Định hƣớng hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp và công tác quản trị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (Trang 114 - 116)

3.1.1 .Sơ lƣợc về lịch sử hình thành và phát triển

4.1. Định hƣớng hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp và công tác quản trị

trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam trong thời gian tới

Mục tiêu trong trung, dài hạn của NHCT là trở thành ngân hàng có quy mô lớn với hiệu quả hoạt động tốt nhất hệ thống ngân hàng Việt Nam vào năm 2020. NHCT đã xác định những trọng tâm chiến lƣợc trong giai đoạn tiếp theo là tiếp tục tăng trƣởng, kinh doanh có chọn lọc, hiệu quả, bền vững, chuyển dịch mạnh cơ cấu khách hàng, cơ cấu thu nhập; Cải thiện mạnh mẽ chất lƣợng dịch vụ với tiện ích cao, đẩy mạnh dịch vụ phi tín dụng, đặc biệt chú trọng dịch vụ thanh toán ứng dụng nền tảng công nghệ hiện đại tự động hóa; nâng cao năng lực tài chính, tăng cƣờng hiệu quả hoạt động; cải thiện năng suất lao động, quản trị hiệu quả chi phí.

Với vị thế là NHTM hàng đầu Việt Nam, bên cạnh mục tiêu kinh doanh an toàn, hiệu quả, NHCT còn đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc; cùng Đảng, Chính phủ thực hiện cải thiện môi trƣờng xã hội, xóa đói, giảm nghèo nhanh và bền vững. NHCT không ngừng nâng cao năng lực tài chính, con ngƣời, công nghệ… để đáp ứng mục tiêu phát triển. Trong năm 2019, NHCT phấn đấu tiếp tục thực hiện tốt nghĩa vụ với cộng đồng, triển khai các dự án và công trình an sinh xã hội, thể hiện đúng triết lý kinh doanh “Nâng giá trị cuộc sống”.

Bảng 4.1 Chỉ tiêu cho vay đối với KHDN đến năm 2020

Chỉ tiêu Mục tiêu đến 2020

Dƣ nợ tín dụng Tăng trƣởng 5%/năm

Tỷ lệ nợ xấu (nội bảng) < 2% Tỷ lệ cho vay/tổng tiền gửi (LDR) 90%

RWA, CAR toàn NHCT Kiểm soát trong mức quy định của NHNN (Nguồn Báo cáo thường niên NHCT 2018,kế hoạch kinh doanh trung hạn và

NHCT định hƣớng tiếp tục thực hiện có kết quả Phƣơng án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 – 2020, không ngừng chuẩn hóa toàn diện mọi mặt hoạt động, phát triển cơ sở hạ tầng, hiện đại hóa CNTT, nâng cao năng lực quản trị rủi ro, quản trị điều hành theo tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế.

Với mục tiêu tăng trƣởng tín dụng an toàn, hiệu quả, bền vững, NHCT kiểm soát chặt chẽ tăng trƣởng vào những lĩnh vực rủi ro cao thông qua: Thiết lập hạn mức RRTD, định hƣớng Chi nhánh trong quá trình phát triển khách hàng mới, áp dụng các bộ điều kiện chặt chẽ trong việc lựa chọn khách hàng để nâng cao chất lƣợng danh mục. Đồng thời, NHCT tiếp tục ƣu tiên chú trọng đầu tƣ hệ thống công nghệ phục vụ công tác kinh doanh, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, theo kịp tốc độ phát triển của thế giới.

Nâng cao năng lực tài chính, từng bƣớc đáp ứng chuẩn mực vốn Basel II (theo phƣơng pháp tiêu chuẩn) vào năm 2020: Bên cạnh việc thực hiện phƣơng án tăng vốn điều lệ trình các cấp có thẩm quyền xem xét, NHCT còn thực hiện đồng bộ các biện pháp nâng cao năng lực tài chính, quản trị và tối ƣu hoá hiệu quả điều chỉnh rủi ro nhƣ phát hành thành công hơn 4.000 tỷ đồng trái phiếu thứ cấp để tăng vốn cấp 2, nâng cao hiệu quả đầu tƣ, góp vốn thông qua giám sát chặt chẽ và toàn diện hoạt động của các công ty con/công ty liên kết, mở rộng quy mô hoạt động bản chéo sản phẩm giữa NHCT với các công ty con nhƣ đẩy bán dịch vụ Bancas giữa NHCT và Công ty Bảo hiểm VBI, AVIVA, đẩy mạnh phát triển dịch vụ Ngân hàng Đầu tƣ thông qua việc phối hợp với CTCP Chứng khoán NHCT và Công ty Quản lý Quỹ…

Về kiểm soát, nâng cao chất lƣợng tài sản, tăng cƣờng các biện pháp thu hồi các khoản nợ, nợ xấu, nợ đã bán VAMC và nợ đã xử lý rủi ro: NHCT tiếp tục thực hiện kiểm soát, nâng cao chất lƣợng tài sản, chất lƣợng tín dụng, hạn chế nợ xấu phát sinh thông qua việc thƣờng xuyên giám sát DMTD, cảnh báo sớm các khách hàng có dấu hiệu tiềm ẩn rủi ro, ƣu tiên phát triển tín dụng vào những lĩnh vực bền vững có hệ số rủi ro thấp, thắt chặt điều kiện cấp tín dụng với những lĩnh vực có hệ số rủi ro cao nhằm tối ƣu hóa hiệu quả sử dụng vốn. Đồng thời, NHCT đã xây dựng kế hoạch, lộ trình xử lý cụ thể đối với từng khách hàng, danh mục nợ xấu, nợ xử lý

rủi ro, nợ tiềm ẩn rủi ro nhằm giám sát chặt chẽ tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính, tình hình thu hồi nợ của khách hàng; triển khai thực hiện quyết liệt, chủ động, linh hoạt các biện pháp nhằm nâng cao công tác thu hồi nợ xấu, nợ xử lý rủi ro.

4.2. Giải pháp nâng cao chất lƣợng quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (Trang 114 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)