Phương pháp nghiên cứu của đề tài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng định mức lao động tại công ty thương mại và xuất nhập khẩu viettel (Trang 37 - 38)

CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2 Phương pháp nghiên cứu của đề tài

Nhà máy in trực thuộc Công ty TNHH Nhà nước Một thành viên Thương mại và Xuất nhập khẩu Viettel là đơn vị công tác có tính chất, nhiệm vụ sản xuất quản lý kinh doanh cụ thể. Luận văn đề xuất nghiên cứu dựa trên việc áp dụng Phương pháp quan sát và phương pháp phân tích tổng kết kinh nghiệm.

2.2.1 Phương pháp quan sát

Quan sát là phương pháp thu thập số liệu và sự kiện có mục đích. Quan sát thường bao gồm các hành vi: quan sát có hệ thống, ghi âm, mô tả, phân tích và giải thích các hành vi của con người. Tuỳ theo vấn đề nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu mà người nghiên cứu có thể lựa chọn các hình thức quan sát cho phù hợp.

– Theo mức độ chuẩn bị:

+ Quan sát có chuẩn bị: Là dạng quan sát mà người đi nghiên cứu đã tác động những yếu tố nào của hướng nghiên cứu có ý nghĩa cho đề tài và từ đó tập trung sự chú ý mình vào yếu tố đó. Thường sử dụng cho việc kiểm tra kết quả cho thông tin nhận được từ phương pháp khác.

+ Quan sát không chuẩn bị: Là dạng quan sát trong đó chưa xác định được các yếu tố mà đề tài nghiên cứu quan tâm, thường sử dụng cho các nghiên cứu thử nghiệm.

– Theo sự tham gia của người quan sát:

+ Quan sát có tham dự: Điều tra viên tham gia vào nhóm đối tượng quan sát. + Quan sát không tham dự: Điều tra viên không tham gia vào nhóm đối tượng quan sát mà đứng bên ngoài để quan sát.

– Theo mức độ công khai của người đi quan sát:

+ Quan sát công khai: người bị quan sát biết rõ mình đang bị quan sát. Hoặc người quan sát cho đối tượng biết mình là ai, mục đích công việc của mình.

+ Quan sát không công khai: người bị quan sát không biết rõ mình đang bị quan sát. Hoặc người quan sát không cho đối tượng biết mình là ai, đang làm gì.

– Căn cứ vào số lần quan sát: + Quan sát một lần.

+ Quan sát nhiều lần.

2.2.2 Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm

Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm là phương pháp nghiên cứu phân tích và đánh giá hoạt đông đã xảy ra để từ đó đưa ra những bài học hữu hiệu áp dụng vào thực tiễn. Tổng kết kinh nghiệm thông thường sẽ đúc rút những diễn biến và nguyên nhân để đề xuất các giải pháp áp dụng vào thực tiễn để tìm ra giải pháp hoàn hảo nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng định mức lao động tại công ty thương mại và xuất nhập khẩu viettel (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)