CHƢƠNG 2 : THIẾT KẾ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2. Hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản của NH TMCP Bắ cÁ
3.2.1. Cơ sở Pháp lý của hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản của NH TMCP Bắc Á Bắc Á
3.2.1.1. Quy định của NHNN Việt Nam
Chủ trương của Nhà nước đối với mục tiêu nâng cao năng lực quản trị rủi ro thanh khoản là từng bước hoàn thiện hoạt động này trên cơ sở hướng tới các chuẩn
mực quốc tế về quản trị rủi ro thanh khoản, điều này được thể hiện rõ thông qua NHNN đã ban hành một loạt các văn bản liên quan đến công tác quản trị rủi ro thanh khoản như sau:
a) Thông tư 36/2014/TT-NHNN “Quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài” (Thông tư 36)
Thông tư 36 được NHNN ban hành vào ngày 20/11/2014, có hiệu lực từ 01/02/2015, gồm 31 điều, đề cập đến nhiều vấn đề liên quan đến quy định về các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động mà các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải thường xuyên duy trì, bao gồm:
- Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu; - Giới hạn cấp tín dụng; - Tỷ lệ khả năng chi trả;
- Tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung và dài hạn; - Giới hạn góp vốn, mua cổ phần;
- Tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi
Thông tư 36 có một số thay đổi đang chú ý so với Thông tư 13/2010/TT- NHNN “Quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng” như sau:
Thứ nhất, bổ sung khái niệm người có liên quan của cá nhân, tổ chức làm căn cứ duy trì, tính toán các giới hạn cấp tín dụng, góp vốn, mua cổ phần, đầu tư của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Thứ hai, bổ sung các yêu cầu về công khai, báo cáo việc cấp tín dụng, góp vốn, mua cổ phần đặc biệt đối với người có liên quan của những đối tượng không được cấp tín dụng, đối tượng hạn chế cấp tín dụng.
Thứ ba, bổ sung quy định việc xác định giá trị thực của vốn điều lệ, vốn được cấp và việc xử lý đối với các trường hợp khi giá trị thực của vốn điều lệ, vốn được cấp giảm thấp hơn mức vốn pháp định, làm cơ sở đánh giá năng lực tài chính, vốn chủ sở hữu của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, xác định đúng các tỷ lệ bảo đảm an toàn phục vụ quá trình quản lý, giám sát, tái cơ cấu.
Đồng thời, thông tư mới bổ sung quy định về vốn tự có và tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng.
Đặc biệt, hệ số rủi ro đối với các khoản phải đòi cho vay kinh doanh bất động sản và chứng khoán được điều chỉnh từ 250% theo quy định tại Thông tư 13/2010/TT-NHNN quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng xuống còn 150% (là mức thấp nhất theo thông lệ).
Thứ tư, sửa đổi, bổ sung quy định về tỷ lệ dự trữ thanh khoản, hoàn thiện quy định tỷ lệ khả năng chi trả đối với những tài sản có tính thanh khoản cao. Tỷ lệ quy định cụ thể đối với từng loại hình tổ chức tín dụng, phù hợp với phạm vi, tính chất hoạt động của từng loại hình tổ chức tín dụng.
Thứ năm, tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn, dài hạn được quy định đối với từng loại hình tổ chức tín dụng, phù hợp với phạm vi, tính chất hoạt động của từng loại hình tổ chức tín dụng, thúc đẩy tăng trưởng tín dụng, lành mạnh gắn với an toàn thanh khoản.
Bổ sung quy định tỷ lệ về việc đầu tư, mua trái phiếu chính phủ của từng loại hình tổ chức tín dụng nhằm đáp ứng nhu cầu đầu tư giấy tờ có tính thanh khoản cao, bảo đảm an toàn thanh khoản, chi trả của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, đồng thời thực hiện phối hợp chặt chẽ giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa, bảo đảm an ninh tiền tệ.
Thứ sáu, bổ sung một số quy định về điều kiện, giới hạn góp vốn, mua cổ phần giữa các công ty con, công ty liên kết, công ty kiểm soát của ngân hàng thương mại, công ty tài chính; việc ngân hàng thương mại mua, nắm giữ cổ phiếu của tổ chức tín dụng khác nhằm phòng ngừa, kiểm soát, hạn chế tình trạng sở hữu chéo, đầu tư chéo, cạnh tranh không lành mạnh trong hệ thống ngân hàng.
Thứ bảy, bổ sung các quy định về việc cấp tín dụng để đầu tư, kinh doanh cổ phiếu so với vốn điều lệ, vốn được cấp của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nhằm hạn chế rủi ro cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và góp phần cho thị trường chứng khoán hoạt động ổn định, lành mạnh.
Thứ tám, bổ sung quy định về tỷ lệ tối đa dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi để hỗ trợ bảo đảm an toàn thanh khoản, khả năng chi trả của tổ chức tín dụng.
Tương tự như tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung, dài hạn, tỷ lệ này được quy định phù hợp với từng loại hình tổ chức tín dụng, tạo điều cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tiếp tục đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng cho nền kinh tế, hỗ trợ doanh nghiệp nhưng vẫn bảo đảm an toàn trong hoạt động.
Có thể thấy Thông tư số 36/2014/TT-NHNN tạo nên những chuẩn mực về quản trị, an toàn hoạt động ngân hàng mới phù hợp hơn với thông lệ quốc tế, đáp ứng yêu cầu quản lý, giám sát hệ thống ngân hàng trong giai đoạn phát triển mới để từng bước đưa hệ thống ngân hàng hoạt động an toàn, lành mạnh và hiệu quả hơn.
b) Thông tư 06/2016/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 36/2014/TT-NHNN “Quy định về các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài”.
Thông tư 06 gồm có 06 điều với các nội dung sửa đổi, bổ sung chính như sau: Thứ nhất, Thông tư 06 sửa đổi, bổ sung cách xác định và tăng tỷ lệ mua, đầu tư trái phiếu Chính phủ so với nguồn vốn ngắn hạn của chi nhánh ngân hàng nước ngoài (từ 15% lên 35%), ngân hàng thương mại nhà nước (từ 15% lên 25%), Ngân hàng TMCP vẫn giữ nguyên 35%.
Thứ hai, Thông tư 06 sửa đổi, bổ sung cách xác định và giảm tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn của TCTD với lộ trình phù hợp để kiểm soát rủi ro thanh khoản, bảo đảm an toàn hoạt động của TCTD. Lộ trình cụ thể đối với Ngân hàng thương mại như sau:
- Từ ngày Thông tư có hiệu lực thi hành (01/7/2016) đến 31/12/2016: 60%; - Từ ngày 01/01/2017 đến 31/12/2017: 50%;
- Từ ngày 01/01/2018: 40%.
Thứ ba sửa đổi bổ sung quy định về hệ số rủi ro của các khoản phải đòi để kinh doanh bất động sản theo hướng tăng lên 200% từ 01/01/2017 (từ mức 150%).
Thứ tư, Thông tư có một số sửa đổi, bổ sung về giải thích từ ngữ; hướng dẫn chi tiết đối với một số quy định, cách xác định một số tỷ lệ, biểu mẫu và quy định về chuyển tiếp đối với một số tỷ lệ bảo đảm an toàn.
3.2.1.2. Quy định của Ngân hàng TMCP Bắc Á
Bên cạnh việc tuân thủ theo các quy định của NHNN, BacABank cũng ban hành các quy chế, quy định, chính sách về quản lý rủi ro thanh khoản nhằm tăng cường công tác quản lý thanh khoản tại NH:
Quyết địnhcủa Hội đồng quản trị về ban hành quy chế quản lý rủi ro thanh khoản số 255/QĐ-BacABank ngày 07/01/2010.
Quyết định của Hội đồng quản trị về ban hành quy chế quản lý rủi ro thanh khoản trong hệ thống BacABank số 21A/QĐ-HĐQT ngày 27/02/2015.
Quyết định của Hội đồng quản trị về ban hành quy định về quản lý thanh khoản trong hệ thống BacABank số 125/QĐ-BacABank ngày 15/09/2017.
Quyết định của Hội đồng quản trị về ban hành giới hạn quản lý thanh khoản trong hệ thống Ngân hàng TMCP Bắc Á số 1067/QĐ-BacABank ngày 04/12/2017.
3.2.2. Bộ máy tổ chức quản trị rủi ro thanh khoản của NH TMCP Bắc Á
Để quản trị tốt công tác quản trị rủi ro thanh khoản, BACABANK đã phân công cụ thể nhiệm vụ của từng bộ phận trong bộ máy quản trị rủi ro thanh khoản như sau:
Hội đồng quản trị
Hội đồng quản trị có quyền hạn cao nhất, chịu trách nhiệm cuối cùng và cao nhất đối với chất lượng của hoạt động quản lý rủi ro và mức độ rủi ro mà ngân hàng phải chịu, đảm bảo hoạt động kinh doanh của ngân hàng hiệu quả, an toàn và bền vững.
Chức năng, nhiệm vụ cụ thể:
- Xác định khẩu vị rủi ro, mức độ chấp nhận rủi ro thanh khoản trong từng thời kỳ phù hợp với chiến lược kinh doanh và khả năng chịu đựng rủi ro của ngân hàng; - Ban hành chính sách quản lý rủi ro thanh khoản và giám sát việc thực thi các biện pháp phòng ngừa rủi ro thanh khoản;
- Quyết định cơ cấu tổ chức và các vị trí nhân sự quản lý rủi ro thanh khoản chủ chốt.
Ủy ban ALCO, Ủy ban Quản lý rủi ro, Khối Quản lý rủi ro
- Giám sát và quản lý rủi ro thanh khoản theo chỉ đạo của Hội đồng quản trị, báo cáo tình hình hoạt động quản lý rủi ro thanh khoản cho Hội đồng quản trị; - Xây dựng và trình Hội đồng quản trị phê duyệt chiến lược, khẩu vị và chính sách quản lý rủi ro thanh khoản trong hoạt động của ngân hàng;
- Tham mưu, tư vấn cho Hội đồng quản trị mô hình tổ chức, phương pháp, quy trình, hệ thống các công cụ đo lường, định lượng rủi ro thanh khoản, các biện pháp quản lý rủi ro thanh khoản;
- Xây dựng và trình Hội đồng quản trị phê duyệt các hạn mức rủi ro thanh khoản, kế hoạch vốn dự phòng của ngân hàng, quyết định các vấn đề liên quan tới bảo đảm thanh khoản của hệ thống.
Tổng Giám đốc
- Chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị trong việc tổ chức thực hiện kịp thời và hiệu quả các chính sách, định hướng, nghị quyết liên quan đến quản lý rủi ro thanh khoản do Hội đồng quản trị và ban hành;
- Giám sát việc tuân thủ của các Khối/Phòng nghiệp vụ có liên quan trong việc thực hiện chính sách quản lý rủi ro thanh khoản do Hội đồng quản trị và Ủy ban ALCO, PC, QLRR & PCRT ban hành;
- Đề xuất các biện pháp quản lý rủi ro thanh khoản bổ sung lên Hội đồng quản trị và Ủy ban ALCO, PC, QLRR & PCRT phê duyệt khi có những biến động lớn về điều kiện thị trường ảnh hưởng đến thanh khoản của ngân hàng;
- Thực hiện các biện pháp xử lý rủi ro thanh khoản trong quyền phán quyết.
Phòng ALM - Khối Tài chính
Phòng ALM chịu trách nhiệm trực tiếp trong việc theo dõi, cảnh báo và đề xuất các phương án xử lý rủi ro thanh khoản có thể xảy ra.
- Xây dựng chính sách, quy trình, hạn mức về quản lý rủi ro thanh khoản theo đúng chiến lược hoạt động kinh doanh và quản lý rủi ro của ngân hàng;
- Theo dõi, giám sát và báo cáo về mức độ rủi ro thanh khoản của toàn hệ thống, cảnh báo tình hình và diễn biến rủi ro thanh khoản có thể xảy ra đồng thời đề xuất các biện pháp xử lý;
- Giám sát sự tuân thủ các tỷ lệ an toàn thanh khoản theo quy định của NHNN và Ngân hàng TMCP Bắc Á;
- Đầu mối thực hiện, rà soát và kiểm định lại các giả thiết trong mô hình đo lường rủi ro thanh khoản;
- Phối hợp với các bộ phận có liên quan xây dựng kế hoạch vốn thanh khoản, thiết lập quy trình kiểm tra khủng hoảng, phân tích kịch bản/tình huống;
- Thực hiện các Báo cáo liên quan đến quản lý rủi ro thanh khoản.
Các Khối/Phòng/Ban tại Hội sở
Các Khối/Phòng/Ban tại Hội sở có trách nhiệm phối hợp với Phòng ALM trong việc đề xuất các biện pháp xử lý rủi ro thanh khoản đồng thời phải tuân thủ đúng các chính sách quản lý rủi ro thanh khoản do Hội đồng quản trị ban hành trong từng thời kỳ.
Nhìn chung, các bộ phận của BACABANK đều được phân công nhiệm vụ cụ thể và có mối quan hệ mật thiết với nhau trong công tác. Tuy nhiên, hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản các bộ phận vẫn chưa làm đúng và đủ vai trò của mình như đã phân công. Bên cạnh đó, bộ phận quản lý rủi ro còn nắm các nhiệm vụ chồng chéo giữa quản trị rủi ro tín dụng, lãi suất, thanh khoản… nên trình độ chuyên môn về công tác quản trị rủi ro còn chung chung, chưa chuyên sâu về công tác quản trị rủi ro thanh khoản nên hiệu quả quản trị rủi ro thanh khoản của BacABank chưa cao.
3.2.3. Thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản của NH TMCP Bắc Á Bắc Á
a. Nhân tố khách quan đến từ nền kinh tế
Kể từ sau khủng hoảng tài chính toàn cầu (2008), Việt Nam đã xây dựng được các muc tiêu phối hợp tương đối đồng bộ và đúng hướng. Dựa vào những diễn biến của nền kinh tế, quá trình phối hợp chính sách tài khóa và tiền tệ, có thể nói giai đoạn 2012-2017 là giai đoạn ổn định kinh tế vĩ mô và hỗ trợ doanh nghiệp sau khi trải qua giai đoạn 2010-2011 - kiềm chế lạm phát. Trong vài năm trở lại đây, theo định hướng của Nghị quyết 01/NQ-CP, ngày 03/01/2015, NHNN tiếp tục triển khai đồng bộ và quyết liệt các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ nhằm mục tiêu
kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý đồng thời đảm bảo an toàn hoạt động của các TCTD. Theo đó, mặt bằng lãi suất tín dụng tiếp tục được hạ phù hợp với mức giảm của lạm phát.
Bảng 3.2. Chỉ số lạm phát Việt Nam giai đoạn 2010-2017
2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017
Chỉ số
lạm phát 11.75% 18.13% 6.81% 6.04% 1.84% 0.63% 4.74% 3.53%
(Nguồn: Tổng cục thống kế)
Khảo sát cho thấy năm 2014, tín dụng tăng 12.62% là phù hợp với chỉ tiêu đề ra của NHNN từ đầu năm (tăng trưởng tín dụng trong mức 12-14%). Cùng với những khởi sắc của nền kinh tế trong điều kiện mặt bằng lãi suất ổn định, tăng trưởng tín dụng trong năm 2015 đạt mức cao 17.29%, tốc độ tăng trưởng đáng kể so với cuối năm 2014. Dòng chảy tín dụng đã tập trung cho lĩnh vực sản xuất.Năm 2017, tín dụng tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ, đạt 18.17%.Điều này cho thấy hoạt động tín dụng của NHTM tương đối ổn định và đáp ứng được nhu cầu vốn cho nền kinh tế.
Tuy nhiên, có một điều đáng lưu ý là dư nợ tín dụng chiếm tỷ trọng lớn trong danh mục tài sản của các NH. Hoạt động này thường chiếm khoảng 60-80% tổng tài sản của NHTM, thu nhập từ tín dụng vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng thu nhập của các NHTM do vậy khoản mục này có nguy cơ gây rủi ro thanh khoản cho NH.
b.. Nhân tố chủ quan đến từ chính BacABank
Thứ nhất, thực tế, các NH rất khó thuyết phục khách hàng để có thể huy động phù hợp với chương trình quản lý TSN-TSC của NH. Cũng như những NH khác, BACABANK thường gặp khó khăn trong công tác huy động nguồn vốn trung và dài hạn do xu hướng gửi tiền của KH. Do lượng huy động ngắn hạn tăng, vốn dài hạn giảm nên BACABANK sẽ gặp khó khăn trong công tác điều chỉnh vốn để cho