Thực trạng tín dụng chính sách tại chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách tại chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hà Nam (Trang 76)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Thực trạng tín dụng chính sách tại chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã

sách xã hội tỉnh Hà Nam

3.2.1. Khái quát về các chƣơng trình tín dụng chính sách tại chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hà Nam

Chi nhánh chính thức đi vào hoạt động từ ngày 11/3/2003, khi mới đi vào hoạt động các điều kiện về cơ sở vật chất, con ngƣời còn rất khó khăn nhƣng đã nhanh chóng củng cố, hoàn thiện bộ máy tổ chức, đồng thời phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền địa phƣơng và các tổ chức CT-XH nhận ủy thác để nhanh chóng đƣa nguồn vốn tín dụng tới tay ngƣời nghèo. Từ 03 chƣơng trình tín dụng nhận bàn giao khi mới thành lập (cho vay hộ nghèo nhận bàn giao từ NHNo&PTNT, cho vay học sinh sinh viên nhận bàn giao từ Ngân hàng Công thƣơng, cho vay giải quyết việc làm nhận bàn giao từ Kho bạc Nhà nƣớc), đến nay, chi nhánh đã có 08 chƣơng trình tín dụng. Cụ thể:

a) Chƣơng trình cho vay hộ nghèo: Thực hiện theo quy định tại Nghị định 78/2002/NĐ-CP, Tổng Giám đốc NHCSXH đã ban hành văn bản số 316/NHCS-KH ngày 02/5/2003 hƣớng dẫn nghiệp vụ cho vay đối với hộ nghèo. Cụ thể:

- Có hộ khẩu thƣờng trú hoặc có đăng ký tạm trú dài hạn tại địa phƣơng nơi cho vay.

- Có tên trong danh sách hộ nghèo ở cấp xã sở tại theo chuẩn hộ nghèo do Bộ LĐTBXH công bố từng thời kỳ.

- Hộ vay không phải thế chấp tài sản và đƣợc miễn lệ phí làm thủ tục vay vốn nhƣng phải là thành viên tổ TK&VV, đƣợc tổ bình xét, lập thành danh sách đề nghị vay vốn có xác nhận của UBND cấp xã.

- Chủ hộ hoặc ngƣời thừa kế đƣợc ủy quyền giao dịch là ngƣời đại diện hộ gia đình chịu trách nhiệm mọi quan hệ với bên cho vay, là ngƣời trực tiếp ký nhận nợ và chịu trách nhiệm trả nợ ngân hàng.

* Về mục đích vay vốn: hộ nghèo vốn vay để SXKD, dịch vụ; cho vay phục vụ nhu cầu thiết yếu nhƣ cho vay làm mới, sửa chữa nhà ở, điện sinh hoạt, nƣớc sạch và cho vay giải quyết một phần nhu cầu thiết yếu về học tập.

* Về lãi suất cho vay: lãi suất cho vay đối với hộ nghèo do Thủ tƣớng Chính phủ quyết định trong từng thời kỳ, hộ nghèo vay vốn không phải trả thêm bất kỳ một khoản phí nào khác.

* Về mức cho vay tối đa: đƣợc xác định căn cứ vào nhu cầu vay vốn, vốn tự có và khả năng hoàn trả nợ của hộ vay. Mỗi hộ có thể vay vốn một hay nhiều lần nhƣng tổng dƣ nợ không vƣợt quá mức dƣ nợ cho vay tối đa đối với một hộ nghèo do HĐQT NHCSXH quyết định và công bố từng thời kỳ. Mức cho vay tối đa hiện nay là 50 triệu đồng/hộ.

b) Chƣơng trình cho vay học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn Thực hiện Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg ngày 27/9/2007 của Thủ tƣớng Chính phủ về tín dụng đối với HSSV, Tổng Giám đốc NHCSXH đã ban hành văn bản số 2162A/NHCS-TD ngày 02/10/2007 hƣớng dẫn nghiệp vụ cho vay đối với HSSV có hoàn cảnh khó khăn. Cụ thể:

HSSV có hoàn cảnh khó khăn học tại các Trƣờng đại học (hoặc tƣơng đƣơng đại học), cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và tại các cơ sở đào tạo nghề đƣợc thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, gồm:

- HSSV mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc chỉ mồ coi cha hoặc mẹ nhƣng ngƣời còn lại không có khả năng lao động.

- HSSV là thành viên của hộ gia đình thuộc một trong các đối tƣợng sau: hộ nghèo, hộ gia đình có mức thu nhập binh quân đầu ngƣời tối đa bằng 150% mức thu nhập bình quân đầu ngƣời của hộ nghèo.

- HSSV mà gia đình gặp khó khăn về tài chính do tai nạn, ốm đau, thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh trong thời gian theo học có xác nhận của UBND cấp xã nơi cƣ trú.

- Bộ đội xuất ngũ theo học tại các cơ sở dạy nghề của Bộ Quốc phòng và các cơ sở dạy nghề khác thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.

* Về lãi suất cho vay: do Thủ tƣớng Chính phủ quyết định trong từng thời kỳ, hiện nay là 6.6%/năm.

* Về thời hạn cho vay: là khoảng thời gian đƣợc tính từ ngày ngƣời vay nhận món vay đầu tiên cho đến ngày trả hết nợ gốc và lãi đƣợc thoả thuận trong Khế ƣớc nhận nợ (hoặc Sổ TK&VV). Thời hạn cho vay bao gồm thời hạn phát tiền vay và thời hạn trả nợ:

- Thời hạn phát tiền vay là khoảng thời gian tính từ ngày ngƣời vay nhận món vay đầu tiên cho đến ngày HSSV kết thúc khoá học, kể cả thời gian HSSV đƣợc trƣờng cho phép nghỉ học có thời hạn và đƣợc bảo lƣu kết quả học tập. Trong thời hạn phát tiền vay, ngƣời vay chƣa phải trả nợ gốc và lãi tiền vay.

- Thời hạn trả nợ là khoảng thời gian tính từ ngày ngƣời vay trả món nợ đầu tiên đến ngày trả hết nợ gốc và lãi.

* Về mức cho vay: do Thủ tƣớng Chính phủ quy định mức cho vay tối đa và NHCSXH quy định mức cho vay căn cứ vào học phí, chi phí sinh hoạt

và nhu cầu của ngƣời vay nhƣng không vƣợt quá mức cho vay tối đa theo quy định của Thủ tƣớng Chính phủ (mức cho vay tối đa hiện nay là 15 triệu đồng/năm học/sinh viên).

Hiện nay, NHCSXH đang áp dụng 02 hình thức cho vay là cho vay thông qua hộ gia đình và cho vay trực tiếp HSSV. Trong đó, cho vay thông qua hộ gia đình là việc đại diện hộ gia đình sẽ là ngƣời vay vốn và trả nợ cho ngân hàng, phải gia nhập Tổ TK&VV tại địa phƣơng nơi hộ gia đình đang sinh sống. Còn cho vay trực tiếp HSSV là việc sinh viên vay vốn và trả nợ ngân hàng tại NHCSXH nơi nhà trƣờng đóng trụ sở đối với trƣờng hợp sinh viên mồ côi cả cha lẫn mẹ. Tuy nhiên, trong thực tế hiện nay việc cho vay trực tiếp đối với sinh viên còn nhiều bất cập vì nhiều sinh viên ra trƣờng không duy trì mối quan hệ với ngân hàng, có trƣờng hợp có việc làm nhƣng không trả nợ, trả lãi khiến việc thu hồi vốn trở nên khó khăn.

c) Các chƣơng trình cho vay để giải quyết việc làm cho các đối tƣợng chính sách: Ngân hàng đang cho vay 02 chƣơng trình tín dụng để giải quyết việc làm cho các đối tƣợng chính sách là chƣơng trình cho vay giải quyết việc làm và cho vay các đối tƣợng chính sách đi lao động có thời hạn ở nƣớc ngoài (sau đây gọi chung là chƣơng trình cho vay xuất khẩu lao động).

* Về điều kiện vay vốn:

- Đối với chƣơng trình cho vay giải quyết việc làm:

+ Đối với các cơ sở SXKD: Phải có dự án vay vốn khả thi, phù hợp với ngành nghề SXKD, tạo việc làm mới, thu hút thêm lao động vào làm việc ổn định; Dự án phải có xác nhận của UBND cấp xã hoặc cơ quan thực hiện chƣơng trình ở địa phƣơng nơi thực hiện dự án xác nhận; Đối với dự án có mức vay trên 50 triệu đồng phải có tài sản thế chấp, cầm cố theo quy định hiện hành hoặc bảo đảm tiền vay theo văn bản hƣớng dẫn của NHCSXH.

+ Đối với hộ gia đình: Phải tạo thêm tối thiểu 01 chỗ làm việc mới; phải có dự án vay vốn đƣợc UBND cấp xã hoặc cơ quan thực hiện chƣơng trình ở địa phƣơng nơi thực hiện dự án; cƣ trú hợp pháp tại địa phƣơng nơi thực hiện dự án.

- Đối với chƣơng trình cho vay xuất khẩu lao động: Ngƣời vay vốn phải có đủ các điều kiện sau: Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; cƣ trú hợp pháp tại địa phƣơng đƣợc UBND cấp xã xác nhận; có Hợp đồng ký kết giữa ngƣời lao động và doanh nghiệp dịch vụ, tổ chức sự nghiệp đƣa ngƣời lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài theo hợp đồng.

* Về đối tƣợng vay vốn

- Đối tƣợng vay vốn của chƣơng trình cho vay giải quyết việc làm là các cơ sở SXKD và ngƣời lao động. Trong đó, cơ sở SXKD bao gồm các hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp sản xuất, hợp tác xã, cơ sở SXKD của ngƣời tàn tật, doanh nghiệp nhỏ và vừa và chủ trang trại.

- Đối tƣợng vay vốn của chƣơng trình cho vay các đối tƣợng chính sách đi lao động có thời hạn ở nƣớc ngoài là ngƣời lao động thuộc hộ nghèo, đƣợc phép vay vốn khi có các điều kiện sau: cƣ trú hợp pháp tại địa phƣơng, có xác nhận của UBND cấp xã thuộc đối tƣợng chính sách, đƣợc bên tuyển dụng chính thức tiếp nhận đi lao động có thời hạn ở nƣớc ngoài. Ngƣời nghèo đƣợc vay vốn để trả phí đào tạo, phí tƣ vấn hợp đồng, phí đặt cọc, vé máy bay một lƣợt đến nƣớc mà ngƣời lao động tới làm việc và các chi phí cần thiết khác tại hợp đồng lao động.

* Về mức cho vay:

- Chƣơng trình cho vay GQVL: Mức cho vay đối với từng cơ sở SXKD, từng hộ gia đình đƣợc xác định căn cứ vào nhu cầu vay, vốn tự có và khả năng hoàn trả nợ của từng cơ sở SXKD, hộ gia đình nhƣng không quá mức cho vay tối đa theo quy định sau: Đối với các cơ sở SXKD: mức cho vay

tối đa không quá 1.000 triệu đồng/dự án và không quá 50 triệu đồng/1 lao động đƣợc thu hút mới; đối với hộ gia đình: mức cho vay tối đa không quá 50 triệu đồng/hộ gia đình.

- Chƣơng trình cho vay XKLĐ: mức vay đối với từng lao động đƣợc xác định căn cứ vào nhu cầu vay vốn, chi phí đi làm việc ở nƣớc ngoài đƣợc ghi trong hợp đồng lao động, khả năng trả nợ của ngƣời vay, khả năng nguồn vốn của NHCSXH và không vƣợt quá mức cho vay tối đa do HĐQT NHCSXH quy định từng thời kỳ (mức cho vay tối đa hiện nay là 100 triệu đồng/lao động).

d) Chƣơng trình cho vay hỗ trợ nhà ở, nƣớc sạch và vệ sinh môi trƣờng NHCSXH đã triển khai chƣơng trình hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở (thực hiện theo Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg), chƣơng trình cho vay nƣớc sạch và vệ sinh môi trƣờng nông thôn (thực hiện theo Quyết định số 62/2004/QĐ-TTg).

* Về đối tƣợng thụ hƣởng:

- Đối với chƣơng trình cho vay hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở: Là hộ nghèo đang cƣ trú tại địa phƣơng; chƣa có nhà ở hoặc đã có nhà ở nhƣng nhà ở quá tạm bợ, hƣ hỏng, dột nát, có nguy cơ sập đổ và không có khả năng tự cải thiện nhà ở; Hộ không thuộc diện đối tƣợng đƣợc hỗ trợ nhà ở theo quy định tại Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg ngày 20/7/2004 của Thủ tƣớng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nƣớc sinh hoạt cho hộ ĐBDTTS nghèo, đời sống khó khăn và theo các chính sách hỗ trợ nhà ở khác.

- Đối với chƣơng trình cho vay NS&VSMTNT: các hộ gia đình cƣ trú hợp pháp tại khu vực nông thôn chƣa có công trình NS&VSMTNT hoặc đã có nhƣng chƣa đạt tiêu chuẩn quốc gia.

* Mục đích sử dụng vốn vay:

- Đối với chƣơng trình cho vay NS&VSMTNT: mua nguyên vật liệu, trả công xây dựng và các chi phí cần thiết khác cho việc xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp công trình nƣớc sạch bảo đảm theo tiêu chuẩn quốc gia.

Trong 02 chƣơng trình cho vay trên, chƣơng trình cho vay NS&VSMTNT có quy mô dƣ nợ và có tầm ảnh hƣởng lớn tới đời sống của ngƣời nghèo. Từ năm 1999, Chính phủ Việt Nam đã triển khai chƣơng trình mục tiêu quốc gia về NS&VSMTNT và ngày 16/04/2004 Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 62/2004/QĐ-TTg về tín dụng thực hiện Chiến lƣợc quốc gia về cấp NS&VSMTNT và NHCSXH đƣợc Chính phủ giao nhiệm vụ cho vay đối với chƣơng trình này. Chƣơng trình cho vay đƣợc thực hiện qua hai giai đoạn thí điểm từ tháng 8/2004 tại 10 tỉnh và mở rộng ra tất cả các tỉnh, thành phố còn lại trong toàn quốc từ năm 2006.

* Về mức cho vay:

- Đối với chƣơng trình cho vay hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở: Mức cho vay theo đề nghị của ngƣời vay, nhƣng tối đa không vƣợt quá 25 triệu đồng/hộ, lãi suất 3%/năm, thời hạn vay là 15 năm.

- Đối với chƣơng trình cho vay NS&VSMTNT: Mức cho vay đƣợc xác định căn cứ vào:

+ Giá trị dự toán công trình do hộ gia đình lập đối với công trình quy mô hộ gia đình hoặc do đơn vị tƣ vấn lập đối với công trình tập trung nhƣng không đƣợc vƣợt quá giá trị dự toán công trình theo thiết kế mẫu do Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn quy định trong từng thời kỳ;

+ Nhu cầu xin vay vốn của hộ gia đình.

Mức cho vay đối với mỗi loại công trình tối đa không quá 12 triệu đồng/hộ và 6 triệu đồng/công trình.

3.2.2. Thực trạng tín dụng chính sách tại chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hà Nam

Khi mới thành lập, chi nhánh NHCSXH tỉnh Hà Nam tiếp nhận bàn giao 03 chƣơng trình tín dụng, đến nay chi nhánh đã thực hiện 08 chƣơng trình tín dụng đối với các đối tƣợng chính sách.

Bảng 3.4. Dƣ nợ các chƣơng trình tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hà Nam, giai đoạn 2014 - 2016.

Đơn vị: Tỷ đồng, %.

TT Chƣơng trình Dƣ nợ qua các năm So sánh 2015/2014 So sánh 2016/2015

2014 2015 2016 Số tiền % Số tiền %

1 Hộ nghèo 484 311 276 -173 -35.74 -35 -11.25 2 Hộ cận nghèo 112 372 506 260 232.14 134 36.02 3 Hộ thoát nghèo 80 123 80 43 53.75 4 Giải quyết việc làm 67 63 69 -4 -5.97 6 9.52 5 Học sinh sinh viên 349 248 178 -101 -28.94 -70 -28.23 6 Xuất khẩu lao động 2 2 1 -1 -50.00 7 NS&VSMTNT 257 314 346 57 22.18 32 10.19 8 Hộ nghèo về nhà ở 23 22 22 -1 -4.35 CỘNG 1,294 1,412 1,521 118 9.12 109 7.72

Nguồn: Phòng KHNVTD chi nhánh NHCSXH tỉnh Hà Nam.

Qua bảng số liệu tình hình hoạt động của chi nhánh qua các năm cho thấy, tổng dƣ nợ các chƣơng trình tín dụng tăng trƣởng ổn định khá ổn định qua các năm, năm sau cao hơn năm trƣớc, các chƣơng trình tín dụng và đối tƣợng thụ hƣởng cũng ngày đƣợc mở rộng, đa dạng hơn.

Tổng dƣ nợ năm 2014 là 1.294 triệu đồng, tăng 20 tỷ đồng so với năm 2013, tốc độ tăng trƣởng đạt 0,78%; dƣ nợ năm 2015 đạt 1.412 tỷ đồng, tăng 118 tỷ đồng so với dƣ nợ năm 2014, tốc độ tăng trƣởng đạt 9,12%; dƣ nợ đến năm 2016 là 1.521 triệu đồng, tăng 109 tỷ đồng so với năm 2015, tốc độ tăng trƣởng đạt 7,72% và dƣ nợ đến năm 2016 đạt 1.521 tỷ đồng, tăng 1.377 tỷ đồng so với năm 2003 khi mới đƣợc thành lập.

Bảng 3.5. Tình hình dƣ nợ phân theo địa bàn tại chi nhánh NHCSXH tỉnh Hà Nam, giai đoạn năm 2014 - 2016.

ĐVT: Tỷ đồng.

TT Tên đơn vị

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Dƣ nợ Trong đó Dƣ nợ Trong đó Dƣ nợ Trong đó

NQH khoanh Nợ NQH khoanh Nợ NQH khoanh Nợ

1 PGD huyện Lý Nhân 316 0.08 0.06 335 0.47 0.10 356 0.43 0.09 2 PGD huyện Duy Tiên 201 0.27 0.00 227 0.33 0.00 246 0.18 0.00 3 PGD huyện Bình Lục 200 0.56 0.03 216 0.31 0.02 237 0.22 0.02 4 PGD huyện Kim Bảng 214 0.19 0.01 227 0.19 0.01 250 0.20 0.01

5 PGD huyện Thanh Liêm 213 1.44 0.36 237 1.11 0.31 250 1.07 0.31

6 Hội sở tỉnh 150 0.46 0.08 170 0.34 0.08 182 0.32 0.08

Cộng 1,294 3.01 0.54 1,412 2.74 0.52 1,521 2.43 0.51

Nguồn: Phòng KHNVTD chi nhánh NHCSXH tỉnh Hà Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách tại chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hà Nam (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)