Nhóm giải pháp cụ thể cho từng khâu của quá trình xuất bản

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xây dựng chiến lược thương hiệu tại Nhà xuất bản chính trị quốc gia - Sự thật (Trang 90 - 96)

Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.3.2. Nhóm giải pháp cụ thể cho từng khâu của quá trình xuất bản

4.3.2.1. Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác biên tập

Đây là nhóm giải pháp dành cho khâu đầu tiên của hoạt động xuất bản. Đây là khâu lựa chọn, tìm kiếm và tổ chức xuất bản những bản thảo có đề tài hay, có giá trị lý luận và thực tiễn cao, đồng thời có định hƣớng tốt cho xã hội. Mục tiêu tƣ tƣởng văn hóa vẫn là mục tiêu cơ bản nhất của Nhà xuất bản, vì thế, Nhà xuất bản đã đề ra Chiến lược đề tài xuất bản giai đoạn 2015-2020.

Việc thực hiện tốt Chiến lƣợc này sẽ tạo ra những ấn phẩm có chất lƣợng, giá trị tƣ tƣởng, chính trị và khoa học cao, đáp ứng yêu cầu của bạn đọc, tăng khả năng cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trƣờng, góp phần thực hiện tốt những mục tiêu phát triển của Nhà xuất bản.

Để tăng cƣờng hiệu quả công tác biên tập, thì trƣớc hết, Nhà xuất bản cần có chính sách chăm lo xây dựng đội ngũ cộng tác viên viết sách, các đối tác, khách hàng thân thiết, gắn bó với Nhà xuất bản. Cộng tác viên viết sách, đối tác, khách hàng thân thiết trong hoạt động xuất bản có vai trò quyết định

trong quá trình xây dựng và phát triển của Nhà xuất bản. Họ là những ngƣời trực tiếp sáng tạo và thực hiện giá trị của ấn phẩm.

Đồng thời, Nhà xuất bản phải tiếp tục đổi mới công tác xây dựng và thực hiện kế hoạch đề tài biên tập, xuất bản, khắc phục tình trạng bất hợp lý trong cơ cấu đề tài, nâng cao chất lƣợng bản thảo, tổ chức đƣợc nhiều đề tài sách tham khảo phục vụ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, các đề tài có ý nghĩa định hƣớng, giáo dục chính trị, tƣ tƣởng cho cán bộ, đảng viên trong hệ thống chính trị, các đề tài phản bác những luận điệu sai trái, xuyên tạc của các thế lực thù địch, bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, bảo vệ lý tƣởng xã hội chủ nghĩa và con đƣờng đi lên chủ nghĩa xã hội ở nƣớc ta... Chú trọng xây dựng các đề tài xuất bản cho từng đối tƣợng cụ thể mà trƣớc hết cần tập trung xuất bản nhiều đề tài có giá trị cho đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức trong hệ thống chính trị; những nhà nghiên cứu, giảng dạy; học sinh, sinh viên; doanh nhân; Việt kiều; v.v..

Nhà xuất bản cần tập trung tổ chức những bản thảo sách lý luận, chính trị, pháp luật phổ thông, sách đọc nhanh, sách cầm tay...; xây dựng đề án phát triển xuất bản điện tử, phát hành qua mạng; có chiến lƣợc khai thác có hiệu quả bản quyền sách của nƣớc ngoài.

Đối với việc xây dựng và quảng bá thƣơng hiệu, công tác biên tập chính là chất lƣợng tiềm ẩn bên trong của xuất bản phẩm. Chính chất lƣợng xuất bản phẩm sẽ tạo nên một thƣơng hiệu bền vững cho Nhà xuất bản. Vì vậy, nâng cao chất lƣợng, hiệu quả của công tác biên tập là việc làm cấp thiết trong giai đoạn xây dựng thƣơng hiệu của Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật trong giai đoạn hiện nay.

4.3.2.2. Nâng cao năng lực, hiệu quả công tác chế bản, in và phát hành

Trong quá trình xuất bản, khâu chế bản - in là khâu tạo nên vỏ vật chất cho xuất bản phẩm, cũng tạo nên đƣợc sự khác biệt của xuất bản phẩm cho Nhà xuất bản. Tính khác biệt của xuất bản phẩm sẽ giúp cho xuất bản phẩm

của Nhà xuất bản đƣợc độc giả nhận biết tốt hơn. Với xuất bản phẩm đẹp về hình thức, giá cả hợp lý và nội dung thiết thực sẽ đem lại một thƣơng hiệu khó phai mờ trong lòng ngƣời đọc.

Cùng với hình thức đẹp, hấp dẫn về nội dung mà giá cả hợp lý thì bạn đọc sẽ không thể bỏ qua đƣợc những ấn phẩm ấy. Điều đó cũng là một bài toán khó cần phải có những bƣớc đi chiến lƣợc hợp lý và lâu dài.

Tuy nhiên, sách đẹp, nội dung hay và giá cả hợp lý mà không đƣợc quảng bá rộng rãi để bạn đọc đƣợc biết đến thì hiệu quả tƣ tƣởng và kinh tế của sách đó cũng không thể thực hiện đƣợc. Chính vì thế, Nhà xuất bản cần xây dựng hệ thống các chi nhánh để có thể biên tập và phát hành rộng rãi sách của Nhà xuất bản trên toàn quốc.

Đặc biệt, Nhà xuất bản cần lƣu ý đến kênh phát hành truyền thống, trên cơ sở địa bàn phát hành đã đƣợc phân công, các đơn vị phát hành nên chủ động nghiên cứu, rà soát và có kế hoạch củng cố và mở rộng kênh phát hành truyền thống. Bám sát vào các chƣơng trình phổ biến đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc; các chƣơng trình phổ biến kiến thức... của các bộ, ngành nhằm đƣa sách lý luận, chính trị, pháp luật và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh kịp thời phục vụ các đối tƣợng độc giả.

Đối với kênh phát hành qua các doanh nghiệp phát hành sách trong cả nƣớc, các đơn vị làm công tác phát hành của Nhà xuất bản cần xây dựng cơ sở dữ liệu về hệ thống các doanh nghiệp và cửa hàng phát hành trên địa bàn, có chƣơng trình làm việc, tiếp thị, đề xuất những cơ chế phù hợp, khả thi nhằm tăng cƣờng đƣa sách của Nhà xuất bản vào hệ thống phát hành này. Xây dựng và phát triển mô hình tổ chức bán lẻ mang thƣơng hiệu Nhà sách Sự thật

trong hệ thống phát hành của Nhà xuất bản.

Các đơn vị phát hành cần lập lại danh mục và phân loại khách hàng, trên cơ sở đó nghiên cứu, xây dựng các cơ chế và phƣơng thức phát hành phù hợp cho từng đối tƣợng cụ thể; đa dạng hóa các phƣơng thức phát hành, nghiên

cứu và xây dựng kế hoạch phát hành qua mạng internet; đẩy mạnh áp dụng công nghệ thông tin trong công tác phát hành; xây dựng và hoàn thiện quy trình phát hành sách hợp lý, hiệu quả. Nhà xuất bản nên tạo một kênh thông tin trên trang web về những phản hồi của độc giả. Với một thế giới phẳng, thông tin tốt sẽ là một thế mạnh cho Nhà xuất bản tìm đƣợc những nguồn lực mới, khách hàng mới.

Trong cơ chế thị trƣờng cạnh tranh khốc liệt, Nhà xuất bản cũng phải đổi mới công tác tuyên truyền quảng bá hình ảnh Nhà xuất bản, tiếp thị xuất bản phẩm nhƣ: Xây dựng và triển khai kế hoạch dài hạn, kế hoạch hằng năm về việc tuyên truyền, quảng bá hình ảnh và sản phẩm của Nhà xuất bản; Xây dựng và triển khai kế hoạch tổ chức và tham gia tổ chức các sự kiện có ý nghĩa chính trị nhằm thu hút các nguồn tài trợ, tăng nguồn thu và đặc biệt nâng cao hiệu quả việc giới thiệu sách, quảng bá hình ảnh và vị thế của Nhà xuất bản; Xây dựng quy trình thăm dò nhu cầu thị trƣờng, lấy số lƣợng in sách một cách khoa học. Xây dựng và triển khai kế hoạch tiếp thị hằng năm và các chiến dịch tiếp thị cụ thể cho từng loại sách.

Cuối cùng, Nhà xuất bản cần xây dựng chiến lƣợc phát triển công tác in của Nhà xuất bản từ nay đến năm 2020. Công tác in những năm qua đã có những đóng góp đáng kể trong công tác xuất bản của Nhà xuất bản. Nhờ có nhà in, Nhà xuất bản đã có thể kịp thời xuất bản đƣợc những cuốn sách phục vụ những dịp kỷ niệm lớn hoặc in những Văn kiện, tài liệu học tập... Tuy nhiên, Nhà in vẫn ở dạng quy mô nhỏ, không thể in sách ảnh và in chƣa đẹp, chƣa chuyên nghiệp do máy móc và thiết bị chƣa đƣợc đầu tƣ lớn. Năng lực đội ngũ cán bộ, nhân viên của nhà in cũng chƣa cao, chƣa đủ tầm để cạnh tranh với các công ty in bên ngoài. Vì thế, Nhà xuất bản cần phải có sự đầu tƣ cho công tác in nhiều hơn, cần kiện toàn bộ máy tổ chức của Nhà in Sự thật và chuẩn bị các điều kiện cần và đủ để chuyển đổi cơ chế hoạt động của Nhà in Sự thật theo mô hình doanh nghiệp nhằm tăng cƣờng khả năng cạnh tranh, giảm chi phí in cho Nhà xuất bản.

KẾT LUẬN

Trong những năm gần đây, vấn đề xây dựng chiến lƣợc thƣơng hiệu ở nƣớc ta đang dần đƣợc quan tâm, nhất là đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh hàng hóa nói chung và những đơn vị sản xuất kinh doanh hàng hóa tinh thần nhƣ các nhà xuất bản nói riêng. Để tồn tại và phát triển trong cạnh tranh ngày càng khốc liệt, các doanh nghiệp cũng nhƣ các nhà xuất bản phải đổi mới liên tục, bám sát nhu cầu thị trƣờng. Những doanh nghiệp, nhà xuất bản nào đảm bảo có hàng hóa tốt, thƣơng hiệu mạnh thì sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh lớn. Muốn vậy, đòi hỏi các doanh nghiệp, các nhà xuất bản cần phải xây dựng chiến lƣợc thƣơng hiệu cùng với xây dựng chiến lƣợc phát triển .

Chính vì thế, đề tài Xây dựng chiến lược thương hiệu tại Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật đƣợc tác giả lựa chọn để thực hiện luận văn thạc sỹ chuyên ngành quản lý kinh tế. Luận văn đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận chung về xây dựng chiến lƣợc thƣơng hiệu của nhà xuất bản. Trên cơ sở đó hình thành lên khung phân tích để nghiên cứu thực trạng xây dựng chiến lƣợc thƣơng hiệu tại Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật. Việc phân tích, đánh giá thực trạng xây dựng chiến lƣợc thƣơng hiệu tại Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật cho thấy quá trình xây dựng chiến lƣợc thƣơng hiệu tại nhà xuất bản này mới là bƣớc đầu, đã có đƣợc những kết quả nhất định. Tuy nhiên còn không ít những hạn chế và bất cập xuất phát từ những nguyên nhân khác nhau, trong đó chủ yếu là nguyên nhân chủ quan.

Để hoàn thiện hoạt động xây dựng chiến lƣợc thƣơng hiệu của mình, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật cần thực hiện đồng bộ các giải pháp chung cũng nhƣ những giải pháp cụ thể cho từng khâu của quá trình xuất bản.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Chính trị, 1992. Quyết định số 68-QĐ/TW, ngày 20-11-1992 của Bộ Chính trị, về việc thành lập Nhà xuất bản Chính trị quốc gia. Hà Nội. 2. Bộ Chính trị, 2003. Quyết định số 53-QĐ/TW, ngày 3-4-2003 của Bộ Chính

trị về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật. Hà Nội.

3. Trƣơng Đình Chiến, 2005. Quản trị Thương hiệu hàng hóa: Lý thuyết và thực tiễn. Hà Nội: Nxb Thống Kê.

4. David J.Luck và RonaldS. Rubin, 2007. Cuộc chiến thương hiệu. Hà Nội: Nxb Thống kê.

5. Phan Huy Đƣờng, 2013. Quản lý công. Hà Nội: Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.

6. Hoàng Văn Hải, 2012. Tinh thần doanh nghiệp Việt Nam trong hội nhập.

Hà Nội: Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.

7. Hoàng Văn Hải, 2013. Quản trị chiến lược. Hà Nội: Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.

8. Trần Văn Hải, 2008. Quan hệ công chúng trong hoạt động xuất bản nước ta hiện nay. Đề tài cấp bộ năm 2008.

9. . Đinh Thị Thúy Hằng, 2010. Ngành PR tại Việt Nam. Hà Nội: Nxb Lao động - Xã hội.

10.Hubert K.Rampersad, 2008. Quản trị thương hiệu cá nhân và công ty. Hà Nội: Nxb Lao động - Xã hội.

11.Trịnh Thúc Huỳnh, 2001. Đổi mới công tác phát hành sách lý luận chính trị trong cơ chế thị trường đáp ứng yêu cầu của giai đoạn cách mạng mới.

Hà Nội.

12.Jim Collins và Jerry I.Porras, 2007. Xây dựng để trường tồn. TP. Hồ Chí Minh: Nxb Trẻ.

13.Lê Thị Mai, 2006. Xuất bản sách lý luận chính trị trong cơ chế thị trường - thực trạng và giải pháp. KHBĐ, 2006-46;.

14.Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật, 2007. Quyết định số 350- QĐ/NXBCTQG ngày 15-5-2007 của Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật về việc ban hành Quy chế làm việc của Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật. Hà Nội.

15.Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật, 2010. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật - 65 năm xây dựng và phát triển, 1945 - 2010. Hà Nội. 16.Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật, 2010-2014. Báo các tổng kết

hoạt động các năm từ 2010 đến 2014. Hà Nội.

17.Paul Temporal và Donald Trump, 2007. Bí quyết thành công những Thương hiệu hàng đầu châu Á. Hà Nội: Nxb Trẻ.

18.Paul Temporal, 2008. Quản trị thương hiệu cao cấp. TP. Hồ Chí Minh: Nxb Trẻ.

19.Philip G.Alt Bach và Damtew Teferra, 1999. Xuất bản và phát triển. Hà Nội: Nxb Chính trị quốc gia.

20.Pierre Eiglier và Eric Langeard, 1995. Marketing dịch vụ. Hà Nội: Nxb Khoa học kỹ thuật.

21.Nguyễn Đức Tài, 2007. Vai trò của quan hệ công chúng, PR) trong quảng cáo, tiếp thị. KHBĐ(2007)-46.

22.Ngô Kim Thanh, 2011. Quản trị chiến lược. Hà Nội: Nxb Thống kê.

23.Tôn Thất Nguyễn Thiêm, 2005, 2008. Dấu ấn thương hiệu, tập I, II, IIIA. Thành phố Hồ Chí Minh: Nxb Trẻ.

24.Nguyễn Quốc Thịnh và Nguyễn Thành Trung, 2004. Thương hiệu với nhà quản lý. Hà Nội: Nxb Chính trị quốc gia.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xây dựng chiến lược thương hiệu tại Nhà xuất bản chính trị quốc gia - Sự thật (Trang 90 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)