Xác định tầm nhìn, sứ mệnh và mục tiêu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần chứng khoán MB (MBS) đến năm 2017 quản trị kinh doanh (Trang 25 - 26)

1.2. Quy trình xây dựng chiến lược

1.2.1. Xác định tầm nhìn, sứ mệnh và mục tiêu

Tầm nhìn của doanh nghiệp thể hiện các mục đích mong muốn cao nhất và khái quát nhất của tổ chức. Tầm nhìn của doanh nghiệp mô tả khát vọng, tương lai của tổ chức về những gì tổ chức đang vươn tới. Tầm nhìn sẽ tập trung sự tưởng tượng của mọi người trong tổ chức và là nguồn động lực để hướng mọi nguồn lực trong tổ chức thực hiện được các mục đích, ý tưởng.

Vì vậy, tầm nhìn không thể hiện các chiến lược bước đi, hay phương pháp mà tổ chức dùng để theo đuổi mục đích cụ thể. Nhưng nó cung cấp cho nhà quản trị cái nhìn bao quát để thấy hướng đi của doanh nghiệp đã đúng chưa. Tầm nhìn của doanh nghiệp cũng là tiền đề nhà quản trị sẽ xác định sứ mệnh của doanh nghiệp.

Sứ mệnh của doanh nghiệp là một phát biểu có ý nghĩa lâu dài thể hiện trách nhiệm, niềm tin và ý tưởng của những người tham gia trong tổ chức đó. Việc xác định sứ mệnh là hết sức cần thiết để thiết lập mục tiêu và soạn thảo chiến lược một cách có hiệu quả.

Để những mục tiêu đó có thể trở thành một công cụ quản trị thì nó phải được chỉ ra bằng những con số cụ thể và phải luôn có thời hạn hoàn thành cuối cùng cho việc thực hiện. Điều này nhằm tránh những lối nói chung chung kiểu hô khẩu hiệu như “tăng tối đa lợi nhuận”, “giảm chi phí”, “trở nên hiệu quả hơn” hay là “tăng số lượng hàng bán ra”; tất cả những cụm từ như vậy đều không nêu rõ số lượng cụ thể và thời điểm hoàn thành công việc, do đó việc đề ra mục tiêu chính là một cách kêu gọi hành động thiết thực: khi nào phải hoàn thành mục tiêu, kết quả cụ thể đạt được là gì và ai là người có trách nhiệm thực hiện. Như Bill Hewlett, người đồng sáng lập ra công ty Hewlett-Packard đã từng nhận xét: “Bạn không thể quản trị những gì mà mình không đo đếm được. Chỉ khi nào cụ thể hoá mục tiêu đề ra bằng những số liệu thì bạn mới có cơ hội thành công” [1,7,13,18].

Bởi thế, việc đưa số liệu vào các mục tiêu của công ty và để cho các giám đốc tự chịu trách nhiệm về thời hạn hoàn thành mục tiêu sẽ giúp tạo ra những quyết định có

tính chiến lược, có mục đích thay vì hành động mất phương hướng hoặc băn khoăn không biết đâu là những việc cần phải làm, đồng thời chính nó cũng sẽ là một khung chuẩn để đánh giá thành tích của công ty. Do vậy, nhiệm vụ của doanh nghiệp phải phát biểu một cách rõ ràng nhằm đạt được các yêu cầu sau:

- Đảm bảo được sự nhất trí về mục đích bên trong của tổ chức.

- Cung cấp cơ sở hoặc tiêu chuẩn để phân phối nguồn lực của tổ chức.

- Tạo một tiêu chuẩn định hướng chung cho các cá nhân trong tổ chức, tạo sự đồng cảm với mục đích và phương hướng tổ chức.

- Định rõ mục đích của tổ chức và đưa mục đích này vào các mục tiêu cụ thể của doanh nghiệp thông qua các giá trị có thể định lượng và đánh giá được.

- Tạo điều kiện chuyển hoá mục tiêu thành các chiến lược và các biện pháp hoạt động cụ thể khác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần chứng khoán MB (MBS) đến năm 2017 quản trị kinh doanh (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)