CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Quy trình nghiên cứu
quy trình sau:
2.1.1. Lựa chọn đề tài
Việc đầu tiên của một đề tài nghiên cứu khoa học là lựa chọn đề tài. Trên cơ sở kiến thức tích luỹ đƣợc, kinh nghiệm của bản thân, tình hình hoạt động của NHCSXH, tình hình thực tế nơi tác giả đang công tác tại NHCSXH và cùng với sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của Giáo viên hƣớng dẫn, đồng nghiệp trong cơ quan, tác giả đã quyết định chọn đề tài nghiên cứu về “Nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách tại chi nhánh NHCSXH tỉnh Hà Nam”.
2.1.2. Lập kế hoạch thực hiện
Trên cơ sở ý tƣởng về đề tài nghiên cứu, tác giả đã lập kế hoạch thực hiện các phần việc chính, nhằm quản lý tốt quỹ thời gian cũng nhƣ kiểm soát đƣợc tiến độ thực hiện một cách khoa học theo kế hoạch của nhà trƣờng.
Lựa chọn đề tài
Lập kế hoạch thực hiện
Đặt vấn đề, xây dựng giả thuyết
Thu thập kết quả, xử lý thông tin
Viết báo cáo kết quả nghiên cứu Tìm kiếm tài liệu, đánh
giá và khai thác thông tin tham khảo
Độ dài ngắn của từng giai đoạn đƣợc lập theo thời hạn kết thúc của từng giai đoạn của đề tài theo quy định.
2.1.3. Đặt vấn đề, xây dựng giả thuyết
Một đề tài nghiên cứu thƣờng cần có đề cƣơng nghiên cứu hoặc ít nhất là một bài tổng quan tài liệu để có cái nhìn tổng quát về vấn đề cần nghiên cứu và về giả thuyết nghiên cứu. Thông qua tổng quan tài liệu, tác giả đã xác định đƣợc mục đích và phạm vi nghiên cứu, đối tƣợng và các phƣơng pháp chuyên ngành sẽ sử dụng, những kết quả cần đạt đƣợc và thời gian dự kiến cho từng giai đoạn tiếp theo và tính khả thi của giả thuyết nghiên cứu.
2.1.4. Thu thập kết quả, xử lý thông tin
Thu thập các tài liệu lý thuyết và thực tế có tầm quan trọng to lớn, nó giúp cho tác giả chứng minh đƣợc giả thuyết khoa học đã đƣa ra.
Trong luận văn, tác giả sử dụng nhiều phƣơng pháp khác nhau để thu thập dữ liệu, thông tin liên quan đến đề tài nghiên cứu. Các dữ liệu, thông tin thu thập chƣa thể sử dụng ngay đƣợc mà phải qua quá trình sàng lọc, phân tích, xử lý. Các dữ liệu, thông tin này gọi chung là tài liệu thu thập.
2.1.5. Viết báo cáo kết quả nghiên cứu
Từ các tài liệu ban đầu đã có và thu thập thêm một số tài liệu mới liên quan, chuyên sâu hơn nữa để bổ sung cho các khía cạnh quan trọng trong đề tài và bắt tay vào viết các phần còn lại: phân tích, đánh giá kết quả nghiên cứu và đƣa ra các kết luận, xác nhận hay bác bỏ những giả thuyết đã đặt ra, nêu ra những vấn đề cần nghiên cứu tiếp,... Sau khi hoàn tất những phần việc trên, tác giả tập hợp các nội dung đó vào luận văn theo yêu cầu.
* Tìm kiếm tài liệu, đánh giá và khai thác thông tin tham khảo
Ngoài các bƣớc trên ra thì việc tìm kiếm tài liệu, đánh giá và khai thác thông tin tham khảo có vai trò cũng rất quan trọng và đƣợc tác giả thực hiện trong cả quá trình trƣớc khi lựa chọn đề tài nghiên cứu, trong quá trình nghiên
cứu và cả khi viết báo cáo kết quả nghiên cứu để nhằm bổ sung thông tin, số liệu để những đánh giá, phân tích đƣợc cụ thể, chi tiết hơn.
2.2. Phƣơng pháp thu thập số liệu
2.2.1. Phƣơng pháp thu thập số liệu sơ cấp
Số liệu sơ cấp là những số liệu chƣa có sẵn, đƣợc thu thập lần đầu, chƣa qua xử lý và đƣợc thu thập thông qua các cuộc điều tra, thống kê; số liệu sơ cấp có ƣu điểm là đáp ứng tốt các yêu cầu nghiên cứu nhƣng việc thu thập số liệu thƣờng tốn nhiều công sức và chi phí. Do đó, tác giả chọn phƣơng pháp điều tra phỏng vấn chọn mẫu ngẫu nhiên một số đối tƣợng khách hàng của NHCSXH và từ đó phân tích, đánh giá chung cho nhóm đối tƣợng. Mẫu điều tra đƣợc chọn theo các bƣớc sau:
Bƣớc 1: Tiến hành phân loại đối tƣợng vay vốn tại chi nhánh NHCSXH tỉnh Hà Nam để lọc ra danh sách đối tƣợng thụ hƣởng chính sách trên địa bàn.
Bƣớc 2: Trên cơ sở danh sách đối tƣợng vay vốn tại một số xã, phƣờng tại tỉnh Hà Nam để chọn ra ngẫu nhiên một số đối tƣợng để thực hiện điều tra.
Bƣớc 3: Thực hiện thu thập thông tin qua hình thức phỏng vấn trực tiếp hộ vay tại 03 xã thuộc 03 đơn vị cấp huyện trên địa bàn tỉnh Hà Nam.
Bƣớc 4: Tổng hợp kết quả theo mẫu có sẵn để thu thập thông tin.
2.2.2. Phƣơng pháp thu thập số liệu thứ cấp
Thu thập tài liệu thông qua báo cáo tổng kết 15 năm thực hiện chƣơng trình tín dụng chính sách, các báo cáo tổng kết hoạt động, báo cáo tài chính và báo cáo tình hình dƣ nợ các chƣơng trình tín dụng tại chi nhánh NHCSXH tỉnh Hà Nam 03 năm gần nhất (2014, 2015, 2016).
2.3. Phƣơng pháp xử lý dữ liệu
2.3.1. Phƣơng pháp thống kê - so sánh
Thực hiện thống kê, so sánh số liệu và mức biến động của ngân hàng qua 03 năm 2014, 2015, 2016. Cụ thể trong đó phƣơng pháp thống kê là
phƣơng pháp nhận dạng hiện tƣợng thông qua quy mô, mức độ của hiện tƣợng đƣợc thể hiện thông qua các số bình quân, tầng suất, số lớn nhất, số nhỏ nhất. Còn phƣơng pháp so sánh có đƣợc chia thành phƣơng pháp so sánh tuyệt đối và so sánh tƣơng đối. So sánh tuyệt đối là biểu hiện quy mô lƣợng, giá trị của một số chỉ tiêu kinh tế nào đó trong một thời gian, địa điểm cụ thể, so sánh tuyệt đối của chỉ tiêu kinh tế giữa các khoảng thời gian khác nhau để thấy đƣợc quy mô phát triển của chỉ tiêu kinh tế đó. Còn so sánh tƣơng đối là biểu hiện qua quan hệ so sánh giữa mức độ của đối tƣợng nghiên cứu, số tƣơng đối thể hiện đặc điểm của hiện tƣợng trong mối quan hệ với nhau.
2.3.2. Phƣơng pháp phân tích tỷ lệ
Phƣơng pháp này đƣợc áp dụng phổ biến trong phân tích tài chính vì nó dựa trên ý nghĩa chuẩn mực các tỷ lệ của đại lƣợng tài chính trong các quan hệ tài chính. Phƣơng pháp tỷ lệ giúp các nhà phân tích khai thác có hiệu quả những số liệu và phân tích một cách có hệ thống hàng loạt tỷ lệ theo chuỗi thời gian liên tục hoặc theo từng giai đoạn. Qua đó nguồn thông tin kinh tế và tài chính đƣợc cải tiến và cung cấp đầy đủ hơn. Từ đó cho phép tích luỹ dữ liệu và thúc đẩy quá trình tính toán hàng loạt các tỷ lệ nhƣ: tỷ lệ về khả năng thanh toán, tỷ lệ và khả năng cân đối vốn, cơ cấu vốn và nguồn vốn, tỷ lệ về khả năng hoạt động kinh doanh, tỷ lệ về khả năng sinh lời...
2.3.3. Phƣơng pháp phân tích dãy số theo thời gian
Phân tích dãy số theo thời gian là việc phân tích xu hƣớng biến động của một hay một số chỉ tiêu có mối quan hệ với nhau qua thời gian. Từ đó, tìm ra tính quy luật của sự phát triển, đồng thời dự đoán đƣợc các mức độ biến động trong tƣơng lai.
2.3.4. Phƣơng pháp phân tích - tổng hợp
Nghiên cứu thƣờng đƣợc bắt đầu từ việc phân tích các tài liệu liên quan đến chủ đề nghiên cứu để tìm ra cấu trúc, xu hƣớng phát triển và sau đó tổng
hợp lại để xây dựng thành một hệ thống khái niệm, phạm trù và tiến tới hình thành lý thuyết khoa học mới. Cụ thể: Phƣơng pháp phân tích lý thuyết đƣợc hiểu là việc phân thành những mặt, bộ phận, mối quan hệ theo lịch sử thời gian để nhận thức, phát hiện, khai thác các khía cạnh khác nhau của lý thuyết và từ đó chọn lọc những thông tin cần thiết cho nghiên cứu. Còn phƣơng pháp tổng hợp lý thuyết là phƣơng pháp kết hợp kết quả của một vài nghiên cứu thành một chỉnh thể để tạo ra một hệ thống lý thuyết mới đầy đủ và sâu sắc về chủ đề nghiên cứu; mặc dù có những sự khác biệt giữa các nghiên cứu cá nhân nhƣng mục tiêu của phân tích tổng hợp là ƣớc lƣợng chính xác hơn cỡ hiệu ứng thực so với cỡ hiệu ứng kém chính xác hơn trong các nghiên cứu riêng lẻ.
Phƣơng pháp nghiên này đƣợc sử dụng chủ yếu trong các chƣơng 1, 3 của luận văn để tổng hợp về cơ sở lý luận, thực trạng của tín dụng chính sách và hiệu quả tín dụng chính sách để từ đó đƣa ra những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu, những ƣu điểm, hạn chế cũng nhƣ các vấn đề đặt ra trong quá trình thực hiện tín dụng chính sách tại tỉnh Hà Nam.
2.3.5. Phƣơng pháp logic - lịch sử
Phƣơng pháp logic - lịch sử cho thấy toàn bộ sự vận động, phát triển tín dụng chính sách tại tỉnh Hà Nam, từ đó rút ra quy luật vận động, diễn biến của hoạt động tín dụng chính sách trong điều kiện, hoàn cảnh cụ thể. Đề tài ngoài việc khai thác số liệu của năm 2014, 2015, 2016 còn tham khảo thêm số liệu các năm trƣớc năm 2014 và 06 tháng năm 2017 để làm cơ sở phân tích, đánh giá kết hợp với phân tích có tính lịch sử của số liệu. Trong đó, phƣơng pháp lịch sử là phƣơng pháp tái hiện trung thực bức tranh quá khứ của tín dụng chính sách theo trình tự thời gian, không gian. Còn phƣơng pháp logic là phƣơng pháp nghiên cứu tổng quát các sự kiện, hiện tƣợng lịch sử của tín dụng chính sách tại địa phƣơng để làm bộc lộ bản chất, tính tất yếu và quy luật vận động, phát triển khách quan của tín dụng chính sách tại địa phƣơng.
Phƣơng pháp logic - lịch sử đƣợc tác giả sử dụng trong toàn bộ luận văn để xâu chuỗi, tổng hợp và đƣa ra các quan điểm của vấn đề nghiên cứu, tình hình thực trạng tại địa bàn nghiên cứu, đƣa ra các giải pháp và cùng với các kiến nghị.
CHƢƠNG 3
THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ TÍN DỤNG TẠI
CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH HÀ NAM GIAI ĐOẠN 2014 - 2016
3.1. Tổng quan về đối tƣợng chính sách và sƣ ra đời của chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hà Nam
3.1.1. Tình hình đối tƣợng chính sách tại tỉnh Hà Nam
Theo số liệu thống kê, số lƣợng ngƣời nghèo tại Hà Nam có xu hƣớng giảm dần qua các năm và ngày càng chiếm tỷ trọng nhỏ hơn trong tổng dân số. Tuy nhiên, tốc độ giảm cũng chậm dần qua các năm, những đối tƣợng còn lại là những đối tƣợng rất khó khăn nên các chính sách với đối tƣợng này cần thời gian lâu hơn để phát huy hiệu quả. Số lƣợng hộ nghèo năm 2016 trong tỉnh có 11.456 hộ, tỷ lệ 4,24%, giảm 2.45% so với năm 2015 và có 13.211 hộ cận nghèo, giảm 0,05% so với năm 2015.
Bảng 3.1. Tình hình hộ nghèo, hộ cận nghèo tại tỉnh Hà Nam, giai đoạn năm 2014 - 2016.
ĐVT : Số hộ, %. TT Chƣơng trình cho vay 2014 2015 2016 2015/2014 So sánh 2016/2015 So sánh Số hộ Tỷ lệ Số hộ Tỷ lệ Số hộ Tỷ lệ Số hộ Tỷ lệ Số hộ Tỷ lệ 1 Hộ nghèo 13,915 5.47 17,866 6.69 11,456 4.24 3,951 1.22 -6,410 -2.45 2 Hộ cận nghèo 15,621 6.18 13,188 4.94 13,211 4.89 -3,433 -1.24 23 -0.05 Cộng 29,536 31,054 24,667 518 -6,387
Nguồn: Sở LĐ&TBXH tỉnh Hà Nam.
Nhìn số liệu tại bảng số liệu ta thấy số hộ nghèo và hộ cận nghèo có sự tăng đột biến vào thời điểm năm 2015 do Bộ LĐTB&XH thực hiện điều tra theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều giai đoạn 2016-2020. Số hộ nghèo, hộ cận nghèo đƣợc phân bổ tại các huyện, thành phố nhƣ sau:
Bảng 3.2. Bảng tổng hợp tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo tại tỉnh Hà Nam, giai đoạn năm 2014 - 2016.
TT Chƣơng trình cho vay 2014 2015 2016 2015/2014 So sánh 2016/2015 So sánh Tỷ lệ hộ nghèo Tỷ lệ hộ cận nghèo Tỷ lệ hộ nghèo Tỷ lệ hộ cận nghèo Tỷ lệ hộ nghèo Tỷ lệ hộ cận nghèo Tỷ lệ hộ nghèo Tỷ lệ hộ cận nghèo Tỷ lệ hộ nghèo Tỷ lệ hộ cận nghèo 1 Lý Nhân 6.75 6.53 8.90 5.92 3.92 4.92 2.15 5.92 -4.98 -1.00 2 Duy Tiên 4.65 5.15 5.09 4.16 3.96 4.54 0.44 4.16 -1.13 0.38 3 Bình Lục 4.85 5.73 5.04 4.73 5.99 6.41 0.19 4.73 0.95 1.68 4 Kim Bảng 7.23 6.55 9.42 5.51 3.84 4.49 2.19 5.51 -5.58 -1.02 5 Thanh Liêm 4.72 6.23 5.82 5.28 3.81 5.38 1.10 5.28 -2.01 0.10 6 TP Phủ Lý 4.62 4.93 5.42 3.73 3.37 3.25 0.80 3.73 -2.05 -0.48 CỘNG 5.47 6.18 6.69 4.94 4.24 4.89 1.22 4.94 -2.45 -0.05
Nguồn: Sở LĐ&TBXH tỉnh Hà Nam.
Tại tỉnh Hà Nam có đến 91,5% dân cƣ sinh sống ở khu vực nông thôn và đây cũng là nơi tập trung hơn 80% đối tƣợng hộ nghèo, hộ cận nghèo của tỉnh. Trong đó, tại huyện Kim Bảng, Lý Nhân có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất trong tỉnh theo đánh giá hộ nghèo đa chiều (năm 2015: Lý Nhân là 8,9%, Kim Bảng là 9,42%) nhƣng tốc độ giảm nghèo cũng nhanh hơn so với khu vực khác (Năm 2016: Lý Nhân giảm 4.98%, Kim Bảng 5.58%). Có đƣợc kết quả trên là nhờ sự vào cuộc tích cực của cấp ủy, chính quyền địa phƣơng và chính sách tín dụng ƣu đãi của NHCSXH.
Tỷ lệ hộ nghèo ở khu vực nông thôn có xu hƣớng giảm qua các năm, nhƣng đến năm 2015 lại tăng 1,22% so với năm 2014 do trong thời gian này có sự thay đổi chuẩn nghèo khiến cho tỷ lệ hộ nghèo tăng lên. Tuy nhiên, đến năm 2016 thì tỷ lệ hộ nghèo ở nông thôn giảm 2,45% so với năm 2015, giảm xuống còn 4,24%. Nhìn chung, tỷ lệ hộ nghèo ở nông thôn chiếm tỷ lệ rất cao, cứ trung bình 10 hộ dân thì có 1 hộ nghèo, tuy nhiên ở thành thị tỷ lệ hộ nghèo nhỏ hơn rất nhiều và có biến động xung quanh khoảng từ 3 - 5%.
Nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ hộ nghèo ở nông thôn cao hơn khu vực thành thị là do ngƣời dân ở nông thôn khó tiếp cận với dịch vụ về y tế, văn
hóa, giáo dục và khoa học, kỹ thuật hiện đại. Họ SXKD theo tập quán lạc hậu nên thƣờng bị ảnh hƣởng bởi những biến động bất thƣờng của thời tiết, hàng hóa của họ sản xuất ra cũng có chất lƣợng kém hơn và khó tiêu thụ hơn. Ngoài ra, phần lớn ngƣời nghèo là những ngƣời có trình độ thấp, nên họ thƣờng không làm chủ đƣợc các phƣơng tiện, máy móc thiết bị hiện đại khiến cho ngƣời nghèo khó có thể tìm đƣợc công việc tốt ở ngành khác có nguồn thu nhập cao hơn. Có thể nói trình độ học vấn thấp và nghèo đói là chiếc vòng luẩn quẩn có quan hệ nhân quả với nhau, học vấn thấp là nguyên nhân của nghèo đói và ngƣợc lại.
3.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hà Nam
3.1.2.1. Khái quát về chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hà Nam
Chi nhánh NHCSXH tỉnh Hà Nam đƣợc thành lập theo Quyết định số 24/QĐ-HĐQT ngày 14/01/2003 của Chủ tịch Hội đồng quản trị NHCSXH, là đơn vị trực thuộc NHCSXH, có trụ sở làm việc đặt tại tỉnh Hà Nam (Số 144 Nguyễn Viết Xuân, phƣờng Trần Hƣng Đạo, TP Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), có tiền thân từ Ngân hàng phục vụ ngƣời nghèo tách ra từ NHNo&PTNT tỉnh Hà Nam. Khi mới thành lập, ngân hàng chỉ có 12 cán bộ bàn giao từ NHNo&PTNT, cơ sở vật chất hết sức khó khăn, trụ sở giao dịch từ tỉnh đến các huyện đều phải đi thuê, máy móc, thiết bị thiếu thốn. Cùng với việc nhận bàn giao dƣ nợ vốn vay giải quyết việc làm từ Kho bạc Nhà nƣớc và vốn vay hộ nghèo từ NHNo&PTNT, lại vừa phải tổ chức triển khai giải ngân vốn vay kịp thời cho các đối tƣợng chính sách khác . Sau gần 15 năm hoa ̣t đô ̣ng , đến nay chi nhánh NHCSXH tỉnh Hà Nam đã khẳng định vị trí của mình , là địa