Các phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý rủi ro của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Nghệ An (Trang 49)

CHƢƠNG 2 : THIẾT KẾ VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3. Các phƣơng pháp nghiên cứu

Để đạt đƣợc các mục tiêu nghiên cứu, luận văn vận dụng kết hợp một số phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể sau:

2.3.1. Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu

Nghiên cứu tài liệu là phƣơng pháp thu thập thông tin, dữ kiện cấp 2 trên cơ sở các tài liệu hay các tuyên bố đã đƣợc công bố chứ không phải do chính tác giả trực tiếp thu thập lần đầu.

Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu đƣợc sử dụng trong toàn bộ các chƣơng của luận văn và tập trung nhiều nhất ở chƣơng tổng quan tài liệu. Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng trong việc khảo cứu các công trình nghiên cứu liên quan tới đề tài, phân tích những nội dung chính, phƣơng pháp đƣợc sử dụng và các kết luận đã đạt đƣợc cũng nhƣ những điểm cần tiếp tục nghiên cứu trong các nghiên cứu trƣớc đó. Phƣơng pháp này đƣợc dùng nhiều nhất và tập

trung ở chƣơng tổng quan tài liệu. Qua việc sử dụng phƣơng pháp này, tác giả đã chứng minh đƣợc khoảng trống cần nghiên cứu chính là đề tài luận văn thạc sỹ này. Hơn nữa, tác giả cũng kế thừa đƣợc một số nội dung cơ bản về mặt lý luận và thực tiễn về quản lý rủi ro ở Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam - chi nhánh Nghệ An và sử dụng cho việc phân tích nội dung của các chƣơng khác của luận văn.

2.3.2. Phƣơng pháp phân tích – tổng hợp

Phƣơng pháp này sử dụng phổ biến ở các chƣơng 3 và 4 của luận văn. Phƣơng pháp phân tích trƣớc hết là phân chia cái toàn thể của đối tƣợng nghiên cứu thành những bộ phận, những mặt, những yếu tố cấu thành giản đơn hơn để nghiên cứu, phát hiện ra từng thuộc tính và bản chất của từng yếu tố đó, và từ đó giúp chúng ta hiểu đƣợc đối tƣợng nghiên cứu một cách mạch lạc hơn, hiểu đƣợc cái chung phức tạp từ những yếu tố bộ phận ấy. Nhiệm vụ của phân tích là thông qua cái riêng để tìm ra đƣợc cái chung, thông qua hiện tƣợng để tìm ra bản chất, thông qua cái đặc thù để tìm ra cái phổ biến.

Tổng hợp là quá trình ngƣợc với quá trình phân tích, nhƣng lại hỗ trợ cho quá trình phân tích để tìm ra cái chung cái khái quát. Từ những kết quả nghiên cứu từng mặt, phải tổng hợp lại để có nhận thức đầy đủ, đúng đắn cái chung, tìm ra đƣợc bản chất, quy luật vận động của đối tƣợng nghiên cứu.

Phƣơng pháp phân tích đƣợc sử dụng để đánh giá sâu sắc hơn từng khía cạnh khác nhau của công tác quản lý rủi ro ở Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam - chi nhánh Nghệ An giai đoạn 2010-2014, trong khi đó phƣơng pháp tổng hợp đƣợc sử dụng để khái quát hóa các kết quả từ việc phân tích để đƣa ra những nhận định và đánh giá chung về vấn đề quản lý rủi ro tại Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam - chi nhánh Nghệ An.

Phân tích và tổng hợp cũng đƣợc sử dụng để đánh giá thành công và hạn chế, nguyên nhân của hạn chế trong công tác quản lý rủi ro tại Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam - chi nhánh Nghệ An.

2.3.3. Phƣơng pháp thống kê mô tả

Thông tin định lƣợng thu thập đƣợc từ các tài liệu thống kê về công tác quản lý rủi ro tại Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam - chi nhánh Nghệ An đƣợc sử dụng xử lý, sắp xếp và mô phỏng dƣới dạng bảng biểu, sơ đồ để minh chứng cho các bằng chứng định lƣợng về các phân tích hay nhận định về công tác quản lý rủi ro Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam - chi nhánh Nghệ An. Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng nhiều nhất ở phần phân tích thực trạng.

CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

- CHI NHÁNH NGHỆ AN

3.1. Tổng quan về chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam- chi nhánh Nghệ An

3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển BIDV Nghệ An

Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam- chi nhánh Nghệ An là đơn vị trực thuộc Ngân hàng Đầu tƣ và phát triển Việt Nam, đƣợc thành lập ngày 26/05/1957 theo nghị định 233NĐ – TCCB của Bộ Tài Chính với tên gọi là Chi nhánh Ngân hàng Kiến thiết Nghệ An. Là một trong 76 chi nhánh cấp I thuộc khối Ngân hàng của Ngân hàng Đầu tƣ và phát triển Việt Nam. Cùng với quá trình thay đổi tên gọi của Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và phát triển Việt Nam, Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Nghệ An cũng có những tên gọi nhƣ sau:

- Chi nhánh Ngân hàng Kiến thiết Nghệ An (Từ tháng 05/1957)

- Chi nhánh Ngân hàng Đầu tƣ và Xây dựng Nghệ An (Từ 12/1981)

- Chi nhánh Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Nghệ An (Từ 12/1990)

- Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và phát triển Việt Nam chi nhánh Nghệ An (từ 04/2012)

Cùng với toàn hệ thống, Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam- chi nhánh Nghệ An đã mở rộng hoạt động của mình trên nhiều lĩnh vực, thực hiện đa dạng hóa và mở rộng dần các lĩnh vực hoạt động kinh doanh tạo bƣớc phát triển nhanh, mạnh và toàn diện, tiếp tục khẳng định vai trò chủ đạo, chủ lực của một Ngân hàng thƣơng mại lớn trên địa bàn tỉnh Nghệ An với 8 phòng giao dịch trên địa bàn thành phố.

Trƣớc quá trình hội nhập quốc tế, Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Nghệ An đã từng bƣớc ứng dụng công nghệ tin học để phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại. Năm 2011, Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Nghệ An đã thực hiện áp dụng hệ thống quản lý chất lƣợng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 nhằm chuẩn hóa các quy trình về quản trị điều hành nâng cao chất lƣợng hệ thống sản phẩm tín dụng, thanh toán và bảo lãnh. Đến nay chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Nghệ An đã có 4.600 khách hàng là tổ chức kinh tế, cá nhân quan hệ tiền gửi, vay vốn, giao dịch thanh toán, trên 95.000 khách hàng là cá nhân có giao dịch tiền gửi tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu…

3.1.2. Cơ cấu tổ chức của BIDV Nghệ An

Chi nhánh ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam- chi nhánh Nghệ An có trụ sở tại đại lộ Lênin, Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An. Mô hình tổ chức của Chi nhánh gồm: Hội sở chi nhánh, 8 phòng giao dịch (Ga Vinh, Quang Trung, Quán Bánh, Hà Huy Tập, Cửa Nam, Trƣờng Thi, Hƣng Bình, Minh Khai)

Hình 3.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức

Nguồn: Báo cáo nhân sự BIDV Nghệ An năm 2014

PGD Quang Trung

BAN GIÁM ĐỐC

Khối trực thuộc

Khối quản lí RR Khối QHKH Khối tác nghiệp Khối quản lý

nội bộ PGD Ga Vinh Phòng kế hoạch tổng hợp Phòng tài chính kế toán PGD KH cá nhân PGD KH doanh nghiệp Phòng QHKH 1 Phòng QHKH 2 Phòng quản lý RR PGD Quán Bánh PGD Hà Huy Tập PGD Cửa Nam Phòng tổ chức nhân sự Phòng điện toán Phòng quản lý dịch vụ kho quỹ Phòng quản trị tín dụng Phòng thanh toán Quốc tế Phòng QHKHCN PGD Hƣng Bình PGD Trƣờng Thi PGD Minh Khai

Tổng số cán bộ nhân viên của Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Nghệ An là 173 ngƣời, trong đó có 156 ngƣời có trình độ đại học và trên đại học tƣơng ứng với 90% có đủ năng lực thực hiện chức năng kinh doanh đa năng theo luật Ngân hàng, pháp luật Việt Nam và thông lệ quốc tế.

Tại Hội sở chi nhánh Ngân hàng BIDV Nghệ An có 13 phòng ban và 93 cán bộ nhân viên, đƣợc cơ cấu gồm Ban lãnh đạo và 5 khối tác nghệp. Với mô hình tổ chức tại Hội sở làm trung tâm điều hành mọi hoạt động của toàn bộ chi nhánh theo xu thế tập trung toàn diện và vững mạnh.

3.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam- chi nhánh Nghệ An giai đoạn 2012-2014

3.2.1. Hoạt động huy động vốn:

Ngân hàng là một định chế tài chính hoạt động kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ, đóng vai trò là một trung gian tài chính trong quá trình luân chuyển vốn của nền kinh tế. Vì vậy, nguồn vốn đầu vào là yếu tố rất quan trọng, quyết định đến sự phát triển của một Ngân hàng. Nguồn vốn đầu vào của các Ngân hàng thƣơng mại có thể là từ huy động vốn, từ lợi nhuận giữ lại, từ nguồn vốn ban đầu… Tuy nhiên, huy động vốn là nguồn quan trọng nhất trong quá trình tạo nguồn vốn đầu vào cho Ngân hàng, là hình thức Ngân hàng tiếp nhận nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi từ các tổ chức và cá nhân để hình thành nên nguồn vốn hoạt động của Ngân hàng.

Để đáp ứng nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh, BIDV đẩy mạnh công tác huy động vốn thông qua nhiều kênh khác nhau bao gồm: đa dạng hóa các sản phẩm tiện ích nhằm tăng cƣờng nguồn vốn huy động từ các cá nhân và các tổ chức kinh tế, gồm cả phát hành chứng chỉ tiền gửi và chứng khoán nợ dài hạn; tham gia các hoạt động trên thị trƣờng liên ngân hàng, vay

các tổ chức tín dụng khác cũng nhƣ nhận tiền gửi bằng Đồng Việt Nam và ngoại tệ.

Bảng 3.1: Tình hình huy động vốn tại Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Nghệ An qua các năm 2012-2014

Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 So sánh 2012-2013 So sánh 2013 - 2014 Giá trị Tăng trƣởng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Tổng NV huy động 2015 3.989 5022 1.974 98 1.032 26

I.Phân theo loại tiền

1. NV Nội tệ 2. NV Ngoại tệ 1707 308 3.130 859 3.787 1.235 1.423 551 83.4 179 657 376 21 32

II. Phân theo kỳ hạn

1.TG có KH <12 tháng 2. TG có KH >12 tháng 1402 613 3.357 632 3.462 1.559 1.955 19 139 3 105 927 146 3

(Nguồn: Báo cáo phân tích tín dụng BIDV Nghệ An năm 2012,2013, 2014)

Qua bảng trên ta thấy: Năm 2013 nguồn vốn huy động cuối kỳ Chi nhánh đạt 3.989 tỷ đồng, tăng 1.974 tỷ đồng tƣơng đƣơng 98% so với 31/12/2012. Đến năm 2014 thì nguồn vốn huy động đã tăng lên, đạt 5.022 tỷ đồng, tăng 1.032 tỷ (tƣơng đƣơng với tăng 26% so với năm 2013, điều này có thể do tình hình kinh tế khó khăn và khủng hoảng tài chính năm 2013 nên nguồn vốn đầu tƣ của dân cƣ, doanh nghiệp vào các dự án bị hạn chế, ngƣời dân bắt đầu chọn biện pháp an toàn hơn là gửi tiền vào ngân hàng. Mặt khác BIDV cũng chọn hƣớng phát triển Ngân hàng bán lẻ, do đó tập trung nhiều vào dân cƣ, khai thác đƣợc thế mạnh của địa bàn. Do đó nguồn huy động của BIDV Nghệ An cũng tăng lên đáng kể. Nhìn chung thì có thể thấy rõ sự tăng trƣởng về nguồn vốn huy động. Sự tăng trƣởng nhanh và mạnh này có từ sự tăng trƣởng nhanh và mạnh của tất cả các loại nguồn vốn nhƣ: Tiền gửi các tổ chức kinh tế và cá nhân, tiền gửi tiết kiệm và các nguồn vốn khác. Điều này đƣợc thể hiện rõ qua bảng trên.

Qua số liệu của 3 năm 2012, 2013, 2014 ta thấy chi nhánh đã có những nỗ lực trong việc thực hiện huy động vốn. Tốc độ tăng của nguồn vốn nội tệ nhìn chung mạnh hơn so với nguồn vốn ngoại tệ. Nguồn vốn đồng nội tệ tăng lên rất nhiều. Những số liệu trên đã thể hiện sự dịch chuyển cơ cấu nguồn vốn của Chi nhánh theo hƣớng càng ngày càng tích cực: tăng nguồn vốn trung dài hạn để đảm bảo cân dối giữa huy động vốn và sử dụng vốn, chuyển dịch cơ cấu loại tiền và tăng nguồn vốn huy động từ khu vực dân cƣ để đảm bảo sự ổn định của nguồn vốn. Đó là những kết quả tích cực trong hoạt động huy động vốn của Chi nhánh. Phƣơng thức huy động vốn này là nghiệp vụ truyền thống của các NHTM Việt Nam, nguồn vốn này thƣờng chiếm một tỉ trọng lớn và BIDV Nghệ An cũng đặc biệt quan tâm đến việc tăng tỉ trọng của nguồn vốn này.

3.2.2. Hoạt động tín dụng:

Huy động vốn là điều kiện cần để hoạt động kinh doanh, còn hoạt động sử dụng vốn lại đem lại thu nhập lớn nhất cho Ngân hàng. Hiểu đƣợc tầm quan trọng của hoạt động cho vay nên năm 2014, mặc dù gặp nhiều khó khăn do ảnh hƣởng của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế, Chi nhánh vẫn nỗ lực hết mình có nhiều biện pháp nhằm mở rộng quy mô và chất lƣợng cho vay, đảm bảo an toàn vốn, hạn chế rủi ro. Điều này thể hiện rõ trong bảng sau.

Bảng 3.2: Cơ cấu dƣ nợ tại ngân hàng TMCP Đầu tƣ

và Phát triển Việt Nam- Chi nhánh Nghệ An qua các năm 2012-2014

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

So sánh 2013-

2012 So sánh 2014-2013 Giá

trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%)

Tổng dƣ nợ 1602 2.296 3.575 694 43,32 1.279 55,7 I. Phân theo loại tiền

1.DN nội tệ

2. DN ngoại tệ 1.312 290 1.875 421 3.099 476 563 131 42,91 45,17 1.224 55 65 13 II. Phân theo kỳ hạn

1.DN ngắn hạn 2.DN trung hạn 3.DN dài hạn 231 1121 250 432 1316 548 1.684 1327 564 201 195 298 87,01 17,40 119,20 1.252 11 16 389 0.84 2,92 III Phân theo TP kinh tế

1.DN NN 2.DN NQD 3.Cho KHCN 889 464 249 951 911 434 1.304 1.721 550 62 447 185 21 96 74,30 353 810 116 37 89 26 IV Phân theo ngành ktế 1 Công nghiệp 2Nông nghiệp 3TM DV 1239 50 313 1774 65 457 2.733 74 768 535 15 144 43,18 30,00 46,01 959 9 311 54 13,85 68

Nguồn: Báo cáo phân tích tín dụng tại BIDV Nghệ An năm 2012, 2013,2014

Từ khi thành lập đến nay, hoạt động cho vay của Chi nhánh đối với các doanh nghiệp luôn coi trọng, đầu tƣ cho các doanh nghiệp xây dựng, thƣơng nghiệp, sản xuất, và phân phối điện nƣớc, công nghiệp chế biến... Qua bảng trên ta có thể thấy hoạt động cho vay của BIDV Nghệ An có sự gia tăng qua các năm 2012-2014. Số dƣ nợ năm 2013 là 2.296 tỷ đồng, tăng 43,32% so với năm 2012. Năm 2014 là một năm khá khó khăn đối với nền kinh tế nói chung và BIDV Nghệ An nói riêng, nhƣng Chi nhánh cũng đã cố gắng và tạo đƣợc sự bứt phá đạt đƣợc số dƣ nợ là 3.575 tỷ

đồng, vẫn tăng hơn 1.279 tỷ đồng so với năm 2013 (tƣơng đƣơng với 55.7% so với năm 2013)

Xét cơ cấu của hoạt động cho vay theo thời hạn của các khoản vay, ta nhận thấy hoạt động cho vay trung hạn chiếm tỷ trọng chủ yếu. Sở dĩ có điều này là bởi vì nó phù hợp với hoạt động của cho vay theo thời vụ của Ngân hàng.

Xét theo ngành kinh tế thì cho vay đối với ngành công nghiệp chiếm phần lớn. Điều này là phù hợp theo xu thế công nghiệp hóa, hiện đại hóa của nƣớc ta. Con số cho vay đối với ngành công nghiệp năm 2013 lên tới 1774 tỷ đồng, chiếm tới 77,3% tổng dƣ nợ và tăng 535 tỷ đồng so với năm 2012 (tƣơng đƣơng với 43,18%). Và đến năm 2014 thì con số này đã đạt đƣợc 2.733 tỷ đồng. Ngành nông nghiệp chỉ chiếm số ít trong tổng dƣ nợ, trong đó thƣơng mại và dịch vụ chiếm khoảng 68% trong tổng dƣ nợ.

3.3. Thực trạng Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam- Chi nhánh Nghệ An

3.3.1. Thực trạng hoạt động quản lý rủi ro tín dụng tại BIDV Nghệ An

Trong những năm qua Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam - chi nhánh Nghệ Anđã không ngừng đổi mới hoàn thiện hệ thống quản trị rủi ro của mình để nâng cao hiệu quả và năng lực kinh doanh cũng nhƣ để ngày càng gần đến những chuẩn mực quốc tế.

Công tác quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam - chi nhánh Nghệ An đƣợc thực hiện qua bốn bƣớc: Nhận biết

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý rủi ro của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Nghệ An (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)