tổng thu nhập của NHTM
1.4. Các nhân tố ảnh hƣởng đến sự phát triển các nghiệp vụ NHTM phục vụ TTCK. TTCK.
1.4.1. Nhân tố khách quan
1.4.1.1. Môi trường kinh tế.
Nền kinh tế là một hệ thống bao gồm nhiều hoạt động kinh tế có quan hệ chặt chẽ với nhau, trong đó hệ thống NHTM với vai trò là huyết mạch của nền kinh tế nên hoạt động ngân hàng rất nhạy cảm với những biến động của nền kinh tế. Nền kinh tế tác động vào hệ thống ngân hàng theo hai hƣớng: vào chính khách hàng hoặc thông qua thị trƣờng tài chính, chứng khoán.
Nếu nền kinh tế phát triển, cấu trúc vào hoạt động tài chính cũng thay đổi với sự tham gia đông đảo của nhiều tổ chức kinh tế phi ngân hàng: công ty bảo hiểm, công ty tài chỉnh, công ty chứng khoán…điều này càng gây khó khăn cho NHTM trong việc phát triển các nghiệp vụ của mình trên TTCK bởi các ngân hàng không chỉ cạnh tranh với nhau mà còn phải cạnh tranh với các tổ chức phi ngân hàng khác. Môi trƣờng kinh tế phát triển hoặc suy yếu sẽ ảnh hƣởng đến thu nhập của các nhà đầu tƣ từ đó ảnh hƣởng đến nhu cầu sử dụng các dịch vụ ngân hàng cung cấp trên TTCK. Khi nền kinh tế tăng trƣởng, phát triển ổn định, thất nghiệp giảm, thu nhập của ngƣời dân tăng lên và họ có xu hƣớng sử dụng các dịch vụ ngân hàng nói chung và các nghiệp vụ trên TTCK nhiều hơn. Ngƣợc lại, khi nền kinh tế suy thoái, mất ổn định, tỉ lệ thất nghiệp cao, thu nhập của ngƣời dân giảm, họ sẽ chi tiêu ít hơn, tích trữ tiền mặt, vàng và ngoại tệ nhiều hơn thay cho việc đầu tƣ trên TTCK.
1.4.1.2. Môi trường pháp lý
Môi trƣờng pháp lý bao gồm hệ thống các chính sách, văn bản quy phạm pháp luật. Môi trƣờng này có ảnh hƣởng đến sự tồn tại và phát triển của hệ thống NHTM, ngoài ra nó còn điều chỉnh các hoạt động của hệ thống NHTM trên TTCK. Nếu hệ thống pháp luật đầy đủ, đồng bộ sẽ tạo hành lang pháp lý vững chắc cho ngân hàng hoạt động và phát triển các hoạt động của nó trên TTCK. Ngƣợc lại nếu
hệ thống pháp luật không đầy đủ, rõ ràng, thiếu tính đồng bộ sẽ là rào cản, cản trở sự tồn tại và phát triển của hệ thống ngân hàng và TTCK.
1.4.1.3. Môi trường văn hóa – xã hội
Môi trƣờng văn hoá - xã hội bao gồm những chuẩn mực và giá trị mà những chuẩn mực và giá trị này đƣợc chấp nhận và tôn trọng bởi một xã hội hoặc một nền văn hoá cụ thể. Phạm vi tác động của các yếu tố văn hoá xã hội thƣờng rất rộng: "nó xác định cách thức ngƣời ta sống làm việc, sản xuất, và tiêu thụ các sản phẩm và dịch vụ". Nhƣ vậy, những hiểu biết về mặt văn hoá - xã hội sẽ là những cơ sở rất quan trọng trong quá trình quản trị chiến lƣợc ở các ngân hàng. Các khía cạnh hình thành môi trƣờng văn hoá xã hội có ảnh hƣởng mạnh mẽ tới các hoạt động kinh doanh nhƣ: (1) Những quan niệm về đạo đức, thẩm mỹ, về lối sống, về nghề nghiệp; (2) Những phong tục, tập quán, truyền thống; (3) Những quan tâm và ƣu tiên của xã hội; Trình độ nhận thức, học vấn chung của xã hội...
Môi trƣờng văn hóa xã hội là yếu tố quyết định đến sinh hoạt và thói quen sử dụng tiền của ngƣời dân. Nếu ngƣời dân thích tích trữ tiền mặt, vàng và ngoại tệ thì họ sẽ ít sử dụng dịch vụ của ngân hàng nói chung và hoạt động đầu tƣ trên TTCK nói riêng.
Trình độ dân trí ngày càng cao giúp cho khả năng tiếp cận với sự tiến bộ của khoa học công nghệ của ngƣời dân ngày càng cao, tạo điêu kiện cho các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng đa năng hiện đại, các dịch vụ cung ứng trên TTCK ngày càng đƣợc phát triển, mang lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng.
1.4.2. Nhân tố chủ quan
1.4.2.1 Chiến lược phát triển của ngân hàng
Kế hoạch chiến lƣợc là nhân tô giúp doanh nghiệp phát triển. Khi thiếu một kế hoạch chiến lƣợc, doanh nghiệp sẽ hoạt động kém hiệu quả và thậm chí đi vào sa sút, phá sản. Vì vậy bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng cần phải lập đƣợc một bản kế hoạch chiến lƣợc cho mình.
Xây dựng kế hoạch chiến lƣợc cho doanh nghiệp chính là để thực hiện tầm nhìn, mục tiêu trong tƣơng lai của doanh nghiệp. Vì vậy, thiếu một chiến lƣợc phát triển phù hợp thì mục tiêu của doanh nghiệp rất khó thực hiện hoặc dễ bị đi chệch
hƣớng. Khi không có chiến lƣợc phát triển, doanh nghiệp cũng rất khó đánh giá đƣợc mức độ thực thi của tầm nhìn.
Chiến lƣợc phát triển có vai trò rất quan trọng đối với sự tồn tại của ngân hàng, trong từng thời kỳ mỗi ngân hàng đều có chiến lƣợc phát triển kinh doanh riêng để đạt đƣợc những mục tiêu cụ thể. Tuỳ vào điều kiện kinh tế vĩ mô, môi trƣờng pháp lý từng thời kỳ mà các NHTM có chiến lƣợc phát triển nghiệp vụ ngân hàng đầu tƣ trên TTCK nhiều hơn hay phát triển các nghiệp vụ ngân hàng truyền thống hơn.
1.4.2.2. Năng lực tài chính của ngân hàng.
Năng lực tài chính của một doanh nghiệp là nguồn lực tài chính của bản thân doanh nghiệp, là khả năng tạo tiền, tổ chức lƣu chuyển tiền hợp lý, đảm bảo khả năng thanh toán thể hiện ở quy mô vốn, chất lƣợng tài sản và khả năng sinh lời… đủ để đảm bảo và duy trì hoạt động kinh doanh đƣợc tiến hành bình thƣờng.
Khi năng lực tài chính mạnh, ngân hàng sẽ có nhiều vốn để đầu tƣ cơ sở hạ tầng, phát triển các sản phẩm dịch vụ mới, hiện đại thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Quy mô ngân hàng là nhân tố quyết định cơ cấu danh mục sản phẩm của ngân hàng. Cơ cấu vốn của ngân hàng quyết định khả năng chi trả và cung cấp dịch vụ tài chính cho khách hàng. Nếu các ngân hàng truyền thống chỉ chú trọng vào hoạt động tín dụng thì đa số các ngân hàng hiện nay đều phát triển theo xu hƣớng là ngân hàng đa năng, phát triển nhiều loại hình dịch vụ hiện đại, nhiều tiện ích, đáp ứng tất cả các nhu cầu của khách hàng.
1.4.2.3. Năng lực về công nghệ của ngân hàng.
Trong giai đoạn phát triển hiện nay, năng lực công nghệ của mỗi quốc gia, mỗi ngành, mỗi doanh nghiệp luôn đƣợc coi là yếu tố rất quan trọng, quyết định đến khả năng cạnh tranh và phát triển. Nền kinh tế phát triển, khoa học công nghệ phát triển dẫn đến các sản phẩm dịch vụ dành cho khách hàng cũng đa dạng với hàm lƣợng công nghệ cao hơn, độ bảo mật, sự tiện dụng giúp cho quá trình cung cấp dịch vụ của ngân hàng đƣợc tiện lợi hơn và an toàn hơn. Ngày nay, việc giao dịch điện tử, giao dịch không qua sàn của các nhà đầu tƣ đã trở nên phổ biến vì vậy việc
ứng dụng CNTT trong phát triển các nghiệp vụ ngân hàng trên TTCK là yêu cầu cấp bách đối với các NHTM. Ngoài ra, việc áp dụng khoa học kỹ thuật giúp quá trình thu thập thông tin của ngân hàng nhanh hơn, chính xác hơn. Tuy nhiên, để có đƣợc các phƣơng tiện hỗ trợ công nghệ cao nhƣ vậy đòi hỏi ngân hàng phải bỏ ra một lƣợng vốn tƣơng đối lớn. Do vậy, khi đầu tƣ vào công nghệ nào ngân hàng đều cần phải cân nhắc, so sánh giữa lợi ích đạt đƣợc và chi phí bỏ ra để áp dụng khoa học công nghệ phù hợp với khả năng tài chính của mình.
1.4.2.4. Chất lượng nguồn nhân lực
Chất lƣợng nguồn nhân lực là mức độ đáp ứng về khả năng làm việc của ngƣời lao động với yêu cầu công việc của tổ chức và đảm bảo cho tổ chức thực hiện thắng lợi mục tiêu cũng nhƣ thỏa mãn cao nhất nhu cầu của ngƣời lao động.
Con ngƣời luôn là trung tâm của mọi hoạt động. Con ngƣời là nhân tố quyết định đến sự tồn tại của ngân hàng. Chất lƣợng nguồn nhân lực thể hiện qua trình độ nghiệp vụ, phong cách làm việc, thái độ phục vụ khách hàng. Nếu nhân viên có trình độ nghiệp vụ cao thì có khả năng nắm bắt công việc nhanh, thao tác nghiệp vụ tốt, ít sai sót. Nếu cán bộ ngân hàng phục vụ khách hàng nhiệt tình, chu đáo sẽ làm cho hình ảnh ngân hàng trong mắt khách hàng ngày một chuyên nghiệp và thân thiện hơn.
Nhƣ vậy, việc phát triển các nghiệp vụ ngân hàng nói chung và các nghiệp vụ NHTM triển khai trên TTCK nói riêng chịu tác động của tất cả các nhân tố từ khách quan đến chủ quan. Việc nắm bắt và có chiến lƣợc phát triển, phát huy, tận dụng mọi nhân tố một cách hài hoà sẽ là động lực giúp doanh nghiệp phát triển.
Bảng 1.3: Các nhân tố ảnh hƣởng đến các nghiệp vụ ngân hàng phục vụ trên thị trƣờng chứng khoán.
STT Các nhân tố khách quan Các nhân tố chủ quan
1 Môi trƣờng kinh tế Chiến lƣợc phát triển của ngân hàng 2 Môi trƣờng pháp lý Năng lực tài chính của ngân hàng. 3 Môi trƣờng văn hóa – xã hội Năng lực về công nghệ của ngân
hàng.