VietnamPost hoạt động chủ yếu trên các lĩnh vực sau:
Thiết lập, quản lý, khai thác và phát triển mạng bưu chính công cộng, cung cấp các dịch vụ bưu chính công ích theo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch do cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Cung cấp các dịch vụ công ích khác theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Kinh doanh các dịch vụ bưu chính dành riêng theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Kinh doanh các dịch vụ bưu chính, phát hành báo chí, chuyển phát, tài chính, ngân hàng trong và ngoài nước.
Tham gia các hoạt động cung cấp dịch vụ bưu chính quốc tế và các dịch vụ khác trong khuôn khổ các điều ước quốc tế trong lĩnh vực bưu chính mà Việt Nam ký kết, gia nhập khi được Nhà nước cho phép.
Hợp tác với các doanh nghiệp viễn thông để cung cấp các dịch vụ viễn thông và công nghệ thông tin.
Kinh doanh hàng hoá và dịch vụ khác theo qui định của pháp luật.
Tư vấn, nghiên cứu, đào tạo và ứng dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ trong lĩnh vực bưu chính.
VietnamPost hiện tại tổ chức kinh doanh theo năm nhóm dịch vụ chủ yếu:
Nhóm 1, dịch vụ bưu chính chuyển phát: Bao gồm các dịch vụ bưu phẩm
(trong đó có bưu chính phổ cập), bưu kiện, bưu chính uỷ thác, chuyển phát nhanh, datapost, phát hành báo chí (trong đó có phát hành báo chí công ích qua mạng Bưu chính công cộng) v.v…
Nhóm 2, dịch vụ TCBC: Bao gồm nhóm nhiều loại dịch vụ tài chính dựa trên
mạng lưới bưu cục rộng lớn. Đó là các dịch vụ như: dịch vụ chuyển tiền, TKBĐ, đại lý bảo hiểm, thu hộ chi hộ v.v…
Nhóm 3, dịch vụ hợp tác viễn thông và công nghệ thông tin: Bao gồm các
dịch vụ bán thẻ, thu cước, đàm thoại tại giao dịch, phát triển thuê bao, đại lý viễn thông công ích v.v…
Nhóm 4, dịch vụ khác: Gồm các dịch vụ bán lẻ hàng hoá, cho thuê tài sản, dịch vụ vận chuyển, quảng cáo, các hình thức đại lý khác v.v…
Nhóm 5, dịch vụ đầu tư tài chính: Bao gồm hoạt động tài chính và đầu tư tài
chính tại các doanh nghiệp cổ phần, liên doanh.
Trước năm 1998, VNPT là một doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính duy nhất tại Việt Nam (cả dịch vụ bưu chính trong nước và quốc tế). Thực hiện chính sách mở cửa thị trường, trong những năm gần đây, Nhà nước đã cho phép các thành phần kinh tế tham gia ngày càng nhiều vào một số lĩnh vực dịch vụ thuộc hoạt động bưu chính; điển hình là:
- Tổng công ty Viễn thông quân đội (Viettel).
- Công ty Bưu chính Viễn thông Sài gòn (Saigon Postel).
- Các doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam như: DHL, UPS, FedEx, TNT…
Các doanh nghiệp mới nói trên chủ yếu hoạt động cung ứng các dịch vụ có chất lượng và khả năng thanh toán cao (như dịch vụ chuyển phát nhanh), đặc biệt tập trung kinh doanh ở khu vực kinh tế phát triển, có mật độ dân số cao (thành thị, khu công nghiệp, ..) và chiếm lĩnh thị phần ngày càng cao ở các khu vực này.
Tuy thị trường đã xuất hiện nhiều doanh nghiệp bưu chính mới, tạo sự cạnh tranh trong lĩnh vực cung ứng dịch vụ bưu chính, nhưng xét về quy mô mạng lưới và thị phần thì VietnamPost vẫn là doanh nghiệp lớn nhất.
2.1.4 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh dịch vụ bƣu chính
Ngày 01/01/2008, VietnamPost chính thức đi vào hoạt động đã đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong mô hình sản xuất kinh doanh của VNPT đó là bưu chính và viễn thông được tách riêng, hoạt động độc lập.
Theo mô hình đổi mới này, VietnamPost là một đơn vị trực thuộc VNPT và được tổ chức thành ba cấp gồm: Tổng công ty, Bưu điện các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các BĐH, các Trung tâm tương đương BĐH (gọi chung là BĐH). Các BĐH chính là các đơn vị trực tiếp tổ chức sản xuất kinh doanh.
Nếu trước đây, các BĐH vừa kinh doanh dịch vụ bưu chính vừa kinh doanh dịch vụ viễn thông và lợi nhuận mang lại từ lĩnh vực viễn thông bù đắp khoản lỗ của lĩnh vực bưu chính nên mảng kinh doanh bưu chính không được đẩy mạnh khai
thác triệt để. Với mô hình đổi mới, các BĐH với thế mạnh sẵn có là việc sở hữu hệ thống Bưu cục, ĐBĐ VHX, Đại lý Bưu điện, các điểm phục vụ khách hàng… đóng tại những vị trí đắc địa, cơ sở vật chất tương đối tốt để thực hiện tổ chức kinh doanh các dịch vụ bưu chính. Tuy nhiên, lực lượng lao động bưu chính nhiều về số lượng nhưng hạn chế về chất lượng.
Sản phẩm dịch vụ bưu chính có tính dây chuyền nghĩa là sản phẩm của một đơn vị chỉ là một công đoạn của toàn bộ sản phẩm. Để tạo ra một sản phẩm hoàn thiện đòi hỏi phải có sự tham gia của ít nhất hai đơn vị trở lên. Mặt khác, doanh thu chỉ có được tại một đơn vị trong khi đó chi phí lại phát sinh ít nhất từ hai đơn vị trở lên.
Sơ đồ 2.2: Mô hình quy trình sản xuất kinh doanh dịch vụ bƣu chính
(Nguồn: Quy trình khai thác dịch vụ Bưu chính chuyển phát, VietnamPost)
2.1.5 Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2010 – 2014
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của VietnamPost trong giai đoạn 2010 – 2014 được thể hiện trong bảng 2.1, biểu 2.1.
Bảng 2.1: Doanh thu hoạt động sản xuất kinh doanh giai đoạn 2010 – 2014
(ĐVT: triệu đồng)
Nội dung 2010 2011 2012 2013 2014*
Bưu chính chuyển phát 1.696.917 1.959.927 2.155.117 2.398.550 2.813.000 TCBC 1.136.457 511.350 662.360 846.981 1.104.059 Viễn thông và phân phối 3.694.088 3.841.583 6.800.672 3.398.855 2.332.000 Đầu tư tài chính 104.027 223.546 343.498 466.428 360.000 Dịch vụ khác 13.256 22.469 37.019 17.252 15.468
Bƣu cục
chấp nhận khai thác Bƣu cục Bƣu cục phát
Đơn vị đầu Các đơn vị trung gian Đơn vị cuối
Công đoạn thứ nhất
Các công đoạn
trung gian Công đoạn cuối cùng Bƣu cục
khai thác Bƣu cục
Đơn vị hạch toán độc lập 415.672 502.000 518.120 561.530 816.000
Tổng cộng 7.060.417 7.060.875 10.516.786 7.689.596 7.440.527
(Nguồn: Báo cáo tổng kết các năm 2010 - 2013, Báo cáo sơ kết
9 tháng đầu năm 2014, VietnamPost)
(*) Số liệu ước tính năm 2014.
-80% -60% -40% -20% 0% 20% 40% 60% 80% 100% 120% 140% 2010 2011 2012 2013 2014 Năm BCCP TCBC VT & PP Đầu tư TC Dịch vụ khác ĐV hạch toán độc lập
Biểu 2.1: Tỷ lệ tăng trƣởng doanh thu các dịch vụ của VietnamPost giai đoạn 2010-2014
(Nguồn: Báo cáo tổng kết các năm 2010 - 2013, Báo cáo sơ kết
9 tháng đầu năm 2014, VietnamPost)
Là doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực bưu chính chuyển phát nên doanh thu từ nhóm chuyển phát vẫn chiếm nhiều nhất trong tổng doanh thu (38%). Tốc độ tăng trưởng doanh thu của dịch vụ bưu chính chuyển phát dao động từ 10%- 24% trong giai đoạn 2010-2014, thấp hơn tốc độ tăng trưởng doanh thu dịch vụ TCBC (trên 30% kể từ năm 2012).
Dịch vụ viễn thông và phân phối mặc dù doanh thu đứng vị trí thứ 2 (31%) nhưng tỷ trọng giá vốn cao (trên 80% doanh thu phát sinh) nên có thể coi dịch vụ TCBC là nhóm dịch vụ có vai trò quan trọng thứ hai của VietnamPost, sau nhóm bưu chính chuyển phát.
2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ TÀI CHÍNH BƢU CHÍNH CỦA TỔNG CÔNG TY BƢU ĐIỆN VIỆT NAM TỔNG CÔNG TY BƢU ĐIỆN VIỆT NAM
2.2.1.1 Các loại hình dịch vụ
a/ Dịch vụ chuyển tiền
Dịch vụ chuyển tiền BĐ là dịch vụ nhận gửi, trả tiền qua mạng bưu chính công cộng.
Dịch vụ chuyển tiền bao gồm chuyển tiền trong nước và chuyển tiền quốc tế. Dịch vụ chuyển tiền trong nước bao gồm: Thư chuyển tiền (TCT), Điện chuyển tiền (ĐCT), Điện hoa, Chuyển tiền nhanh (CTN) và Phát hàng thu tiền (COD). Tuy nhiên, đến năm 2008, do hệ thống Điện báo bị bãi bỏ nên dịch vụ ĐCT cũng chính thức ngừng cung cấp trên toàn mạng lưới VietNamPost. Do đó, dịch vụ chuyển tiền trong nước chỉ còn dịch vụ TCT, CTN, Điện hoa, COD.
Dịch vụ chuyển tiền quốc tế (CTQT) là dịch vụ chuyển tiền trong đó phiếu chuyển tiền được trao đổi giữa Bưu chính Việt Nam với Bưu chính các nước và các nhà cung cấp dịch vụ chuyển tiền quốc tế.
Dịch vụ chuyển tiền BĐ có các dịch vụ giá trị gia tăng sau:
- Nhận tiền tại địa chỉ: là dịch vụ BĐ nhận gửi tiền tại địa chỉ của người gửi tiền. - Trả tiền tại địa chỉ: là dịch vụ BĐ trả tiền tại địa chỉ của người nhận tiền. - Báo trả: là dịch vụ BĐ thông báo bằng thư, bằng điện thoại, tin nhắn… cho người gửi biết BĐ đã trả tiền cho người nhận.
- Trả tận tay: là dịch vụ BĐ phát giấy mời và trả tiền đích danh cho người nhận được người gửi chỉ định nhận tiền.
- Lưu ký: là dịch vụ BĐ giữ lại phiếu chuyển tiền tại bưu cục trả tiền để người nhận chủ động đến nhận tiền.
Khách hàng có thể sử dụng một hoặc nhiều dịch vụ giá trị gia tăng nêu trên nếu các dịch vụ đó không loại trừ nhau.
b/ Dịch vụ ngân hàng hạn chế
Trước thời điểm 01/7/2011, VietnamPost cung cấp dịch vụ TKBĐ là dịch vụ nhằm thu hút các khoản tiền nhàn rỗi trong dân cư để bổ sung nguồn vốn đầu tư phát triển theo chủ trương của Chính phủ và theo Luật Khuyến khích đầu tư trong nước, do Chính phủ giao cho Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt nam quản lý và thực hiện theo quyết định 215/TTg ngày 04/11/1998 của Thủ tướng Chính phủ.
Kể từ ngày 01/7/2011, VPSC (đơn vị kinh doanh dịch vụ TKBĐ) được sát nhập với LienVietBank và đổi tên thành Chi nhánh TKBĐ – LienVietPostBank. VietnamPost trở thành đại lý của LienVietPostBank và kinh doanh dịch vụ ngân hàng hạn chế.
Các sản phẩm, dịch vụ bao gồm:
- Tiết kiệm có kỳ hạn rút một lần: là hình thức tiết kiệm trong đó khách hàng rút toàn bộ khoản tiền gửi tiết kiệm một lần khi thực hiện tất toán sổ tiết kiệm.
- Tiết kiệm có kỳ hạn rút gốc linh hoạt: là hình thức tiết kiệm trong đó khách hàng có thể rút một phần từ số tiền gốc ban đầu (rút khoản tiền gửi tiết kiệm nhiều lần) mà không ảnh hưởng tới kỳ hạn gửi tiền và lãi suất của số tiền gốc còn lại chưa rút.
- Tiết kiệm có kỳ hạn lĩnh lãi định kỳ: là hình thức tiết kiệm trong đó định kỳ hàng tháng hoặc hàng quý, số tiền lãi được thanh toán cho khách hàng theo hình thức chuyển khoản vào tài khoản Tiết kiệm cá nhân.
- Tiết kiệm gửi góp: là hình thức tiết kiệm mà theo định kỳ hàng tháng, khách hàng gửi vào tài khoản tiết kiệm gửi góp một khoản tiền nhất định, theo số tiền đã đăng ký lần đầu.
- Tiết kiệm cá nhân: là hình thức Tiết kiệm không kỳ hạn mà khách hàng có thể gửi tiền, rút tiền, chuyển tiền và thực hiện các thanh toán bằng giấy tờ tùy thân.
- Tiết kiệm không kỳ hạn: là hình thức tiết kiệm chỉ áp dụng đối với:
+ Các sổ tiết kiệm có kỳ hạn từ ngày 13/6/2000 trở về trước không được tái tục. + Các sổ tiết kiệm gửi góp đã được chuyển sang tài khoản tiết kiệm không kỳ hạn vào thời điểm trước khi chuyển đổi dữ liệu để thực hiện Phần mềm giao dịch mới.
- Dịch vụ tín dụng
+ Cho vay cầm cố sổ tiết kiệm: là dịch vụ cho vay cầm cố sổ tiết kiệm do LienVietPostBank phát hành qua mạng lưới Phòng giao dịch BĐ với khách hàng cá nhân là chủ sở hữu sổ tiết kiệm nộp hồ sơ vay vốn tại Phòng giao dịch BĐ.
+ Cho vay tiêu dùng: là dịch vụ cho vay tiêu dùng không có tài sản bảo đảm đối với khách hàng cá nhân là các cán bộ, nhân viên đã có thời gian làm việc tại VietnamPost, các đơn vị trực thuộc hoặc các đơn vị thành viên (do VietnamPost sở hữu trên 51% vốn điều lệ) từ 3 tháng trở lên và hiện vẫn đang làm việc tại đơn vị
này theo Hợp đồng lao động xác định kỳ hạn trên 12 tháng hoặc Hợp đồng lao động không xác định kỳ hạn nộp hồ sơ vay vốn tại Phòng giao dịch BĐ.
- Dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa LienVietPostBank phát hành tại các Phòng giao dịch BĐ trong mạng lưới VietnamPost, bao gồm các nghiệp vụ phát hành thẻ, giao dịch sử dụng thẻ.
c/ Dịch vụ thu hộ chi hộ
Dịch vụ thu hộ chi hộ là dịch vụ hợp tác giữa VietnamPost với các tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu thu, chi tiền qua mạng lưới bưu cục và các điểm phục vụ của VietnamPost theo Hợp đồng ký kết giữa hai bên.
- Phí dịch vụ do Bên nhờ thu/chi (tổ chức, doanh nghiệp) trả hoặc BĐ thu ở người nộp tiền.
- BĐ sẽ thu hộ/ chi hộ theo dữ liệu sẵn có do Bên nhờ thu/chi cung cấp qua hệ thống mạng máy tính hoặc thu hộ/chi hộ theo yêu cầu của Người nộp tiền.
d/ Dịch vụ đại lý bảo hiểm (nhân thọ và phi nhân thọ)
Đại lý bảo hiểm nhân thọ Prévoir
- Sản phẩm chính Tân Bình An Phát Lộc, Bình An Tích Lũy bao gồm quyền lợi bảo hiểm và tiết kiệm, giúp khách hàng xây dựng và thực hiện kế hoạch tài chính trong tương lai.
- Sản phẩm chính Bình An Thành Tài bao gồm quyền lợi bảo hiểm và tiết kiệm giúp khách hàng xây dựng kế hoạch tài chính cho việc học đại học và sau đại học cho con trẻ.
- Sản phẩm bổ trợ bệnh hiểm nghèo: hỗ trợ tài chính khi khách hàng không may mắc bất cứ bệnh nào trong danh sách bệnh hiểm nghèo được bảo hiểm của Prevoir (hiện nay đang bảo hiểm 20 bệnh).
Đại lý bảo hiểm PTI
- Bảo hiểm ô tô bao gồm: Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe ôtô đối với người thứ ba và hành khách trên xe; Bảo hiểm tai nạn người ngồi trên xe và lái phụ xe; Bảo hiểm trách nhiệm của chủ xe ôtô đối với hàng hóa vận chuyển trên xe; Bảo hiểm vật chất xe ôtô.
đối với người thứ ba; Bảo hiểm tai nạn lái xe và người ngồi trên xe; Bảo hiểm vật chất xe mô tô, xe máy.
- Bảo hiểm con người gồm: Bảo hiểm tai nạn con người; Bảo hiểm tai nạn hộ sử dụng điện; Bảo hiểm kết hợp con người; Bảo hiểm toàn diện học sinh; Bảo hiểm du lịch trong nước.
Các sản phẩm khác: bảo hiểm cháy nổ, bảo hiểm công trình, bảo hiểm hàng hóa... tùy theo nhu cầu thị trường và khả năng của đơn vị.
2.2.1.2 Sự khác biệt giữa dịch vụ tài chính của Tổng công ty Bưu điện Việt Nam với các tổ chức tài chính khác
- Về loại hình dịch vụ tài chính cung cấp: các loại hình dịch vụ tài chính do VietnamPost lựa chọn kinh doanh phải dựa trên nhiều yếu tố khác nhau, trong đó các yếu tố quan trọng nhất gồm:
+ Quy định của các cơ quản quản lý Nhà nước có thẩm quyền về các lĩnh vực kinh doanh VietnamPost được phép/ không được phép tham gia.
+ Căn cứ trên năng lực của VietnamPost về tài chính, con người, kỹ thuật. + Xét về ưu thế mạng lưới rộng khắp cả nước, đến tận vùng sâu vùng xa, gần gũi với quảng đại đa số người dân.
+ Đối tượng khách hàng chủ yếu của VietnamPost.
Vì những yếu tố trên, các dịch vụ TCBC do VietnamPost cung cấp sẽ có sự hạn chế về mặt loại hình dịch vụ hơn so với các tổ chức tài chính khác. Dịch vụ tài chính phù hợp với đặc thù của VietnamPost là các dịch vụ tài chính bán lẻ có quy trình nghiệp vụ không quá phức tạp như dịch vụ TKBĐ, dịch vụ chuyển tiền, dịch vụ thu hộ chi hộ. Bên cạnh đó, VietnamPost có thể tham gia làm đại lý cho các tổ chức tài chính, cụ thể như làm đại lý cho LienVietPostBank để mở rộng loại hình dịch vụ tài chính hơn (tham gia cung cấp dịch vụ tín dụng, phát hành thẻ,…).
- Về đặc điểm dịch vụ:
+ Dịch vụ TCBC do VietnamPost cung cấp thường có thiết kế dịch vụ đơn giản, phù hợp với tổ chức quản lý dịch vụ, với trình độ của người lao động (chuyên môn