Tăng cƣờng quản lý sau cho vay

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý rủi ro của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Nghệ An (Trang 89 - 92)

CHƢƠNG 2 : THIẾT KẾ VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2. Giải pháp nhằm quản lý rủi ro tín dụng có hiệu quả tại Ngân hàng

4.2.4. Tăng cƣờng quản lý sau cho vay

4.2.4.1. Tăng cường giám sát danh mục tín dụng

Bên cạnh việc giám sát riêng rẽ từng khách hàng vay, ngân hàng cũng cần phải định kỳ giám sát tổng thể thành phần và chất lƣợng của danh mục tín dụng. Trong quá trình giám sát danh mục tín dụng thì cần quan tâm đến những nhƣợc điểm sau:

- Cần so sánh thành phần của danh mục với mục tiêu cần đạt đƣợc. - Xác định và tìm hiểu về các xu hƣớng trong phạm vi danh mục dựa trên những biến động gần nhất về xếp hạng tín dụng của khách hàng, hiện tƣợng gia tăng dự phòng nợ khó đòi hoặc xoá nợ.

- Tồn tại hiện tƣợng tập trung trong danh mục tín dụng.

Những vấn đề liên quan tới tín dụng có thể nảy sinh do việc tập trung trong danh mục tín dụng. Tập trung tín dụng có thể có nhiều hình thức và có thể phát sinh khi có một số lớn các khoản tín dụng đều có chung những đặc điểm rủi ro tƣơng tự nhau. Mức độ tập trung tín dụng cao sẽ khiến cho ngân hàng phải gánh chịu những biến động bất lợi trong lĩnh vực mà tín dụng đƣợc tập trung. Tập trung tín dụng xảy ra khi danh mục tín dụng của ngân hàng đƣợc tập trung ở mức cao hơn vào một đơn vị hoặc một nhóm các đơn vị liên kết nhau, một ngành kinh tế nhất định, khu vực địa lý, dạng hợp đồng tín dụng, dạng tài sản bảo đảm, các khoản cho vay với cùng thời gian đến hạn hoặc bằng cùng một loại ngoại tệ.

Chính vì vậy, để công tác quản lý rủi ro tín dụng có hiệu quả thì Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam - chi nhánh Nghệ An cần phải thƣờng xuyên giám sát danh mục tín dụng nhằm phát hiện sự tập trung tín dụng. Một khi hiện tƣợng tập trung tín dụng đã đƣợc xác định, ngân hàng cần tiến hành một số các biện pháp nhằm giảm bớt sự tập trung này nhƣ:

- Thông qua tăng lãi suất đối với những khách hàng vay có tập trung tín dụng;

- Giảm bớt rủi ro bằng cách tăng thêm tài sản bảo đảm đối với những khách hàng vay có tập trung tín dụng;

- Sử dụng biện pháp cho vay đồng tài trợ hoặc chứng khoán hoá nhằm giảm bớt sự phụ thuộc vào một khu vực kinh tế hoặc một nhóm các khách hàng vay liên kết nhất định;

- Dần dần giảm bớt dƣ nợ bằng biện pháp không tiếp tục cấp tín dụng, không gia hạn hoặc quay vòng tín dụng cho lĩnh vực đó cho đến khi sự tập trung đƣợc giảm bớt.

4.2.4.2 Tăng cường kiểm tra, kiểm soát nội bộ

Trong quản lý hoạt động cho vay của các TCTD thì kiểm tra, kiểm soát nội bộ có ý nghĩa rất quan trọng. Một mặt, kiểm tra, kiểm soát nội bộ giúp phát hiện ra những sai sót trong quá trình cho vay để chấn chỉnh, khắc phục, từ đó có những biện pháp ngăn ngừa rủi ro kịp thời; mặt khác, thông qua hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ còn giúp phát hiện những điểm bất hợp lý của cơ chế, chính sách cho vay để kịp thời bổ sung, sửa đổi. Chính vì vậy, ngân hàng cần thiết lập một cơ chế kiểm tra, kiểm soát hoạt động tín dụng một cách có hiệu quả để giám sát sự vận động của vốn tín dụng từ khi cho vay đến khi thu hồi đƣợc hết nợ. Để công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ của Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam - chi nhánh Nghệ An đi vào thực chất và đạt hiệu quả cao trong việc phát hiện và xử lý các sai phạm, góp phần phòng ngừa và hạn chế rủi ro, cần thực hiện theo các hƣớng sau:

-Nội dung kiểm tra bao gồm: kiểm tra việc chấp hành quy trình vay vốn, kiểm tra việc thực hiện cơ chế đảm bảo tiền vay; kiểm tra hồ sơ cho vay để đánh giá những khoản đã cho vay có thiếu sót gì không; phân tích, đánh giá chất lƣợng của các khoản cho vay để làm cơ sở chắc chắn cho những khoản vay tiếp theo; kiểm tra việc thực hiện các định hƣớng, chính sách của Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam - chi nhánh Nghệ An …

-Để nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm tra cần phải tăng cƣờng những cán bộ có trình độ, đã có kinh nghiệm làm thực tế cho bộ phận kiểm tra, kiểm soát nội bộ. Bên cạnh đó, cần phải có chế độ đãi ngộ hợp lý, ƣu tiên đào tạo, đặc biệt là đào tạo về pháp luật.

kiểm tra phải có kế hoạch chỉnh sửa cụ thể, quy định rõ thời gian chỉnh sửa và ngƣời chịu trách nhiệm chỉnh sửa. Đơn vị nào đã đƣợc kiểm tra, phát hiện, kiến nghị chỉnh sửa mà không chỉnh sửa hoặc sửa chữa mang tính hình thức thì những ngƣời có liên quan phải chịu trách nhiệm trƣớc lãnh đạo ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý rủi ro của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Nghệ An (Trang 89 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)