6. Bố cục của luận văn
3.2 Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nƣớc để phát triển du lịch tại Thị Xã Cửa Lò
3.2.7. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch biển Cửa Lò
- Tuyên truyền quảng bá du lịch biển là giải pháp quan trọng để tạo lập và nâng cao hình ảnh biển của Cửa Lò trong cả nƣớc và quốc tế. Một vùng biển dù đẹp đến bao nhiêu, dịch vụ tốt đến đâu mà không đƣợc biết đến thì không thể phát triển du lịch đƣợc. Giải pháp cụ thể cho vấn đề mang tính cấp thiết này là:
- Phát hành ấn phẩm thông tin tuyên truyền nhƣ: website, CD-ROOM, film du lịch biển, bản đồ du lịch biển... Đặc biệt, xây dựng chƣơng trình về du lịch Cửa Lò nhất là du lịch biển trên các kênh trong nƣớc nhƣ VTV, HTV, VCTV... và các kênh quốc tế khác. Đầu tƣ xây dựng và nâng cấp các biển quảng cáo, biển chỉ dẫn các khu, điểm du lịch trên địa bàn.
- Khuyến khích việc thành lập các công ty lữ hành. Để hạn chế sự bị động về nguồn khách, các công ty lữ hành, các cơ sở lƣu trú của địa phƣơng cần có quan hệ chặt chẽ với các công ty lữ hành, các cơ quan, doanh nghiệp của các địa phƣơng khác, đặc biệt ở Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh để thu hút nguồn khách từ các địa phƣơng trong cả nƣớc đến nghỉ tại bãi biển, vì bãi biển là có bãi tắm rộng, đẹp, môi trƣờng biển khá sạch và có vị trí nằm trên tuyến du lịch xuyên Việt gần với điểm du lịch quê Bác.
- Tăng cƣờng tuyên truyền, quảng bá du lịch Nghệ An, du lịch cửa Lò trên đài Phát thanh - Truyền hình Nghệ An, báo Nghệ An. Tham gia quảng cáo điểm đến du lịch Nghệ An trên các báo, đài PT-TH Trung ƣơng và nƣớc ngoài. Đặc biệt, vị trí của Nghệ An gần với Lào, đất nƣớc này không có biển nên Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch, phòng Văn hóa và Thông tin, các doanh nghiệp du lịch của thị xã cần đầu tƣ tuyên truyền quảng bá, tạo dựng mối quan hệ tốt với các cơ quan du lịch, các doanh nghiệp lữ hành của Lào để thu hút khách du lịch của đất nƣớc này đến với bãi biển.
- Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch, phòng Văn hóa và Thông tin và các doanh nghiệp lữ hành của thị xã Cửa Lò cần chủ động, tích cực tham gia các hội chợ, liên hoan du lịch, tổ chức các sự kiện du lịch, lập trang web, tài liệu tuyên truyền về hình ảnh du lịch Nghệ An và Cửa Lò với du khách.
- Khuyến khích các doanh nghiệp du lịch quảng cáo sản phẩm, dịch vụ du lịch, đặt các văn phòng đại diện, chi nhánh tại các trung tâm du lịch trong nƣớc và nƣớc ngoài.
- Phối kết hợp với báo chí, phƣơng tiện truyền thông trong nƣớc và quốc tế để quảng cáo cho du lịch biển Cửa Lò.
- Thực hiện các phim truyện có cảnh quay về bãi biển Cửa Lò bằng cách liên kết, thu hút, tài trợ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các hãng phim truyền hình trong nƣớc và quốc tế có cảnh quay ngoại cảnh tại các bãi biển đẹp, các KDL nổi tiếng... là cách tốt nhất để quảng bá du lịch biển Cửa Lò đến ngƣời xem phim.
- Tổ chức các nhân vật nổi tiếng đến giao lƣu, biểu diễn và thi đấu. Bởi lẽ nhƣ vậy vì những ngƣời nổi tiếng đi đến đâu cũng sẽ kéo theo rất nhiều phóng viên của nhiều tạp chí, kênh thông tin trong nƣớc và quốc tế. Hơn nữa, họ thƣờng có lƣợng fan hâm mộ khổng lồ, sẵn sàng theo dõi mọi thông tin và làm theo thần tƣợng... Nhƣ vậy, khi tổ chức các buổi biểu diễn, mời giao lƣu với các nhân vật nổi tiếng là điều kiện để tạo đƣợc một ấn tƣợng tốt đẹp về hình ảnh biển của địa phƣơng.
- Phát động cuộc thi sáng tạo logo, các tác phẩm văn chƣơng hay bài hát về biển Cửa Lò nhằm giới thiệu nét độc đáo hấp dẫn của thị xã biển.
3.2.8. Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch Cửa Lò
Sản phẩm du lịch sinh thái biển ngày càng đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách, là điều kiện để thu hút khách du lịch, cần có các giải pháp sau:
3.2.8.1. Hình thành và phát triển các môn thể thao, giải trí du lịch biển
- Tắm biển là sản phẩm du lịch biển quan trọng, phối hợp với sở, ngành có liên quan xây dựng các bãi tắm đẹp, hấp dẫn đảm bảo an toàn vệ sinh môi trƣờng và thuận lợi. Trích nguồn vốn từ ngân sách địa phƣơng để tạo nhiều hơn nữa các bãi tắm công cộng.
- Phát triển các loại hình thể thao nhƣ: du thuyền, thuyền buồm, lƣớt ván, câu cá, dù lƣợn, bóng chuyền trến cát, thám hiểm biển, ma trận trên cát... phối hợp với
các nhà tài trợ tổ chức các giải đua thuyền, bóng chuyền bãi biển... Và ngày càng chu trọng phát triển đến các loại hình thể thao kết hợp biển - đảo tại khu vực đảo Ngƣ, đảo Mắt và đảo Lan Châu.
- Kết hợp với cộng đồng dân cƣ đánh cá, để du khách có thể tham gia vào hoạt động tham quan biển, câu cá, tìm hiểu đời sống của ngƣời dân biển.
- Tổ chức các hoạt động phong phú nhƣ: “tắm biển đêm” kết hợp với sinh hoạt của ngƣ dân để tôn vinh, giữ gìn, khai thác tốt các giá trị văn hóa, vật chất, tinh thần của vùng biển làm điểm nhấn để tuyên truyền, quảng bá du lịch biển Cửa Lò.
- Đƣa vào hoạt động các môn thể thao lành mạnh nhƣ chơi gofl đang đƣợc xây dựng ở ven biển, nhƣng chú trọng đến công tác bảo vệ môi trƣờng, hạn chế nhập các loại cỏ ngấm thuốc trừ sâu quá lớn.
3.2.8.2. Kết hợp với du lịch mua sắm
Du lịch kết hợp mua sắm là một loại hình du lịch phát triển mạnh trong thời gian gần đây. Nguồn thu từ mua sắm của khách du lịch là nguồn thu nhập chính của ngành du lịch các nƣớc Thái Lan, Malaysia, Singapore. Khách du lịch dành tới 51% chi phí cho mua sắm khi đến Thái Lan trong khi ở Việt Nam con số này chỉ 10- 14%. Hơn nữa, hoạt động mua sắm là hoạt động không thể thiếu trong các chuyến du lịch của con ngƣời, nên việc kết hợp với du lịch tắm, nghỉ ngơi trên biển và việc tổ chức du lịch mua sắm để đáp ứng nhu cầu con ngƣời là điều cần thiết. Vì vậy cần phải:
- Hình thành những trung tâm thƣơng mại, những phố mua sắm, chợ đêm với hàng hóa đa dạng, phong phú từ sinh vật biển (vòng ốc, sao biển, chuông gió bằng ốc biển...), từ đồ đá mỹ nghệ đến các sản phẩm mây tre... giá cả phải chăng để tăng chi tiêu của du khách biển Cửa Lò.
- Tổ chức các lễ hội mua sắm, hạ giá, khuyến mãi theo đợt, biến dịp "du lịch biển Cửa Lò" trở thành thiên đƣờng mua sắm nhƣ Hồng Kong, Thái Lan... Đây vừa là cách thu hút, giữ chân du khách, vừa tăng chi tiêu, vừa dễ quảng bá thƣơng hiệu Cửa Lò ở thị trƣờng trong nƣớc và quốc tế. Để tổ chức đƣợc các lễ hội mua sắm lớn nhƣ thế này cần có sự kết hợp với Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Sở Công
Thƣơng, Chi Cục thuế, các đơn vị lữ hành, các doanh nghiệp, các cơ sở kinh doanh hàng hóa và thực hiện một số chính sách nhất định.
3.2.8.3. Tổ chức tour du lịch hợp lý để khách vừa nghỉ dưỡng, vừa tham quan
Mục tiêu của du lịch là nghỉ dƣỡng biển tại Cửa Lò và đi tham quan các khu di sản văn hóa - lịch sử, sinh thái trong vùng. Để làm đƣợc điều này cơ quan quản lý chuyên ngành du lịch biển cần:
- Xây dựng hệ thống giao thông tốt, phƣơng tiện vận chuyển chất lƣợng, tiện ích. - Xây dựng hệ thống thông tin tốt để du khách có thể lựa chọn các tour và nghỉ lại Cửa Lò tham quan khu vực.
- Xây dựng các tour du lịch đƣờng sông kết hợp với tour du lịch đƣờng biển từ Cửa Lò đi sông Lam, từ Cửa Lò ra Đảo Ngƣ, Đảo Mắt,... nhằm tăng cƣờng sản phẩm du lịch.
- Tổ chức các tour, tuyến du lịch phục vụ khách du lịch tàu biển, mở rộng khai thác các tour đi tham quan làng quê, làng nghề.
3.2.8.4. Tổ chức các chương trình, liên hoan du lịch
Việc tổ chức các chƣơng trình hay liên hoan du lịch biển thƣờng xuyên sẽ góp phần không nhỏ cho việc nâng cao sự đa dạng hóa loại hình du lịch. Vì thông qua các kỳ liên hoan lại có thêm những nét mới đƣợc khám phá về biển và mở rộng hơn nũa các dịch vụ cũng nhƣ các sản phẩm của loại hình du lịch này. Các chƣơng trình, liên hoan du lịch biển cần đƣợc chú ý ở các khâu nhƣ:
- Kêu gọi hợp tác đầu tƣ, cùng ngân sách địa phƣơng, bên cạnh đó thuê các chuyên gia để tổ chức liên hoan du lịch biển vào dịp hè hàng năm.
- Phối hợp đa ngành liên quan để tạo ấn tƣợng riêng, có nét đặc trƣng riêng của vùng biển địa phƣơng khi du khách đến biển chẳng hạn bên cạnh việc phát triển các môn thể thao là những hoạt động sinh hoạt nhƣ: lễ hội cầu ngƣ, hội chợ, ẩm thực biển, thời trang biển...
- Xây dựng các chƣơng trình du lịch biển chuyên đề và kết hợp một cách phong phú, đa dạng, triển khai đồng bộ nhất là các chƣơng trình du lịch nghỉ dƣỡng
biển, MICE (du lịch hội nghị), gắn với tham quan các điểm du lịch văn hóa - lịch sử, sinh thái trong vùng.
3.2.9. Bảo vệ môi trường du lịch
Để phát triển du lịch cần có giải pháp đồng bộ về môi trƣờng tự nhiên và môi trƣờng nhân tạo :
3.2.9.1. Môi trường tự nhiên
Môi trƣờng tự nhiên ảnh hƣởng trực tiếp đến hoạt động du lịch tại Cửa Lò, cần có các giải pháp cấp bách nhƣ:
- Tăng cƣờng công tác tuyên truyền về du lịch bền vững để nâng cao sự hiểu biết và ý thức, trách nhiệm bảo vệ môi trƣờng trong du lịch cho cán bộ công nhân lao động tại các cơ sở kinh doanh du lịch, khách du lịch. Tăng cƣờng kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc bảo vệ môi trƣờng, đa dạng sinh học và nguồn lợi biển. Quan tâm đặc biệt đến phát triển đặc biệt hệ thống rừng ngập mặn ven biển, rừng phòng hộ. Quản lý chặt chẽ và xử lý đúng quy trình rác thải, nƣớc thải sinh hoạt.
- Hoàn thành việc di chuyển những nhà máy, xí nghiệp gây ô nhiễm ra khỏi khu vực đô thị để tập trung vào các khu, cụm công nghiệp. Thực hiện triệt để việc đánh giá tác động môi trƣờng và xây dựng các công trình xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn đối với các dự án đầu tƣ mới.
- Tăng cƣờng công tác kiểm tra và quản lý tốt quy hoạch và khai thác tài nguyên du lịch.
- Giảm thiểu việc thải chất thải vào môi trƣờng. Kiểm soát chặt chẽ nguồn nƣớc thải (từ các nhà máy, xí nghiệp sản xuất chế biến, nƣớc thải từ ruộng đồng, nƣớc thải từ các làng nghề, nƣớc thải sinh hoạt...) chảy vào các dòng sông, nhất là hệ thống sông ngòi đổ trực tiếp ra biển.
- Thực hiện công tác thống kê hiện trạng tài nguyên biển. Sau đó tiến hành giao cho ban quản lý, cán bộ phụ trách điểm du lịch quản lý và chịu trách nhiệm với mọi tổn thất, mất mát gây ra.
- Đảm bảo thu gom chất thải rắn và lỏng trên các phƣơng tiện giao thông đƣờng thủy. Sớm xúc tiến đầu tƣ xây dựng hệ thống thu gom, xử lý nƣớc thải.
- Xây dựng hệ thống xử lý thuốc trừ sâu cho cỏ trong sân Gofl ven biển. - Thực hiện xã hội hóa dịch vụ vệ sinh môi trƣờng, xử lý nƣớc thải, chất thải ra biển. Tại các bãi biển, KDL, cụm du lịch có thể thuê những công ty tƣ nhân chuyên làm về dịch vụ này đảm trách việc dọn vệ sinh, xử lý nƣớc thải...
- Lồng ghép giáo dục về bảo vệ tài nguyên và môi trƣờng du lịch biển trong chƣơng trình đào tạo, sinh hoạt tại các khóa của các cấp học. Đồng thời, nâng cao nhận thức về bảo vệ tài nguyên, môi trƣờng cho cộng đồng dân cƣ, cho khách du lịch thông qua các phƣơng tiện thông tin đại chúng.
3.2.9.2. Môi trường văn hóa - xã hội
Bên cạnh các giải pháp để cải thiện môi trƣờng tự nhiên thì môi trƣờng văn hóa - xã hội đóng một vai trò tác động to lớn đến sự phát triển loại hình du lịch biển, cũng nhƣ toàn ngành du lịch nói chung. Vì vậy, cần tăng cƣờng chú ý đến các mặt sau:
- Tiếp tục thực hiện chƣơng trình "5 không" của thị xã.
- Giải quyết chấm dứt tình trạng buôn bán hàng rong, chèo kéo khách du lịch tại các điểm tham quan, trên đƣờng phố và các bãi tắm công cộng.
- Quy hoạch, kiến trúc của du lịch nói chung, KDL biển nói riêng hài hòa với thiên nhiên, mang bản sắc dân tộc, đặc thù của địa phƣơng, phát triển các KDL biển hài hòa với cảnh quan.
- Phát huy tác dụng của giáo dục về du lịch, nâng cao nhận thức du lịch cho cộng đồng, cách thức ứng xử văn minh với du khách thông qua các chƣơng trình giáo dục ngoại khóa trogn các cấp học, các phƣơng tiện thông tin đại chúng.
3.2.10. Hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch
- Cần đầu tƣ xây dựng trung tâm biểu diễn nghệ thuật, tiến hành tổ chức và đầu tƣ biểu diễn nghệ thuật truyền thống (hát ví dặm), kết hợp với biểu diễn nghệ thuật hiện đại phục vụ cho du khách có thể là vào các buổi tối, tạo ra sức hấp dẫn của điểm du lịch.
- Cần đầu tƣ xây dựng khu vui chơi giải trí, gồm nhiều hạng mục công trình có thể là khu vui chơi giải trí cho trẻ em , khu biểu diễn nghệ thuật, khu nuôi thả
động vật hoang dã và cảnh quan tự nhiên, khu chơi thể thao: mô tô nƣớc, du thuyền... có chất lƣợng cao, đáp ứng nhu cầu của khu vui chơi giải trí biển với du khách. Nên lựa chọn những nhà thầu có uy tín, đủ điều kiện thực hiện dự án.
- Cần đầu tƣ xây dựng bến thuyền, mua sắm phƣơng tiện, tổ chức cho du khách tham quan đảo Hòn Ngƣ, Hòn Mắt.
- Xây dựng mới các khách sạn cao cấp để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về dịch vụ lƣu trú của du khách và đáp ứng đủ chỗ ở trong các mùa du lịch. Tập trung xúc tiến xây dựng ở các vị trí đẹp nhƣ ven bờ biển, khu vực đảo Ngƣ, đảo Lan Châu...xây dựng các trung tâm giải trí quy mô lớn đạt tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế. Nhanh chóng triển khai các dự án sân gofl, casino và các spa...
- Phát triển Cảng Cửa Lò thành cảng du lịch biển bằng cách nâng cấp, mở rộng cảng Cửa Lò đủ điều kiện đón các loại tàu du lịch cỡ lớn. Đầu tƣ xây dựng cảng Cửa Lò thành cảng hàng hóa - du lịch quốc tế, tiến đến xây dựng riêng cầu cảng chuyên dùng có quy mô thích hợp cho tàu du lịch và dịch vụ du lịch đƣờng biển, xây dựng trung tâm đón tiếp khách du lịch của cảng.
- Xây dựng các bến thuyền tại cầu cảng Lan Châu phục vụ cho các loại hình giải trí trên biển, phát triển các loại hình giao thông đƣờng thủy phục vụ cho khách du lịch.
- Hoàn chỉnh hệ thống thông tin liên lạc, cấp thoát nƣớc cho các khu đô thị và du lịch. Nghiên cứu các biện pháp phòng chống lũ lụt hiệu quả.
KẾT LUẬN
Trong tƣơng lai, Cửa Lò sẽ là đô thị lấy du lịch, dịch vụ là kinh tế mũi nhọn để phát triển. Một số chuyên gia nớc ngoài đang tham gia dự án nghiên cứu phát triển ở đây đã tính toán và dự báo rằng, đến năm 2020 Cửa Lò sẽ có khoảng 3 triệu khách/năm, nghĩa là đội ngũ phục vụ ít nhất phải có khoảng 2