Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi tại tỉnh Phú Thọ (Trang 49 - 51)

3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ảnh hƣởng đến phát triển kinh tế

3.1.1.Điều kiện tự nhiên

Phú Thọ là một tỉnh Trung du miền núi phía Bắc của Việt Nam đƣợc tái lập ngày 01/01/1997 theo Nghị quyết Quốc hội khóa IX kỳ họp thứ 10. Điều kiện tự nhiên của tỉnh ảnh hƣởng đến phát triển KTTT bao gồm: Vị trí địa lý, đặc điểm khí hậu, địa hình,...

a. Vị trí địa lý

Phú Thọ là tỉnh thuộc vùng miền núi trung du Bắc Bộ, có tọa độ địa lý từ 20055’ đến 21043’ vĩ độ Bắc, 104048’ đến 105027’ kinh độ Đông. Địa giới hành chính của tỉnh tiếp giáp với:

- Phía Bắc: tiếp giáp với tỉnh Tuyên Quang; - Phía Nam: tiếp giáp với tỉnh Hòa Bình; - Phía Đông: tiếp giáp với tỉnh Vĩnh Phúc; - Đông Nam: tiếp giáp với Thủ đô Hà Nội;

- Phía Tây: tiếp giáp với tỉnh Sơn La và tỉnh Yên Bái.

Phú Thọ nằm ở trung tâm các hệ thống giao thông đƣờng bộ, đƣờng sắt và đƣờng sông từ các tỉnh thuộc Tây - Đông - Bắc đi Hà Nội và các tỉnh phía Bắc, là nơi trung chuyển hàng hóa thiết yếu, cầu nối giao lƣu kinh tế - văn hóa - KH-KT giữa các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ với các tỉnh Trung du miên núi Bắc Bộ.

Vị trí địa lý đã tạo cho Phú Thọ có nhiều điều kiện thuận lợi và tiềm năng to lớn để SXKD, giao lƣu, phát triển kinh tế với cả trong nƣớc và nƣớc ngoài.

b. Địa hình, khí hậu

* Địa hình: Phú Thọ là tỉnh miền núi, trung du nên địa hình bị chia cắt và đƣợc chia thành hai tiểu vùng sau:

- Tiểu vùng núi cao phía Tây và phía Nam của Phú Thọ, tuy gặp một số khó khăn về việc đi lại, giao lƣu song ở vùng này lại có nhiều tiềm năng phát triển trang trại lâm nghiệp và trang trại tổng hợp ngoài ra còn khai thác khoáng sản.

- Tiểu vùng gò, đồi thấp bị chia cắt nhiều, xen kẽ là đồng ruộng và dải đồng bằng ven sông Hồng, sông Lô, sông Tả Đáy. Vùng này thuận lợi cho việc trồng các loại cây công nghiệp ngắn ngày, phát triển cây lƣơng thực và chăn nuôi.

* Khí hậu: Phú Thọ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa; mùa hè nắng, nóng, mƣa nhiều, hƣớng gió thịnh hành là gió mùa Đông Nam; mùa đông lạnh, khô, lƣợng mƣa ít, hƣớng gió thịnh hành là gió mùa Đông Bắc. Nhiệt độ bình quân 230

C, tổng lƣợng mƣa trung bình biến đổi từ 1.600 - 2.000 mm/năm tập trung chủ yếu vào mùa mƣa chiếm 86 - 87% tổng lƣợng mƣa trong năm; độ ẩm không khí trung bình hàng năm là 80 - 90%, số giờ nắng trung bình hàng năm 1.520 giờ, tổng lƣợng bốc hơi trung bình năm khoảng 800 mm [7]. Nhìn chung khí hậu của tỉnh Phú Thọ tƣơng đối thuận lợi cho việc phát triển đa dạng về cây trồng và vật nuôi.

c. Tài nguyên thiên nhiên

* Tài nguyên đất của tỉnh Phú Thọ đƣợc chia theo các nhóm sau:

- Đất phù sa ven sông: Loại đất này đƣợc bồi đắp phù sa hàng năm, cho nên độ phì nhiêu khá, nghèo lân, bị ngập úng thƣờng xuyên, đất chua, phân bố tập trung chủ yếu ở các xã thuộc tiểu vùng đồng bằng nằm ngoài hoặc ven sông trong đê vùng ven sông Lô, sông Đà, sông Hồng, loại đất này rất thích hợp với các loại cây công nghiệp, cây nông nghiệp ngắn ngày.

- Đất vùng trũng: Loại đất này tập trung ở các vùng trũng, ngập úng quanh năm, nghèo chất dinh dƣỡng, đất chua, có hàm lƣợng mùn cao, dễ tiêu, giây ở mức trung bình đến mạnh, yếm khí, đất này thích hợp với lúa một vụ chiêm.

- Đất tầng mỏng: Loại đất này không bồi đắp hàng năm, tập trung ở nơi có địa hình trung bình hoặc thấp, tầng đất canh tác mỏng, hàm lƣợng mùn ở cấp độ nghèo, phân bố tập trung ở các vùng ven sông.

- Đất cát: Loại đất này do bị rửa trôi, xói mòn nhiều nên độ phì nhiêu kém, đất nghèo dinh dƣỡng, bị khô hạn, thích hợp với các cây hoa màu (đậu, đỗ tƣơng, khoai lang…).

- Đất xám: Tầng dày đất là 50-70 cm, đất ít kết vón đá ong, đất chua, nghèo lân, phân bố ở các địa hình trung bình và cao ở các xã trong tỉnh thuộc tiểu vùng trung du, thích hợp với các cây công nghiệp hàng năm, cây lâm nghiệp lâu năm.

- Đất feralit đỏ vàng phát triển trên phiến thạch sét. Đất thƣờng có độ cao trên 100m, độ dốc lớn, tầng đất khá dày, độ mùn khá. Loại đất này thƣờng sử dụng trồng rừng, một số nơi độ dốc dƣới 25o có thể sử dụng trồng cây công nghiệp kết hợp chăn thả gia súc, gia cầm.

Đánh giá các loại đất đai của tỉnh Phú Thọ cho thấy, tài nguyên đất ở đây rất đa dạng, phong phú phù hợp cho nhiều loại cây trồng và vật nuôi; tạo đà phát triển KTTT nói chung, KTTT chăn nuôi riêng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp của tỉnh.

* Tài nguyên nƣớc

- Nguồn nƣớc mặt: Diện tích lƣu vực của 3 con sông lớn (Sông Hồng, sông Đà, sông Lô) trên địa bàn là 14.575 ha, chứa một khối lƣợng nƣớc mặt rất lớn với 130 sông suối nhỏ và 1.341 hồ, đập lớn nhỏ phân bố đều khắp địa bàn rất phù hợp cho nuôi trồng thủy sản và phục vụ công tác thủy lợi.

- Nguồn nƣớc ngầm: Trữ lƣợng nƣớc ngầm có thể khai thác trên 1,4 triệu m3/ngày, trong đó phần trữ lƣợng đã đƣợc đánh giá ở một số khu vực cấp A, B là 140.000 m3/ngày, cấp C1 là 98.000 m3/ngày [7].

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi tại tỉnh Phú Thọ (Trang 49 - 51)