Những tồn tại, bất cập

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện quản lý nhà nước về du lịch ở Thị xã Cửa Lò, Tỉnh Nghệ An (Trang 74 - 76)

6. Bố cục của luận văn

2.3.2. Những tồn tại, bất cập

Tuy đã đạt đƣợc những thành tựu cơ bản nhƣ trên nhƣng nhìn chung, công tác QLNN đối với du lịch ở Cửa Lò vẫn còn nhiều thiếu sót. Đó là nguyên do giải thích tại sao du lịch biển Việt Nam nói chung, du lịch Cửa Lò nói riêng chƣa đƣợc phát triển tƣơng xứng với tiềm năng hiện có và chƣa đƣợc khẳng định mạnh mẽ trên thị trƣờng khu vực và quốc tế. Những tồn tại đó bao gồm:

- Công tác quản lý quy hoạch du lịch và chỉnh trang đô thị còn nhiều hạn chế. Nhiều nơi quy hoạch còn rất bất cập đã phá vỡ cảnh quan môi trƣờng du lịch. Mặc dù phát triển khu du lịch Cửa Lò trong thời gian qua đã có quy hoạch, nhƣ khi quy hoạch chƣa tính đến đặc thù của vùng biển, đặc thù của khách du lịch biển. Phần lớn quy hoạch nghiêng về quy hoạch đô thị hơn là quy hoạch khu du lịch ở một vùng biển mang tính chất khí hậu bốn mùa rõ rệt, dẫn đến cơ sở dịch vụ xây dựng mới đáp ứng phần nào khách du lịch nội địa, gần nhƣ chƣa đáp ứng nhu cầu khách du lịch quốc tế. Chất lƣợng quy hoạch chƣa cao, không ít vùng quy hoạch bị phá vỡ, xây dựng ồ ạt dẫn đến tình trạng bê tông hóa, phá vỡ cảnh quan, gây ô nhiễm môi trƣờng.

- Chƣơng trình thực hiện chiến lƣợc biển Việt Nam đến năm 2020 đƣợc ban hành nhƣng vẫn chƣa có chƣơng trình, chính sách cụ thể để phát triển ngành du lịch biển Việt Nam nên cũng chƣa có chƣơng trình cụ thể cho sự phát triển du lịch biển Nghệ An nói chung và du lịch biển thị xã Cửa Lò nói riêng.

- Các doanh nghiệp kinh doanh du lịch hầu hết thuộc vào hạng vừa và nhỏ, năng lực quản lý yếu kém. Nhiều KDL, điểm du lịch còn khai thác ở trạng thái tự nhiên, chƣa đƣợc đầu tƣ tôn tạo. Các sản phẩm du lịch biển chƣa đa dạng, chƣa phong phú, sức cạnh tranh thấp, còn đơn điệu nên chƣa kéo dài đƣợc thời gian lƣu trú của du khách, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của từng đối tƣợng khách, của mỗi loại thị trƣờng. Các dịch vụ để du khách chi tiền vẫn còn thiếu, đặc biệt là các khu

vui chơi giải trí chất lƣợng cao chƣa đƣợc đầu tƣ xây dựng, đây cũng là lý do tại sao du lịch biển Cửa Lò chƣa phát triển bằng với những địa phƣơng trong nƣớc có biển.

- Quy mô và chất lƣợng hệ thống kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng về giao thông và chỗ nghỉ chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu ngày càng cao của du khách biển. An toàn giao thông, chất lƣợng phƣơng tiện vận chuyển khách đang là vấn đề bức xúc. Về cảng biển thì hiện nay chỉ mới phục vụ hoạt động bốc xếp hàng hóa mà hầu nhƣ chƣa đƣa vào phục vụ vận chuyển khách du lịch đến tham quan. Vì thế, doanh thu dịch vụ du lịch biển từ cảng biển là chƣa có.

- Công tác QLNN về du lịch trên địa bàn Thị xã còn nhiều bất cập. Việc chủ động phối kết hợp với các ngành, các cấp liên quan trong thị xã trong lĩnh vực du lịch biển chƣa thật sự tốt. Chẳng hạn, trong việc bảo vệ môi trƣờng du lịch biển UBND Thị xã đã có sự quan tâm chỉ đạo và cùng với Công an Thị xã, công an các phƣờng, xã, đội thanh tra đô thị, đội an ninh đã có sự phối hợp triển khai lực lƣợng đảm bảo an ninh, trật tự tại các điểm đậu đỗ xe du lịch, điểm tham quan, mua sắm... Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều tồn tại, bất cập. Phát triển du lịch biển đang đứng trƣớc những nguy cơ về ô nhiễm môi trƣờng do quy hoạch và quản lý quy hoạch đô thị chƣa đƣợc triển khai kịp thời; Một số cơ quan, ban, ngành, phƣờng, xã, tổ chức, cá nhân tham gia kinh doanh dịch vụ du lịch chƣa thực hiện tốt nội dung kế hoạch của UBND thị xã và Quy chế quản lý du lịch đề ra: công tác chỉ đạo thực hiện Chủ trƣơng “5 không” có lúc còn biểu hiện buông lỏng. Tình hình an ninh trật tự, an toàn xã hội mặc dù đƣợc tăng cƣờng nhƣng vẫn tiềm ẩn phức tạp. Công tác phòng chống cháy nổ chƣa đƣợc các đơn vị, cá nhân tham gia kinh doanh quan tâm, đặc biệt là các ki ốt tạm.

- Nguồn nhân lực du lịch biển còn hạn chế, trình độ ngoại ngữ, chuyên môn nghiệp vụ chƣa đáp ứng yêu cầu. Do tính thời vụ lớn nên các đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch biển trên địa bàn thị xã Cửa Lò, đặc biệt là các hộ kinh doanh du lịch nhỏ lẻ vẫn còn sử dụng nhiều lao động phổ thông chƣa qua đào tạo chuyên môn, nghệp vụ về du lịch, ảnh hƣởng rất lớn tới chất lƣợng phục vụ khách trong

thời điểm mùa du lịch biển. Nguồn nhân lực phục vụ du lịch và văn hóa giao tiếp trong hoạt động kinh doanh du lịch tuy đƣợc tập huấn nhiều nhƣng chƣa đáp ứng yêu cầu.

- Nguồn đầu tƣ vào lĩnh vực du lịch Thị xã chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu phát triển. Một số dự án mặc dù đã đăng ký vốn đầu tƣ nhƣng chậm triển khai thực hiện hoặc thực hiện chậm tiến độ so với kế hoạch, không đúng với thiết kế ban đầu vẫn chƣa bị xử lý nghiêm minh và kịp thời.

- Công tác tuyên truyền quảng bá về du lịch Cửa Lò tại các thị trƣờng trong nƣớc và quốc tế còn rất hạn chế, chƣa đáp ứng với yêu cầu phát triển du lịch trong giai đoạn mới.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện quản lý nhà nước về du lịch ở Thị xã Cửa Lò, Tỉnh Nghệ An (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)