1.4.2 .Các nhân tố bên ngoài
2.2. Thiết kế nghiên cứu
Bước 1: Bằng việc nghiên cứu tổng quan các tài liệu, công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài, tác giả sẽ tiến hành hệ thống hóa để hình thành khung lý thuyết về cơ chế quản lý tài chính làm căn cứ cho phân tích thực trạng cơ chế quản lý tài chính tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương.
Bước 2: Trên cơ sở khung lý thuyết, tiến hành điều tra, khảo sát, thu thập số liệu, sử dụng các công cụ thống kê để phản ánh, đánh giá thực trạng cơ chế quản lý tài chính tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương.
Bước 3: Phân tích các dữ liệu thu thập được để đưa ra các ưu điểm cũng như hạn chế và nguyên nhân của cơ chế quản lý tài chính tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương.
Bước 4: Trên cơ sở phân tích hạn chế và nguyên nhân, đề tài sẽ đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương.
Tóm lại, trong chương 2 luận văn đã trình bày, hệ thống hóa các phương pháp nghiên cứu và sử dụng một số phương pháp nghiên cứu để phân tích, đánh giá về cơ chế quản lý tài chính tại Bệnh viện. Toàn bộ kết quả nghiên cứu được phân tích cụ thể trong Chương 3 dưới đây.
CHƢƠNG 3
THỰC TRẠNG CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI BỆNH VIỆN BỆNH NHIỆT ĐỚI TRUNG ƢƠNG
3.1. Tổng quan về Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ƣơng
3.1.1. Lịch sử hình thành, chức năng, nhiệm vụ của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ƣơng
3.1.1.1. Lịch sử hình thành
Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương tiền thân là một khoa Truyền nhiễm của Nhà thương Cống Vọng (được xây dựng năm 1911 - Sau này là Bệnh viện Bạch Mai) dưới thời thực dân Pháp đô hộ đó thực hiện nhiệm vụ điều trị các bệnh truyền nhiễm phổ biến như lao, tả, lỵ, thương hàn, sốt rét, ... Trong kháng chiến Khoa Truyền nhiễm Bệnh viện Bạch Mai điều trị cho bệnh nhân đồng thời đào tạo cán bộ, xây dựng mạng lưới chuyên khoa ...
Ngày 11 tháng 11 năm 1989, Bộ Y tế đã ra quyết định số 705/BYT-QĐ thành lập khoa Truyền nhiễm, khoa Vi sinh - Bệnh viện Bạch Mai thành Viện Y học Lâm sàng các Bệnh Nhiệt đới tuy nhiên Viện vẫn trực thuộc quản lý của Bệnh Viện Bạch Mai. Từ đó đến nay, Viện y học lâm sàng luôn là nơi thu nhận và điều trị các bệnh nhân truyền nhiễm trong cả nước, đặc biệt là các bệnh truyền nhiễm như HIV-AIDS, SARS, cúm gia cầm, đồng thời chỉ đạo kĩ thuật cho các tuyến trong việc điều trị bệnh truyền nhiễm và ứng phó với các dịch bệnh... Viện đã luôn hoàn thành nhiệm vụ được giao và đạt được nhiều thành tích lớn.
Viện Y học lâm sàng luôn là nơi thu nhận điều trị các bệnh truyền nhiễm nặng trong cả nước và đặc biệt là các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như: HIV/AIDS, SARS, EBOLA, MERS, cúm gà, ... đồng thời chỉ đạo kỹ thuật cho các tuyến trong việc điều trị bệnh truyền nhiễm và ứng phó với dịch bệnh xẩy
ra. Hàng năm, Viện cùng Bộ Y tế và các đơn vị khống chế các vụ dịch như: não mô cầu, sốt suất huyết, tả, thương hàn, SARS, cúm A H5N1 và các dịch nguy hiểm khác. Viện đã luôn hoàn thành nhiệm vụ được giao và đạt nhiều thành tích lớn. Viện đã vinh dự được tặng thưởng nhiều danh hiệu thi đua như: Danh hiệu đơn vị Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới, cá nhân đạt danh hiệu Anh hùng, nhiều Huân chương Lao động từ Hạng 2 - Hạng 3 và Bằng khen Chính phủ,...
Với sự phát triển lớn mạnh không ngừng của Viện trong công tác phòng chống các dịch bệnh, ngày 30 tháng 03 năm 2006 Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 487/QĐ-TTg thành lập Viện Các bệnh Truyền nhiễm và Nhiệt đới Quốc gia.
Ngày 1 tháng 7 năm 2006, Viện Các bệnh Truyền nhiễm và Nhiệt đới Quốc gia chính thức đi vào hoạt động độc lập, không còn trực thuộc sự quản lý của Bệnh viện Bạch mai, chịu trách nhiệm trước Bộ Y tế về mọi hoạt động chuyên môn của Viện.
Ngày 1 tháng 10 năm 2010 Viện Các bệnh Truyền nhiễm và nhiệt đới Quốc gia tiếp tục đổi tên thành Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương
Tên giao dịch: Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương
3.1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương
Bệnh truyền nhiễm, nhiễm khuẩn đã và đang gây ra rất nhiều tác hại cho sức khoẻ tính mạng của con người. Nhiều bệnh truyền nhiễm khi bùng phát đã trở thành đại dịch, phát triển trên diện rộng làm tử vong hàng chục triệu người... Thế giới ngày nay tuy đã khống chế và ngăn được nhiều bệnh truyền nhiễm nhưng vẫn tiềm ẩn trong đó nguy cơ bùng phát thậm chí xuất hiện nhiều loại bệnh nguy hiểm và để lại hậu quả dài như: đại dịch HIV-
mới nổi EBOLA, MERS cũng đã cướp đi tính mạng của nhiều người, viêm gan B cũng đã có hơn 300 triệu người nhiễm bệnh, nhiều virut biến thành những dạng nguy hiểm hơn, khó tiêu diệt hơn,... Bệnh truyền nhiễm không còn là nỗi lo của riêng một quốc gia mà nó đã trở thành mối quan tâm của tất cả các quốc gia trên thế giới, các Chính phủ và tổ chức quốc tế đã dành rất nhiều kinh phí trong việc nghiên cứu và phòng chữa bệnh. Việt Nam với đặc điểm khí hậu nhiệt đới nóng ẩm mưa nhiều, địa hình phức tạp là điều kiện cho bệnh truyền nhiễm phát triển, nhiều dịch bệnh xảy ra như: sốt rét, sốt xuất huyết, tả, thương hàn, não mô cầu...., đặt ngành truyền nhiễm những nhiệm vụ hết sức nặng nề trong công tác điều trị cũng như khống chế dịch, hơn nữa điều kiện kinh tế cũng như mức sống sinh hoạt của người dân còn thấp, tập quán lạc hậu cũng là nguyên nhân khiến công tác phòng bệnh trở lên khó khăn.
Theo quyết định số 1740/QĐ- BYT về tổ chức hoạt động của Bệnh Viện bệnh nhiệt đới Trung ương: Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương là đơn vị sự nghiệp có thu, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng, là Viện chuyên khoa đầu ngành có chức năng: nghiên cứu khoa học, đào tạo nhân lực, chỉ đạo tuyến về chuyên ngành các bệnh truyền nhiễm trong phạm vi cả nước. Là tuyến cao nhất khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng về các bệnh truyền nhiễm và nhiệt đới, tham gia phòng chống dịch bệnh cho nhân dân trên phạm vi cả nước, cụ thể là:
Thứ nhất, nghiên cứu khoa học: nghiên cứu và hợp tác về dịch tễ các
yếu tố liên quan đến truyền nhiễm, xây dựng các biện pháp liên quan đến phòng ngừa các dịch bệnh nguy hiểm. Nghiên cứu các mô hình bệnh tật, phương pháp chuẩn đoán điều trị phục hồi, tham mưu cho Bộ y tế về định hướng nghiên các bệnh truyền nhiễm, tổ chức hợp tác nghiên cứu với quốc tế,
Thứ hai, đào tạo cán bộ: đào tạo nâng cao trình độ cho cán bộ trong
Bệnh viện, cán bộ chuyên khoa sau đại học.. là cơ sở thực hành chuyên khoa cho 1 số trường Y bậc đại học, cao đẳng. Biên soạn và phát hành tài liệu chuyên môn...
Thứ ba, khám chữa bệnh và phục hồi chức năng: là tuyến khám chữa
bệnh phục hồi chức năng cho bệnh nhân mắc các bệnh truyền nhiễm từ các tuyến gửi đến, tổ chức các chương trình phòng chống bệnh trên phạm vi cả nước, tư vấn các vấn đề liên quan đến các bệnh truyền nhiễm và nhiệt đới. Phối hợp với các cơ sở y tế khác khám sức khoẻ cho các đối tượng đi công tác, học tập, lao động ở nước ngoài và kết hôn ở nước ngoài. Tham gia khám giám định y khoa theo yêu cầu của hội đồng giám định y khoa trên cơ sở phân cấp của bộ y tế. Phục hồi chức năng sau điều trị và phục hồi chức năng cộng đồng cho bệnh nhân thuộc chuyên ngành.
Thứ tư, chỉ đạo tuyến: giúp Bộ y tế chỉ đạo chuyên môn, kỹ thuật
chuyên ngành, đề xuất phương hướng kế hoạch, biện pháp phát triển mạng lưới chuyên khoa trên phạm vi cả nước. Hỗ trợ kỹ thuật chuyên môn cho tuyến dưới, tổ chức kiểm tra giám sát, chỉ đạo tham gia hỗ trợ, triển khai các chương trình cho tuyến dưới. Tham gia phòng chống khắc phục hậu quả thiên tai dịch bệnh...
Thứ năm, hợp tác quốc tế: chủ động khai thác, thiết lập mối quan hệ
hợp tác, trao đổi kinh nghiệm và trao đổi chuyên gia về khám chữa bệnh, nghiên cứu khoa học, đào tạo cán bộ với các cơ sở khám chữa bệnh: xây dựng cá dự án đầu tư liên doanh, liên kết với các nước và các tổ chức quốc tế về dịch vụ y tế theo quy định của pháp luật. Xây dựng kế hoạch các đoàn ra và đoàn vào theo chương trình hợp tác quốc tế của Bệnh viện, cử cán bộ đi nghiên cứu làm việc tại nước ngoài.
Thứ sáu, quản lý đơn vị: xây dựng kế hoạch triển khai quy chế hoạt
động của Viện theo qui định của pháp luật. Quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của Viện, tổ chức thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của Nhà nước về thu, chi tài chính của Bệnh viện, tạo thêm nguồn kinh phí từ Bệnh viện từ thu viện phí, bảo hiểm y tế, các dự án đầu tư....