.Các hàm kiểm tra giá trị

Một phần của tài liệu BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP-Tự học PHP lập trình web (Trang 88 - 92)

a. Kiểm tra tồn tại isset()

Hàm isset() dùng để kiểm tra xem biến có giá trị hay không.

Hàm này có thể dùng để kiểm tra sự tồn tại của một hay nhiều biến khác nhau. Nếu tất cả các biến đều có giá trị kết quả trả về bằng true, ngược lại trả về giá trị false.

Cú pháp:

isset(<tên biến 1>, <tên biến 2>,…) 10

Ví dụ 5.19: Kiểm tra xem người dùng có nhập vào tên đăng nhập hay chưa, nếu đã nhập thì in ra “Xin chào <tên đăng nhập>” ngược lại thì in ra “Vui lòng nhập tên đăng nhập”.

<?php

if (isset($_POST[“tên_đăng_nhập”])) {

echo “Xin chào: ”.$_POST[“tên_đăng_nhập”]; } else {

echo “Vui lòng nhập tên đăng nhập”; }

?>

Chú ý: Nếu muốn in kết quả của hàm isset() thì ta có thể dùng hàm var_dump().

Ví dụ 5.20: Kiểm tra tên biến có phải là

<?php

$chuoi ="abc";

var_dump(isset($chuoi)); // kết quả bool(TRUE) $a = NULL;

$b =123;

var_dump(isset($a));// kết quả bool(FALSE) var_dump(isset($b));// kết quả bool(TRUE) var_dump(isset($a,$b));// kết quả bool(FALSE)

?>

b. Kiểm tra giá trị rỗng empty()

Hàm empty() dùng để kiểm tra biến có giá trị rỗng hay không.

Nếu biến có giá trị NULL, chuỗi rỗng hoặc O thì kết quả trả về là TRUE, ngược lại trả về giá trị là FALSE.

Hàm này ngược lại với hàm isset(), và thường được dùng để kiểm tra xem người dùng có nhập giá trị vào một đối tượng nào đó trên form hay không.

Những kết quả dưới đây được xem là rỗng: + “” : chuỗi rỗng.

+ 0: 0 khi kiểu là integer. + NULL

+ FALSE

+ array(): mảng rỗng.

+ var $var: một biến được khai báo nhưng không có giá trị trong lớp. Cú pháp:

empty(<tên_biến>)

Ví dụ 5.21: Kiểm tra dữ liệu có rỗng hay không

<?php (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

if(empty($_POST["ten_dang_nhap"])) {

echo "Vui long nhap vao tên dang nhap";

exit; } else {

echo "Xin cho: ".$_POST["ten_dang_nhap"]; }

?>

c. Kiểm tra giá trị số is_numeric()

Hàm is_numeric() kiểm tra biến có kiểu giá trị kiểu số hay không.

Nếu giá trị của biến không phải là kiểu số thì kết quả trả về là TRUE, ngược lại thì kết trả về là FALSE.

Cú pháp:

is_numeric(<tên_biến>)

Ví dụ 5.22: Kiểm tra dữ liệu nhập vào có phải là kiểu số không?

<?php

if(is_numeric($_POST["so_luong"])) {

$so_luong = $_POST["so_luong"]; $don_gia =$_POST["don_gia"]; $thanh_tien = $so_luong * $don_gia;

exit; } else {

echo "So luong phai la kieu so"]; }

?>

d. Kiểm tra kiểu giá trị của tên biến

- is_int() và is_long()

Nếu giá trị của biến là số nguyên thì kết quả trả về là TRUE, ngược lại trả về giá trị là FALSE.

Cú pháp:

is_int(<tên_biến>); hoặc is_long(<tên_biến>);

Chú ý: Trong trường hợp biến vượt quá phạm vị của số nguyên thì chúng ta có hàm is_long() dùng để kiểm tra giá trị của biến có phải là kiểu long hay không. Hàm này có Cú pháp tương tự như hàm in_long().

Ví dụ 5.23: Kiểm tra kiểu dữ liệu của biến có phải là số nguyên không.

<?php

$a ="15"; $b =15;

echo is_int($a); // kết quả trả về là 0

echo is_int($b); // kết quả trả về là 1

?>

- is_string() (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hàm is_string() kiểm tra giá trị của biến có phải là kiểu chuỗi hay không.

Nếu giá trị là kiểu chuỗi thì kết quả trả về là true, ngược lại trả về giá trị là false. Cú pháp:

is_string(<tên_biến>)

Ví dụ 5.24: Kiểm tra kiểu dữ liệu nhập vào là kiểu chuỗi không?

<?php

$a ="Hello"; $b =15.5;

echo is_string($a); //kết quả là 1

echo is_string($b); // kết quả là 0

?>

- is_double()

Hàm is_double() kiểm tra giá trị của biến có phải là kiểu số có dấu chấm động.

Nếu giá trị của biến là kiểu số dấu chấm động, số lẽ thì giá trị trả về là true, ngược lại thì trả về là false.

is_double(<tên biến>)

Ví dụ 5.25: Kiểm tra dữ liệu nhập vào có phải là số thực không?

<?php

$x =4.1123;

echo is_double($x); // kết quả trả về là 1

?>

e. Xác định kiểu dữ liệu biến

Hàm gettype() kiểm tra kiểu dữ liệu của biến, hoặc giá trị là kiểu nào: integer, string, double, array, object, class…

Kết quả trả về của hàm là kiểu của giá trí hay kiểu của biến. Cú pháp:

gettype(<tên biến>)

Ví dụ 5.26: Kiểm tra kiểu dữ liệu nhập.

<?php $n = "day la chuoi"; $a =123; $b =123.456; $mang =array(1,2,3); echo gettype($n)."</br>"; echo gettype($a)."</br>"; echo gettype($b)."</br>"; echo gettype($mang); ?>

Một phần của tài liệu BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP-Tự học PHP lập trình web (Trang 88 - 92)