MỘT SỐ NHẬN XÉT KIẾN NGHỊ NHẰM ĐÁNH GIÁ VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT TỔ CHỨC KIỂM TOÁN NỘI BỘ

Một phần của tài liệu 240 Tìm hiểu tổ chức kiểm toán nội bộ tại các Doanh nghiệp của Việt Nam (Trang 33 - 37)

HIỆU QUẢ HOẠT TỔ CHỨC KIỂM TOÁN NỘI BỘ

Không thể phủ nhận vai trò tích cực của kiểm toán nội bộ trong việc xác minh tính chính xác, tin cậy của báo cáo tài chính doanh nghiệp, cũng như tư vấn cho Ban giám đốc về việc thay đổi những quy định, quy chế cho phù hợp với tình hình thay đổi của doanh nghiệp cũng như giám sát việc thực hiện theo đúng các văn bản pháp luật của nhà nước. Tuy nhiên để nâng cao việc tổ chức kiểm toán nội bộ, em xin đưa ra một số kiến nghị như sau:

Theo chuẩn mực 100 tính độc lập được ban hành bởi Viện nghiên cứu Kiểm toán viên nội bộ, các kiểm toán viên nội bộ cần phải độc lập với các hoạt động họ kiểm toán, độc lập ở đây bao gồm vị trí pháp lý trong tổ chức của phòng kiểm toán nội bộ phải đủ để họ thực hiện các trách nhiệm kiểm toán. Kiểm toán viên nội bộ phải được sự ủng hộ của ban giám đốc và hội đồng quản trị để họ có được sự cộng tác của những bộ phận được kiểm toán và để công việc của họ không bị can thiệp.

Người phụ trách bộ phận kiểm toán nội bộ phải chịu trách nhiệm với một người trong tổ chức có đủ quyền hạn để giữ được tính độc lập và bảo đảm bao quát về mặt kiểm toán chung, xem xét đầy đủ các báo cáo kiểm toán và có hành động thích hợp đối với những kiến nghị kiểm toán.

Bộ máy kiểm toán nội bộ là một đơn vị độc lập với các phòng ban hay bộ phận khác trong doanh nghiệp, có chức năng đánh giá hoạt động của ban giám đốc và báo cáo trực tiếp với hội đồng quản trị. Việc liên lạc thường xuyên với hội đồng quản trị giúp bảo đảm tính độc lập và tạo điều kiện cho hội đồng và người phụ trách trao đổi thông tin với nhau về những vấn đề cùng quan tâm.

Mỗi doanh nghiệp cần có một đội ngủ kiểm toán viên nội bộ được đào tạo bài bản, tinh thông về nghiệp vụ, có phẩm chất đạo đức tốt để đảm bảo khả năng thực hiện nhiệm vụ được giao. Muốn thực hiện được điều này cần có sự hớp tác của nhiều phía. Thứ nhất là bản thân những kiểm toán viên, cần xác định được mục tiêu của mình, cùng với việc doanh nghiệp phải tạo điều kiện để kiểm toán viên có thể tham gia các khóa học nhằm nâng cao chuyên môn bản thân, bên cạnh đó, cần có thêm nhiều chương trình đào tạo hơn nữa cho các kiểm toán viên nội bộ, chúng ta có thể nhờ sự giúp đỡ kỹ thuật của những nước phát triển như Anh, Mỹ, Úc…để hợp tác đào tạo ra những kiểm toán viên nội bộ có chất lượng.

Đối với những doanh nghiệp có tổ chức bộ máy kiểm toán, cần có một kế hoạch kiểm toán năm cụ thể. Một kế hoạch chi tiết sẽ đảm bảo cho bộ máy kiểm toán nội bộ hoạt động một cách hiệu quả, việc thực hành kiểm toán cần tiến hành trên cơ sở khoa học, căn cứ rõ ràng và chuyên nghiệp, các doanh nghiệp cần ban hành những quy ché kiểm toán nội bộ riêng cho đơn vị mình theo Thông tư 171 của Bộ Tài Chính ban hành, nguyên nhân là do mỗi đơn vị có những đặc điểm sản xuất kinh doanh riêng, quy mô sản xuất, địa bàn hoạt động tập trung hay phân tán, điều kiện cụ thể và trình độ năng lực của đội ngũ kế toán… mỗi doanh nghiệp cần chủ động ban hành quy chế của riêng mình để tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ phù hợp và thiết thực đồng thời thực hiện vai trò và chức năng theo đúng phạm vi và nội dung của bộ phận kiểm toán trong doanh nghiệp.

Bộ máy kiểm toán nội bộ cần thực hiện đầy đủ vai trò, chức năng và mục tiêu của mình, ví dụ như trong kiểm toán báo cáo tài chính, ngoài các khoản mục thường xuyên, kiểm toán nội bộ cần phải có kế hoạch để kiểm toán tất cả các khoản mục trong báo cáo tài chính theo kế hoach đã thực hiện, bên cạnh đó trong báo cáo kiểm toán nội bộ về tính tuân thủ, kiểm toán nội bộ cần chú trọng vào việc đưa ra ý kiến tư vấn, hỗ trợ cho ban giám đốc những

điều chỉnh thích hợp khi có sự biến đổi hay xuất hiện những nhân tố mới ảnh hưởng đến những quy định, quy chế của doanh nghiệp đã ban hành.

Trên đây là một số kiến nghị để nâng cao việc tổ chức kiểm toán nội bộ trong mỗi doanh nghiệp. Để việc tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ thực sự hiệu quả, ngoài các nhân tố kể trên thì nhận thức của nhà quản lý trong doanh nghiệp về kiểm toán nội bộ cũng là một yếu tố rất quan trọng, nó quyết định cho sự hình thành, tồn tại, và phát triển của kiểm toán nội bộ trong mỗi doanh nghiệp. Do đó những nhà quản trị cần có nhận thức đứng đắn về vai trò, chức năng và tầm quan trọng về bộ máy kiểm toán nội bộ, để đưa ra những quy định, chính sách đúng đắn giúp ích cho hoạt động của bộ máy kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp có thẻ thực thi được chức năng và vài trò của mình một cách tốt nhất.

KẾT LUẬN

Ngày nay bộ máy kiểm toán nội bộ đã và đang là một công cụ đắc lực trong việc xem xét, đánh giá, quản lý các hoạt động của doanh nghiệp, giúp cho ban giám đốc đưa ra những quyết định kịp thời chính xác, hạn chế tối đa rủi ro của doanh nghiệp, cũng như tư vấn cho ban giám đốc khi có những thay đổi hay những nhân tố mới xuất hiện để hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp luôn hoạt động một cách hiệu quả. Do đó việc tìm hiểu và hoàn thiện tổ chức kiểm toán nội bộ là một công việc quan trọng và cần phải được thực hiện ngay đối với mỗi doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Qua quá trình thực hiện Đề án em đã tìm hiểu được khái quát tình hình tổ chức kiểm toán nội bộ tại các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay qua đó nắm bắt được những ưu điểm và hạn chế trong việc tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ cũng như đưa ra một số giải pháp để cải thiện những mặt còn tồn tại. Đây là kinh nghiệm quý báu cho em khi viết chuyên đề thực tập tốt nghiệp cũng như công tác sau này.

Do những hạn chế về thời gian, hiểu biết, cùng với “tổ chức kiểm toán nội bộ” là một vấn đề còn khá mới mẻ nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Do vậy em rất mong nhận được sự đóng ghóp ý kiến của các thầy cô giáo

Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn GS.TS. Nguyễn Quang Quynh đã hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành đề án này.

Hà Nội, 11/2008

Sinh viên Nguyễn Thanh Bách

Một phần của tài liệu 240 Tìm hiểu tổ chức kiểm toán nội bộ tại các Doanh nghiệp của Việt Nam (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(37 trang)
w