Khái quát tổ chức kiểm toán nội bộ trong các doanh nghiệp Việt Nam

Một phần của tài liệu 240 Tìm hiểu tổ chức kiểm toán nội bộ tại các Doanh nghiệp của Việt Nam (Trang 28 - 33)

Thuật ngữ kiểm toán nội bộ chính thức được đưa ra từ năm 1996 với Nghị định 59/CP (3/10/1996) ban hành Quy chế Quản lý tài chính và Hạch toán kinh doanh đối với doanh nghiệp nhà nước”. Thực hiện chủ trương đó, Bộ Tài chính đã xây dựng hệ thống văn bản pháp lý về kiểm toán nội bộ gồm:

- Quyết định 832/TC/QĐ/CĐKT (28/10/1997) ban hành Quy chế kiểm toán nội bộ áp dụng cho doanh nghiệp nhà nước.

- Thông tư 52/1998 – TT – BTC (16/4/1998) Hướng dẫn thực hiện kiểm toán nội bộ trong các doanh nghiệp.

- Công văn 287/TC/TCDN (3/8/1998) về bổ nhiệm kiểm toán viên nội bộ. - Thông tư 171/1998 – TT – BTC (22/12/1998) thay thế Thông tư 52/1998 – TT – BTC.

Sau sự ra đời của hệ thống văn bản pháp lý nói trên, kiểm toán nội bộ mới được nhìn nhận là một công cụ độc lập, một công cụ quản trị doanh nghiệp. Cũng từ thời điểm đó, hoạt động kiểm toán được thực hiện ở hầu hết các doanh nghiệp nhà nước, còn đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh việc thực hiện tổ chức kiểm toán nội bộ là chưa bắt buộc. Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển, đặc biệt là sau khi Việt Nam ra nhập WTO, sự phát triển nhanh chóng của thị trường chứng khoán, và những vụ bê bối, trong hai năm 2006 và 2007 theo phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam(VCCI) gian lận đã xuất hiện ở 45% công ty được khảo sát (tăng 8% so với hai năm trước đó), và những vụ tham những tăng 71%, số vụ rửa tiền tăng 133% thì gian lận về báo cáo tài chính được phát hiện tăng nhiều nhất với 140%. Bình quân về thiệt hại về tài chính cho một vụ gian lận là 1,7 triệu USD. Đóng vai trò quan trọng nhất trong việc phát hiện gian lận này là bộ phận kiểm toán nội bộ, chiếm 26% (theo Global Economic Crime Survey 2005 – PWC) (3). Do đó nhu cầu kiểm toán nội bộ trở nên rõ rệt hơn tại các doanh nghiệp. Bộ Tài chính đã ban hành thêm Thông tư số 52/TT – BTC ngày 16/4/1998 và Thông tư số 171/TT – BTC ngày 22/12/1998 để hướng dẫn chi tiết việc thực hiện các quy chế kiểm toán nội bộ, theo đó phòng kiểm toán nội bộ vẫn báo cáo lên ban giám đốc như một bộ phận thuộc sự điều hành của ban giám đốc. Điều này làm giảm tính độc lập của phòng kiểm toán nội bộ, vì toàn bộ hệ thống quản lý của doanh nghiệp (do ban giám đốc quy định) đều là đối tượng đánh giá của kiểm toán nội bộ. Trong khi đó, theo thông lệ phổ biến trên thế giới, phòng kiểm toán nội bộ chịu trách nhiệm báo cáo trực tiếp lên hội đồng quản trị, tức là cao cấp hơn ban giám đốc.

Ở Việt Nam trong những năm qua, bộ máy kiểm toán nội bộ ở các doanh nghiệp nhà nước và một số ngân hàng đã hoạt động nhưng chưa mang lại hiệu quả do vai trò, chức năng, trách nhiệm chưa rõ ràng và thiếu công cụ thực hiện công tác giám sát.

Ở các loại hình công ty khác, hoạt động kiểm toán nội bộ đã ít nhiều thay đổi khi các công ty thực hiện hệ thống quản lý chất lượng hay môi trường (ISO). Các công ty có được chứng chỉ ISO phải bất buộc thực hiện đánh giá nội bộ hay thực chất là kiểm toán nội bộ ít nhất mỗi năm một lần về mức độ tuân thủ các tiêu chuản ISO. Việc đánh giá này thường được một ban hay một bộ phận – thường được gọi là ban ISO hay ban đảm bảo chất lượng – thực hiện và báo cáo lên tổng giám đốc. Tuy nhiên do đánh giá nội dung chỉ giới hạn trong việc tuân thủ các tiêu chuẩn của ISO (chủ yếu về thủ tục, văn bản) nên hầu như không giúp cải tiến nhiều về hệ thống kiểm soát của công ty. Trong thực tế nhiều doanh nghiệp đã nhận ra điều này và thiết lập bộ phận đánh giá nội bộ ở cấp độ cao hơn, đầy đủ hơn và thực chất hơn.

Ở Việt Nam, việc xây dựng kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp chắc chắn sẽ phát triển trong thời gian tới cùng với sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam. Sự đòi hỏi của các nhà đầu tư về hệ thống quản trị chuyên nghiệp sẽ buộc doanh nghiệp xây dựng hệ thống kiểm toán nội bộ sao cho hiệu quả.

Xu hướng thiết lập bộ máy kiểm toán nội bộ cũng sẽ phát triển trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam. Các doanh nghiệp này đang ngày càng có đóng ghóp cao về doanh thu, lợi nhuận đối với công ty mẹ ở nước ngoài, và rất nhiều công ty mẹ đó đang niêm yết trên thị trường chứng khoán Mỹ hay các thị trường chứng khoán lớn trên thế giới. Do đó, dần dần các công ty nước ngoài ở Việt Nam cũng buộc phải tuân thủ những quy định như luật Sarbanes – Oxley của Mỹ, tức là phải thực hiện kiểm toán nội bộ. Các công ty này sẽ ngày càng nhận được nhiều chương

trình kiểm toán nội bộ do công ty mẹ thực hiện hoặc sẽ xây dựng bộ máy kiểm toán cho riêng mình.

Trong bộ máy kiểm toán nội bộ, một trong những nhân tố quan trọng nhất luôn là kiểm toán viên nội bộ, thế nhưng có một thực trạng là các nhà quản lý thiếu một cách nhìn chiến lược đối với sự phát triển của nền kinh tế nói chung và của mỗi doanh nghiệp nói riêng. Điều đó dẫn đến tình trạng khi có nhu cầu về một nhân tố nào thì nhân tố ấy vừa thiếu trầm trọng về số lượng vừa không đảm bảo chất lượng. Các kiểm toán viên nội bộ cũng không phải là một ngoại lệ, số lượng các kiểm toán viên nói chung và kiểm toán viên nội bộ thiếu trầm trọng cho nền kinh tế nói chung cũng như đối với các doanh nghiệp nói riêng. Trung bình, số lượng kiểm toán viên trong một doanh nghiệp chỉ dao động từ 2 đến 8 người, đây là con số có thể đủ với những doanh nghiệp vừa, nhưng không thể đủ để đảm bảo sự hoạt động một cách hiệu quả trong các công ty lớn, đậc biệt là các tổng công ty của Nhà nước, không những thế kiểm toán viên nội bộ trong hầu hết các doanh nghiệp hầu hết đề không chuyên nghiệp trong hoạt động kiểm toán nội bộ. Hiện nay, số các kiểm toán nội bộ chủ yếu là những kế toán viên có kinh nghiệm chuyển sang, những kiểm toán viên được đào tạo bài bản về kiểm toán nói chung và kiểm toán nội bộ nói riêng còn rất hạn chế, nguyên nhân một phần là do hiện nay chương trình đào tạo về kiểm toán nội bộ chưa nhiều, chỉ do viện tin học doanh nghiệp (thuộc VCCI) với sự giúp đỡ kỹ thuật của ACCA (hiệp hội kế toán viên Công chứng Vương quốc Anh) đảm nhận.

Việc tổ chức kiểm toán chưa được coi trọng theo đúng như vai trò và lợi ích của nó dẫn đến đối với những doanh nghiệp có tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ thì chi phí để thực hiện tổ chức kiểm toán nội bộ là thấp so với khối lượng công việc mà bộ máy này phải đảm nhận, chi phí cho cuộc kiểm toán nội bộ được xác định gồm những khoản chi phí chi trả cho lương nhân viên thực hiện kiểm toán nội bộ, chi phí công tác. Các chi phí khác liên quan

đến khảo sát, phân tích… thường không được xác định trong quá trình lập ngân sách cho kiểm toán nội bộ. Trên thực tế mặc dù nhận thức của nhả quản lý đã thay đổi nhưng cân nhấc về việc tổ chức kiểm toán nội bộ vẫn là một vấn đề lớn khi nhà quản lý xem xét chi phí cho tổ chức. Yếu tố chi phí và nhận thức về kiểm toán nội bộ là hai lý do cơ bản dẫn đến quyết định của nhà quản lý có thành lập bộ phận kiểm toán nội bộ hay không.

Ngoài ra công tác tổ chức công tác kiểm toán nội bộ tại các công ty còn nhiều hạn chế: giống với kiểm tra kế toán, tổ chức thực hiện kiểm toán không có quy trình hay chương trình kiểm toán, về nội dung kiểm toán: một số nội dung được trình bày nhưng không cụ thể, không theo thông lệ chung khi trình bày kế hoạch hay chương trình kiểm toán. Kiểm toán viên thực hiện chủ yếu vẫn chỉ bằng kinh nghiệm.Không những thế các loại hình kiểm toán nội bộ không được bộ phận kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp xây dựng thực hiện đầy đủ vai trò, chức năng và mục tiêu của nó. Trong việc kiểm toán báo cáo tài chính cũng mới chú trọng đến việc kiểm tra các khoản mục mang tính thường xuyên trên báo cáo tài chính chứ chưa phải là tất cả các khoảng mục trên báo cáo tài chính, về kiểm tra tính tuân thủ, mặc dù bộ phận kiểm toán nội bộ đã có những nỗ lực đáng kể để xem xét việc chấp hành quy định của Nhà nước, kiểm tra việc thực hiện quy định trong ghi chép, thống kê, kiểm tra các quy định, quy chế. Tuy nhiên kiểm toán viên nội bộ vẫn chưa thực hiện chức năng tư vấn, hỗ trợ cho nhà quản lý trong công việc xây dựng các quy định, quy trình, nội quy … nhằm kiểm soát tốt hơn với doanh nghiệp.

PHẨN 3:

Một phần của tài liệu 240 Tìm hiểu tổ chức kiểm toán nội bộ tại các Doanh nghiệp của Việt Nam (Trang 28 - 33)