngân hàng ngày càng lớn nên cơ hội phát triển các sản phẩm mang tính công nghệ có triển vọng lớn.
Là một Ngân hàng phát triển sau nên OCEANBANK học hỏi đƣợc kinh nghiệm từ các Ngân hàn khác, hạn chế đƣợc những khó khăn mà Ngân hàng đi trƣớc gặp phải. Không những thế, OCEANBANK có những chuyển đổi sớm nhất trên thị trƣờng các ngân hàng TMCP nội địa nên có cơ hội nắm bắt thị trƣờng.
Nhờ toàn cầu hóa, nhân sự có sự chuyển dịch giữa các quốc gia. Trong ngành Ngân hàng, các chuyên gia nƣớc ngoài tƣ vấn và làm việc tại Việt Nam ngày càng đông đảo.
Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng (VAMC) chính thức hoạt động vào ngày 26/7/2013 theo nghị định 53 của Chính phủ. Công ty này có sứ mệnh xử lý nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng. Các tổ chức tín dụng có tỷ lệ nợ xấu trên 3% sẽ đƣợc yêu cầu bán nợ xấu cho VAMC.
Làn sóng sáp nhập, tái cấu trúc hệ thống ngân hàng diễn ra ngày càng mạnh mẽ.
3.3.1.4. Thách thức
Theo điều 55 Luật các tổ chức tín dụng 2010, một cổ đông là tổ chức không đƣợc sở hữu vƣợt quá 15% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng, đồng thời cổ đông và ngƣời có liên quan của cổ đông đó không đƣợc sở hữu vƣợt quá 40% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng. Nhƣ đã trình bày trong Bảng 3.3 ba cổ đông lớn của OCEANBANK (Công ty TNHH VNT, Công ty cổ phần tập đoàn Đại Dƣơng, PVN) sở hữu khoảng 20% cổ phần của OCEANBANK dù không thuộc các trƣờng hợp đƣợc loại trừ theo quy định. Hơn nữa, công ty TNHH VNT và công ty cổ phần tập
đoàn Đại Dƣơng là hai cổ đông liên quan, sở hữu tổng cộng 40% vốn điều lệ của Ngân hàng. Trong tƣơng lai, các tổ chức này có định hƣớng thoái vốn tại OCEANBANK.
Toàn cầu hóa dẫn đến sự gia tăng của đối thủ cạnh tranh trong tƣơng lai với công nghệ hiện đại, năng lực tài chính mạnh. Mức độ cạnh tranh từ các Tổ chức tín dụng, các Quỹ đầu tƣ trong và ngoài nƣớc gia tăng tạo áp lực OCEANBANK phải lớn mạnh để đáp ứng nhu cầu hòa nhập với thị trƣờng tài chính quốc tế.
Tình hình tài chính giai đoạn 2011 – 2014 khó khăn làm tăng rủi ro từ thị trƣờng. Nhiều ngân hàng không đạt chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh, tổng tài sản giảm, tăng trƣởng tín dụng thấp, lợi nhuận kém thậm chí lỗ, nợ xấu tăng kéo theo chi phí dự phòng lớn.
Nguồn nhân lực dễ dàng bị lôi kéo sang các đối thủ khác. Trong năm 2013 - 2014, khủng hoảng nhân sự trong ngành ngân hàng đã diễn ra. Nhân sự cấp cao thay đổi, nhân sự cấp thấp và cấp trung bị cắt giảm. Điều này không chỉ ảnh hƣởng đến hiệu suất làm việc thấp của nhân viên mà còn dẫn tới tâm lý muốn rời ngành hoặc chuyển việc của nhân sự ngành ngân hàng. Đánh giá SWOT về OCEANBANK đƣợc tóm tắt trong bảng sau:
Bảng 3.4 : Đánh giá SWOT về OCEANBANK trong giai đoạn 2011 đến nay Điểm mạnh (Strength)
- Cổ đông cung cấp tiềm lực tài chính vững mạnh và số lƣợng khách hàng lớn. - Thƣơng hiệu mạnh.
- Đối tác trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng lâu năm.
- Mạng lƣới đơn vị kinh doanh thuận lợi cho hoạt động bán lẻ.
- Hạ tầng công nghệ tốt. - Sản phẩm đa dạng.
- Nghiệp vụ thanh toán quốc tế tốt.
Điểm yếu (Weakness)
- Hiệu quả hoạt động thấp.
- Cán bộ chủ chốt của Ngân hàng bị bắt vì có liên quan đến một số sai phạm với Ngân hàng.
- Chịu sự chi phối của cổ đông chiến lƣợc là tổ chức.
- Đội ngũ lãnh đạo mới chƣa quen với các hoạt động của OCEANBANK. - Chịu sự kiểm soát đặc biệt của
- Đƣợc sự hỗ trợ của NHNN để giải quyết các vấn đề sau:
o Giải quyết các vấn đề về nợ xấu, giải quyết thanh khoản.
o Đƣa ngƣời có kinh nghiệm của Vietinbank sang quản lý điều hành để hoàn thiện lại bộ máy quản trị.
Cơ hội (Opportunity)
- Nhu cầu tiện ích tài chính của khách hàng tăng cao.
- Hiện nay hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến mua bán, sáp nhập Ngân hàng tƣơng đối đồng bộ, hoàn chỉnh nhƣ, Luật Cạnh tranh, Luật Đầu tƣ, Luật Chứng khoán; về phía lĩnh vực ngân hàng có Luật Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam, Luật Các tổ chức tín dụng. Đặc biệt, trên cơ sở các văn bản pháp lý có liên quan, ngày 11/02/2011 Ngân hàng Nhà nƣớc đã ban hành Thông tƣ số 04/2010/TT-NHNN quy định việc sáp nhập, hợp nhất và mua lại tổ chức tín dụng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động sáp nhập, hợp nhất, mua lại.
- Nhận đƣợc sự quản lý điều hành của NHNN, cụ thể là điều hành của Vietinbank.
Thách thức (Threat)
- Luật các tổ chức tín dụng 2010 giới hạn về tỷ lệ góp vốn điều lệ của cổ đông là tổ chức.
- Áp lực cạnh tranh từ đối thủ trong nƣớc và ngoài nƣớc tăng.