Nhóm giải pháp chung

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xây dựng chiến lược thương hiệu tại Nhà xuất bản chính trị quốc gia - Sự thật (Trang 81 - 90)

Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.3.1. Nhóm giải pháp chung

4.3.1.1. Nâng cao nhận thức về thương hiệu và xây dựng chiến lược thương hiệu

Việc thực hiện chiến lƣợc phát triển thƣơng hiệu của Nhà xuất bản phụ thuộc rất nhiều vào nhận thức của lãnh đạo Nhà xuất bản và sự đồng thuận trong nhận thức của tất cả cán bộ, công nhân viên trong Nhà xuất bản.

Đối với lãnh đạo Nhà xuất bản, trong thời gian qua, vấn đề thƣơng hiệu và xây dựng chiến lƣợc thƣơng hiệu dƣờng nhƣ chỉ gắn liền với công tác phát hành, cần phải nâng cao nhận thức ở việc xây dựng chiến lƣợc thƣơng hiệu ở cả những khâu biên tập và in. Với đội ngũ biên tập viên có trình độ về nghiệp vụ xuất bản với tƣ cách là một nghề nghiệp chính thức, có năng lực và phƣơng pháp làm việc, cộng tác với tác giả và hiểu biết về thị trƣờng khi xử lý những vấn đề về nghiệp vụ biên tập, đây là đội ngũ tạo nên thƣơng hiệu mạnh trong công tác biên tập của Nhà xuất bản.

Nhà xuất bản cần xây dựng một chiến lƣợc thƣơng hiệu rõ ràng, từng bƣớc đi cho từng giai đoạn phát triển cụ thể. Vấn đề là ở chỗ lãnh đạo và nhân viên Nhà xuất bản cần nhận thức rõ: Bạn đọc cảm nhận thế nào về ấn phẩm của Nhà xuất bản, đối tƣợng tiêu dùng ấn phẩm của Nhà xuất bản là ai, nhu cầu ra sao và cần phải có những biện pháp nào để đƣa thƣơng hiệu Nhà xuất bản vào lòng công chúng. Nhà xuất bản vẫn còn chƣa nhận thấy sự cần thiết phải thoát ra khỏi cơ chế xin - cho để có thể độc lập phát triển và cạnh tranh, vì vậy, việc xây dựng chiến lƣợc thƣơng hiệu của Nhà xuất bản mới chỉ dừng lại ở những ý tƣởng ban đầu, tính khả thi còn hạn chế.

4.3.1.2. Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu thị trường.

Thị trƣờng xuất bản phẩm có xu hƣớng cạnh tranh ngày càng gay gắt và xu hƣớng phân khúc nhỏ. Dƣới tác động của xu thế hội nhập và cạnh tranh, các nhà xuất bản đang bị phân hóa mạnh mẽ. Những nhà xuất bản có năng lực tài chính và cơ sở vật chất nghèo nàn, khả năng tổ chức đề tài yếu kém, không chủ động đƣợc khâu phát hành sẽ ngày càng bị thu hẹp về quy mô, thậm chí, một số nhà xuất bản chỉ có thể gia công biên tập và cấp phép cho các đối tác liên kết phát hành. Trong khi đó, một số nhà xuất bản lớn có mô hình tổ chức hiện đại, năng lực tài chính và cơ sở vật chất hùng hậu, có khả năng tự tổ chức phát hành ngày càng lớn mạnh và bành trƣớng quy mô hoạt động, chiếm lĩnh thị phần nhanh trên thị trƣờng.

Chính vì thế, việc đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu thị trƣờng cần đƣợc Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật đặc biệt quan tâm trong quá trình hoàn thiện xây dựng chiến lƣợc thƣơng hiệu.

Chiến lƣợc thƣơng hiệu Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật cần thiết lập một hệ thống nghiên cứu thị trƣờng đồng bộ từ phòng marketing thuộc Trung tâm phát hành sách đến bộ phận marketing của các chi nhánh với những quy định cụ thể về nhiệm vụ nghiên cứu thị trƣờng của từng cấp, sự

phối hợp trong công tác nghiên cứu thị trƣờng, quy định về nhân sự và kinh phí đầu tƣ cho công tác nghiên cứu thị trƣờng. Việc nghiên cứu thị trƣờng không chỉ dừng lại ở nghiên cứu khách hàng mà phải nghiên cứu cả các đối thủ cạnh tranh, không chỉ nghiên cứu về thị trƣờng hiện tại mà phải dự báo đƣợc thị trƣờng trong tƣơng lai. Cần đa dạng hóa các hình thức nghiên cứu thị trƣờng, phải có kế hoạch, cơ chế chính sách đào tạo, bồi dƣỡng đối với đội ngũ cán bộ, nhân viên làm công tác nghiên cứu thị trƣờng.

4.3.1.3. Lựa chọn mô hình thương hiệu, xác định sứ mệnh, tầm nhìn và mục tiêu của chiến lược thương hiệu

* Lựa chọn mô hình thương hiệu

Là đơn vị sự nghiệp trung ƣơng của Đảng, Nhà xuất bản luôn lấy yêu cầu phục vụ nhiệm vụ chính trị là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu; đồng thời phải nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất - kinh doanh để vƣơn lên từng bƣớc tự chủ về thực hiện nhiệm vụ, về tổ chức bộ máy và về tài chính theo tinh thần Nghị định số 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ; từng bƣớc hƣớng tới hoàn thiện và đổi mới việc xây dựng và quảng bá thƣơng hiệu để Nhà xuất bản có thể phát triển một cách bền vững trong điều kiện cơ chế thị trƣờng hiện nay. Vì vậy, thời điểm này Nhà xuất bản chỉ nên xây dựng thƣơng hiệu sách lý luận chính trị, giải quyết tốt mối quan hệ giữa yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị với hiệu quả sản xuất, kinh doanh vừa là mục tiêu vừa là động lực phát triển của Nhà xuất bản.

* Sứ mệnh của thương hiệu

Phát huy vai trò là cơ quan xuất bản sách lý luận, chính trị, pháp luật nòng cốt của Đảng và Nhà nƣớc; Nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động xuất bản, năng lực sản xuất, kinh doanh, tăng khả năng cạnh tranh và chiếm lĩnh thị trƣờng cho các sản phẩm của Nhà xuất bản; Lấy giá trị văn hóa Việt làm nền tảng, tiếp nhận những tri thức hiện đại của thế giới, cung cấp cho xã

hội những ấn phẩm chứa đựng hàm lƣợng tri thức cao, tri thức mới nhất, hữu ích nhất nhằm góp phần nâng cao dân trí, thúc đẩy tiến bộ xã hội.

* Tầm nhìn của thương hiệu

Slogan của Nhà xuất bản hiện nay là:

Phấn đấu đến năm 2017 xây dựng Nhà xuất bản thành trung tâm xuất bản chính trị hiện đại hàng đầu ở Việt Nam, với đội ngũ cán bộ biên tập chuyên nghiệp, hệ thống phát hành hiệu quả, rộng khắp trong cả nƣớc, Cung cấp các sản phẩm và dịch vụ in ấn đáp ứng tốt nhất 3 yêu cầu cơ bản theo mong đợi của quý khách hàng đó là:

“Chất lượng - Giá thành - Tiến độ”

* Mục tiêu của chiến lược thương hiệu

- Mục tiêu của chiến lƣợc thƣơng hiệu cần đƣợc xác định rõ hơn cả về mục tiêu đến năm 2020, tầm nhìn đến 2025. Theo đó, mục tiêu của chiến lƣợc thƣơng hiệu của Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật đến năm 2020 là tạo dựng, định vị đƣợc thƣơng hiệu ST trên thị trƣờng trong nƣớc, đến năm 2025 xây dựng, định vị đƣợc thƣơng hiệu của Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật trên thị trƣờng xuất bản châu Á

4.3.1.4. Hoàn thiện công tác xây dựng kế hoạch chiến lược thương hiệu

Để thực hiện mục tiêu của chiến lƣợc thƣơng hiệu cần phải hoàn thiện công tác xây dựng kế hoạch chiến lƣợc thƣơng hiệu.

* Kế hoạch chiến lƣợc về sản phẩm:

Sự biến động không ngừng của thị trƣờng xuất bản phẩm hiện nay đã buộc các nhà xuất bản muốn tồn tại và phát triển phải thích ứng theo xu thế thị trƣờng. Nắm bắt đƣợc tầm quan trọng của chiến lƣợc này, ngoài kế hoạch dài hạn về các

xuất bản phẩm chính là các loại sách lý luận chính trị, Nhà xuất bản đã cần xây dựng kế hoạch dài hạn về xuất bản các loại sách hỏi đáp chỉ dẫn pháp luật, các loại sách hồi ký của lãnh tụ và các sách dịch từ các nhà xuất bản nƣớc ngoài, sách cho ngƣời Việt Nam ở nƣớc ngoài. Vấn đề quan trọng nhất trong kế hoạch chiến lƣợc sản phẩm của Nhà xuất bản là kế hoạch nâng cao chất lƣợng của các xuất bản phẩm của Nhà xuất bản. Không chỉ lấy những yêu cầu hiện tại của khách hàng để làm căn cứ xây dựng kế hoạch chiến lƣợc sản phẩm mà phải căn cứ vào những dự báo khoa học về nhu cầu của khách hàng trong tƣơng lai.

* Kế hoạch chiến lƣợc về giá:

Trƣớc sự cạnh tranh của các nhà xuất bản về giá và chiết khấu, Nhà xuất bản đã có chủ trƣơng tinh giản ở các khâu trung gian, giảm chi phí đầu vào ở các khâu biên tập,in, phấn đấu giảm giá thành 10% so với mặt bằng chung của thị trƣơng và tăng thêm 5% chiết khấu cho các loại lý luận chính trị có nguy cơ tồn ế cao. Tuy nhiên, một kế hoạch về giá của Nhà xuất bản cần đƣợc khẩn trƣơng xây dựng và kèm theo đó là những cơ chế, chính sách để thực hiện. Trong kế hoạch cần xác định mục tiêu và lộ trình xây dựng giá cạnh tranh. Đến lƣợt mình, xây dựng giá cạnh tranh lại đòi hỏi một kế hoạch khả thi về nâng cao năng suất lao động, sử dụng tiết kiệm các nguồn lực của Nhà xuất bản trong tất cả các khâu của quá trình xuất bản, trong hoạt động của tất cả các bộ phận của Nhà xuất bản.

* Kế hoạch chiến lƣợc phân phối và xúc tiến bán hàng: - Kế hoạch chiến lƣợc phân phối

Cùng với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trƣờng xuất bản phẩm, nhiều phƣơng thức bán hàng mới đƣợc áp dụng nhằm tăng tính hiệu quả tiếp cận khách hàng, phân phối sản phẩm. Hiện nay, hệ thống phát hành của Nhà xuất bản đã sử dụng các phƣơng thức phân phối cơ bản để xuất bản phẩm đến tay bạn đọc nhanh nhất sau:

+ Bán buôn: bán đứt, ký gửi, bán bao đuôi. + Bán trực tiếp đến các cơ quan, đơn vị. + Bán lẻ và bán trực tiếp qua mạng.

Thực tế cho thấy, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật chƣa có đƣợc một kế hoạch dài hạn về phân phối xuất bản phẩm. Các kế hoạch ngắn hạn cũng còn nhiều hạn chế, mang tính chất tình thế. Yêu cầu của một kế hoạch chiến lƣợc phân phối là phải đa dạng hóa các kênh phân phối, thích ứng với sự biến động của thị trƣờng và thực tế phát triển kinh doanh của Nhà xuất bản, tiếp cận đƣợc với phƣơng thức phân phối xuất bản phẩm ở các nƣớc phát triển. Một kế hoạch chiến lƣợc phân phối xuất bản phẩm phải hàm chứa trong nó kế hoạch, chính sách, duy trì các kênh phân phối đã có, xây dựng các kênh phân phối mới.

- Kế hoạch chiến lƣợc xúc tiến bán hàng:

Có thể khẳng định rằng, cho tới nay Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật chƣa có đƣợc một kế hoạch chiến lƣợc xúc tiến bán hàng, các hoạt động xúc tiến bán hàng chủ yếu đƣợc thực hiện theo các kế hoạch ngắn hạn. Vấn đề đặt ra là để xây dựng kế hoạch chiến lƣợc xúc tiến bán hàng, trƣớc hết Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật cần nghiên cứu để làm rõ tính đặc thù của hoạt động xúc tiến bán hàng của các xuất bản phẩm của Nhà xuất bản, lựa chọn các biện pháp xúc tiến bán hàng phù hợp với từng loại xuất bản phẩm, tập trung vào các loại sách chủ yếu của Nhà xuất bản. Đây chính là các loại sách có khả năng bán chạy, tạo đƣợc hiệu ứng tiêu thụ tích cực. Một kế hoạch chiến lƣợc xúc tiến bán hàng phải chứa đựng trong nó kế hoạch về quảng cáo, về khuyến mại, các phƣơng thức quảng bá sản phẩm, về quan hệ công chúng, về các hoạt động thiện nguyện đối với cộng đồng và xã hội. Bên cạnh đó là xác định cơ chế, chính sách, đặc biệt là nguồn lực để thực hiện kế hoạch chiến lƣợc xúc tiến bán hàng. Kế hoạch chiến lƣợc xúc tiến bán hàng của Nhà xuất bản

Chính trị quốc gia - Sự thật cũng phải hàm chứa trong nó nội dung về xúc tiến bán hàng trên thị trƣờng xuất bản phẩm khu vực và quốc tế.

4.3.1.5. Giải pháp về nguồn lực cho chiến lược thương hiệu. * Nguồn lực tài chính

Trong điều kiện nguồn ngân sách nhà nƣớc cấp cho nhà xuất bản dƣờng nhƣ là cố định. Để duy trì hoạt động của Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật trong xuất bản các ấn phẩm đƣợc giao thì nguồn lực tài chính cho chiến lƣợc thƣơng hiệu của Nhà xuất bản phải chủ yếu lấy từ lợi nhuận của các hoạt động sản xuất kinh doanh xuất bản phẩm, từ huy động tài chính của các đối tác liên kết xuất bản, từ vay của các ngân hàng thƣơng mại. Khi đã có đƣợc thƣơng hiệu ở các mức độ khác nhau thì việc hoàn trả các khoản vay là khả thi. Mặt khác, mỗi bƣớc tiến tích cực của quá trình xây dựng chiến lƣợc thƣơng hiệu cũng kéo theo những thuận lợi trong việc thu hút các nguồn đầu tƣ vào Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật. Vấn đề là ở chỗ, Nhà xuất bản cần có kế hoạch và cơ chế chính sách huy động nguồn lực tài chính cho chiến lƣợc thƣơng hiệu, đồng thời có kế sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn lực tài chính cho chiến lƣợc thƣơng hiệu.

* Nguồn nhân lực

Để có đƣợc một đội ngũ cán bộ có năng lực và phẩm chất trong xây dựng và quảng bá thƣơng hiệu, Nhà xuất bản cần hoàn thiện công tác tuyển chọn cán bộ thông qua thi tuyển có cạnh tranh rộng rãi, công khai, nghiêm túc và công bằng; xây dựng chế độ "thu hút nhân tài" để có đƣợc nguồn nhân lực có chất lƣợng cao, có kinh nghiệm thực tiễn phong phú, có khả năng đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ xây dựng và quảng bá thƣơng hiệu của Nhà xuất bản.

Nhà xuất bản phải tiếp tục cải tiến, nâng cao chất lƣợng công tác đánh giá, phân loại đối với cán bộ, nhân viên hằng tháng, hằng quý và năm nhằm khuyến khích, động viên; đồng thời bổ sung, hoàn thiện Quy chế thi đua - khen thƣởng, có hình thức giải quyết triệt để đối với những cán bộ, công chức

không đáp ứng yêu cầu công việc, thƣờng xuyên không hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao theo quy định của Luật cán bộ, công chức; Luật viên chức. Bên cạnh đó, Nhà xuất bản cần xây dựng một quy trình đánh giá, hệ thống các tiêu chuẩn đánh giá, làm cơ sở để đánh giá cán bộ, viên chức. Công tác đánh giá cán bộ không chỉ dừng lại ở chức danh tiêu chuẩn cán bộ, mà cần xem xét cả hệ thống chỉ tiêu đánh giá trên một số nội dung cơ bản nhƣ: số lƣợng công việc, chất lƣợng và hiệu quả công việc, năng lực thích hợp công việc của cán bộ, thực hiện nghiêm nội quy, kỷ luật lao động.

Nhà xuất bản cần đẩy mạnh hơn nữa công tác giáo dục tƣ tƣởng, chính trị; không ngừng nâng cao ý thức trách nhiệm trong xây dựng và quảng bá thƣơng hiệu của Nhà xuất bản cho cán bộ, viên chức; tăng cƣờng giáo dục về tinh thần trách nhiệm nghề nghiệp và ý thức xây dựng đối với cơ quan, đơn vị, rèn luyện đạo đức cách mạng, chống các biểu hiện tiêu cực, bảo đảm hoàn thành tốt nhiệm vụ đƣợc giao.

Nhà xuất bản cần chú ý đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ tay nghề nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ có tay nghề cao, chuyên sâu, đáp ứng yêu cầu về xây dựng và quảng bá thƣơng hiệu của Nhà xuất bản. Có kế hoạch đào tạo cơ bản và dài hạn ở trƣờng lớp phù hợp với yêu cầu của Nhà xuất bản; đồng thời chú ý tổ chức đào tạo, bồi dƣỡng nghiệp vụ cho cán bộ theo hình thức kèm cặp tại chỗ thông qua thực tiễn công tác chuyên môn. Đồng thời với việc cử cán bộ đi đào tạo, cần tiếp tục tăng cƣờng việc tìm nguồn cán bộ có chất lƣợng cao, phát hiện và thu hút, giữ chân nhân tài; áp dụng chế độ ƣu đãi đặc cách để thu hút những ngƣời có chuyên môn giỏi, có học hàm, học vị và có năng lực công tác thực tiễn về làm việc tại Nhà xuất bản. Chú ý đào tạo cán bộ đầu đàn, cán bộ chủ chốt và các chuyên gia, thợ giỏi cho các đơn vị; có chế độ khuyến khích cán bộ học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ ở cả trong và ngoài nƣớc.

Xây dựng và thực hiện chính sách đãi ngộ hợp lý, thoả đáng; xây dựng môi trƣờng làm việc lành mạnh, công bằng, dân chủ, nhân ái; tạo điều kiện thuận lợi nhất để mọi ngƣời đƣợc lao động, cống hiến, trƣởng thành và gắn bó

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xây dựng chiến lược thương hiệu tại Nhà xuất bản chính trị quốc gia - Sự thật (Trang 81 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)