Khái quát về Tổng Công ty May 10-CTCP

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của rào cản phi thuế quan trong asean +3 đến thương mại hàng dệt may việt nam (Trang 58)

3.3 .Tác động của các rào cản phi thuế quan

3.4. Một số trƣờng hợp doanh nghiệp tại Việt Nam

3.4.1.1. Khái quát về Tổng Công ty May 10-CTCP

Tổng Công ty May 10-CTCP hiện nay, tiền thân là các công xƣởng và bán công xƣởng quân nhu đƣợc tổ chức từ năm 1946 hoạt động phân tán phục vụ bộ đội chống Pháp tại các chiến trƣờng Việt Bắc, Khu 3, Khu 4 và Nam Bộ. Sau nhiều lần chuyển đổi mô hình hoạt động và mở rộng sản xuất thiết bị, đến năm 2010, công ty chuyển đổi thành mô hình Tổng Công ty May 10-CTCP. Từ một công ty nhà nƣớc nay đã đƣợc cổ phần hóa, May 10 có tƣ cách pháp nhân và hạch toán độc lập, chuyên sản xuất và kinh doanh hàng may mặc phục vụ cho tiêu dùng trong nƣớc và xuất khẩu quốc tế, thực hiện tốt các hoạt động kinh doanh trong khuôn khổ pháp luật.

Trong suốt hơn 65 năm xây dựng và phát triển, thƣơng hiệu May 10 luôn khẳng định đƣợc vị thế của mình tại thị trƣờng trong nƣớc và quốc tế. Đặc biệt, những năm gần đây, trong chiếc lƣợc phát triển nhằm đa dạng hóa sản phẩm, bằng dây chuyền, thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến, với kỹ năng thiết kế và tạo dáng chuyên nghiệp của đội ngũ chuyên gia cao cấp, May 10 đã cho ra đời những bộ trang phục mang phong các hiện đại, chất liệu phù hợp với xu hƣớng thời gian cũng nhƣ thị hiếu của ngƣời tiêu dùng. Hệ thống phân phối của May 10 có hàng trăm Cửa hàng và Đại lý đƣợc phân bổ trên toàn quốc với mục đích mở rộng thị trƣờng tại tất cả các tỉnh thành trong cả nƣớc, nhằm phục vụ tối đa nhu cầu của ngƣời tiêu dùng và giới thiệu cho khách hàng biết đến sản phẩm của May 10.

3.4.1.2. Ảnh hưởng của rào cản phi thuế quan đến Tổng Công ty May 10- CTCP

Hàng dệt may Việt Nam nói chung và sản phẩm của Công ty May 10 nói riêng đều phải vƣợt qua những hàng rào phi thuế quan khi xuất khẩu ra thị trƣờng nƣớc ngoài. Vì vậy, rào cản phi thuế quan tác động tích cực đến sản phẩm của công ty, vì nó khiến công ty phải thay đổi, nghĩ ra những biện pháp để đáp ứng những rào cản này. Đầu tƣ máy móc thiết bị, thay đổi phƣơng thức sản xuất, đầu tƣ phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao vừa giúp cho sản phẩm của May 10 đáp ứng những yêu cầu kỹ thuật của nƣớc nhập khẩu, vừa giúp công ty tăng năng suất, tăng lợi nhuận. Cụ thể công ty có những thay đổi sau:

 Tăng năng lực sản xuất:

- Đầu tƣ mở rộng năng lực các xí nghiệp địa phƣơng nhƣ Hƣng Hà, Bỉm Sơn, Thiệu Hóa, Hà Quảng nhằm phát huy lợi thế về đất đai và lao động. Liên doanh với các doanh nghiệp khác để xây dựng các nhà máy mới nhƣ Xí nghiệp Vĩnh Bảo – Hải Phòng, CTCP Đông Bình – Bắc Ninh. Đồng thời, công ty còn tìm kiếm các đơn bị vệ tinh gia công để cùng hợp tác sản xuất, tiết kiệm chi phí đầu tƣ nhà xƣởng thiết bị.

- Ƣu tiên đầu tƣ các thiết bị hiện đại, xây dựng May 10 thành trung tâm sản xuất có công nghệ cao, chuyên sản xuất sản phẩm sơ mi và veston cao cấp, cải tiến các thiết bị hiện có nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng.

- Tạo môi trƣờng làm việc tốt nhất để mỗi thành viên phát huy khả năng sáng tạo. Cải tiến công tác quản lý, cải tiến các quy trình làm việc đảm bảo ngày càng khoa học hơn; giảm thiểu đƣợc các bất cập

và lãng phí trong quá trình sản xuất; tăng năng suất lao động, góp phần làm tăng trƣởng sản xuất kinh doanh. Công ty đã áp dụng đƣợc một số phần mềm cải tiến năng suất IEES và công cụ CLEAN OFFICE, EDOCMAN trong toàn công ty.

 Phát triển tiêu thụ sản phẩm may mặc, mở rộng các lĩnh vực kinh doanh: để làm đƣợc điều này, công ty đã củng cố và nâng cao hơn nữa chất lƣợng sản phẩm hàng may mặc, kiên quyết loại bỏ những sản phẩm lỗi, không đạt yêu cầu, hàng giả ra khỏi hệ thống tiêu thụ của công ty nhằm tăng lòng tin cho khách hàng. Tập trung nghiên cứ cải tiễn mẫu mã hiện có từ những chi tiết nhỏ nhất đảm bảo hình dáng thông số, màu sắc phù hợp với từng đối tƣợng khách hàng. Đồng thời mở rộng các kênh phân phối, các phƣơng pháp tiếp cân khách hàng, xây dựng cơ chế bán hàng linh hoạt, chuẩn hóa và cải tạo các cửa hàng đại lý.

 Đào tạo phát triển nguồn nhân lực: Công ty đã phát huy hình thức đào tạo tại chỗ, khai thác triệt để kiến thức, kỹ năng của cán bộ quản lý và chuyên gia giỏi trong từng lĩnh vực. Đào tạo và truyền đạt kinh nghiệp thực tế cho đội ngũ trẻ trong công việc, đặc biệt là công việc liên quan đến hoạt động ngoại thƣơng. Công ty còn đặc biệt quan tâm đến đội ngũ thiết kế thời trang. Từ những năm 1997-1998 công ty đã liên kết với các công ty nƣớc ngoài ở Đức, Pháp để gửi ngƣời đi đào tạo về thiết kế thời trang. Hiện tại, công ty liên doanh với Trƣờng Đại học Mỹ thuật công nghiệp Hà Nội tổ chức các khóa học đào tạo chuyên sâu về thiết kế thời trang cho công ty và các đơn vị.

 Ƣu tiên cho chiến lƣợc phát triển thƣơng hiệu (chuẩn hóa các hình ảnh của công ty từ các đơn vị đến các cửa hàng đại lý, chuẩn hóa logo, các nhãn hiệu, biển hiệu và ấn phẩm của công ty): công ty đăng ký sở hữu

nhãn hiệu hàng hóa từ năm 1992, mỗi năm dành khoảng 3% doanh thu cho việc quảng bá và phát triển thƣơng hiệu. Thành lập bộ phận marketing chuyên nghiên cứu thị trƣờng và chịu trách nhiệm triển khai các hoạt động quảng cáo. Công ty tiến hành dán “Tem chống hàng giả” vào thẻ bài và đƣa “Sợi chống hàng giả” vào nhãn dệt chính của sản phẩm. Đây là một trong những biện pháp hiệu quả để bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng. Các sản phẩm trƣớc khi đƣa vào sản xuất đều đƣợc nghiên cứu, thiết kế và xác nhận giá trị sử dụng phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của thị trƣờng hƣớng đến. Đồng thời xây dựng các tiêu chuẩn, đăng ký và công bố tiêu chuẩn của từng loại sản phẩm cũng nhƣ cam kết bán các sản phẩm đúng tiêu chuẩn đã đề ra.

Bình quân hàng năm, Công ty May 10 đón tiêp hàng chục đoàn của các đối tác nƣớc ngoài đến kiểm tra tình hình thực hiện trách nhiệm xã hội đối với ngƣời lao động. Để tạo điều kiện thuận lợi cho các đoàn kiểm tra, Công ty đã đầu tƣ trang bị thẻ từ, bảng chấm công điện tử, giúp cho việc kiểm tra số giờ làm them của công nhân đƣợc dễ dàng và minh bạch. Để kiểm tra việc có sử dụng lao động vị thành niên hay không, trong hồ sơ tuyển dụng lao động, Công ty có đầy đủ các loại giấy tờ hợp lệ theo yêu cầu của đối tác nƣớc ngoài nhƣ chứng minh nhân dân, giấy khai sinh, sổ hộ khẩu, giấy kiểm tra sức khỏe. Đối với các phân xƣởng sản xuất, công ty đã trang bị đầy đủ hệ thống chiếu sáng, thông gió, thiết bị y tế, phòng cháy chữa cháy, có cửa thoát hiểm cho ngƣời lao động khi có sự cố. Về công tác an ninh doanh nghiệp, ngoài hệ thống bảo vệ chặt chẽ nghiêm ngặt, kiểm soát, kiểm tra tỉ mỉ những ngƣời ra vào, công ty còn có các giải pháp kiểm tra, giám sát những ngƣời làm việc tại các bộ phận quan trọng nhƣ kiểm tra chất lƣợng hàng, đóng gói hàng, nhập – xuất hàng, kiên quyết không xảy ra những sai sót, dù nhỏ trong công tác giao nhận hàng [5].

Ngoài ra, công ty đã chú trọng vào việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn chất lƣợng theo tiêu chuẩn quốc tế. Việc sở hữu 2 chứng chỉ ISO 9001:2000; ISO 14,001 giúp May 10 đƣợc nhiều khách hàng tin tƣởng khi dùng sản phẩm, và cũng là một trong những tiêu chuẩn của phần lớn các nhà nhập khẩu nƣớc ngoài. Bên cạnh đó, công ty cũng không ngừng cải tiến hệ thống máy móc nhà xƣởng theo công nghệ tiên tiến trên thế giới, giúp tăng năng suất và đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật cũng nhƣ về môi trƣờng mà các nƣớc phát triển đặt ra (do máy mới tiết kiệm năng lƣợng và tạo ra ít phế phẩm hơn).

Bên cạnh những thay đổi mang tính tích cực đối với công ty, rào cản phi thuế quan còn mang lại những tác động tiêu cực. Những tác động tiêu cực có thể kể đến nhƣ: tăng chi phí hoạt động công ty do đầu tƣ nhiều hơn về máy móc, trang thiết bị nhà xƣởng hiện đại, chi phí quảng bá thƣơng hiệu tăng, và chi phí đào tạo nguồn nhân lực.Ngoài ra, trình độ công nhân có hạn cũng là một khó khăn khi công ty áp dụng những công nghệ kỹ thuật hiện đại, tiên tiến vào sản xuất.

3.4.2. Tổng Công ty cổ phần Dệt may Hà Nội

3.4.2.1. Khái quát về Công ty Dệt may Hà Nội (HANOSIMEX)

Tổng Công ty cổ phần Dệt May Hà Nội, tiền thân là nhà máy Sợi Hà Nội (Sợi Đức) đƣợc thành lập ngày 21/11/1984. Trải qua hơn 30 năm hình thành và phát triển, đến nay HANOSIMEX đã có 8 Công ty cổ phần, 4 nhà máy thành viên với gần 4500 cán bộ công nhân viên.Công ty hoạt động theo mô hình Công ty mẹ, công ty con trong các lĩnh vực sản xuất và cung cấp các sản phẩm sợi, vải, quần áo dệt kim, may xuất khẩu, tạo dựng một cuộc sống tốt đẹp hơn cho mọi ngƣời đồng thời không ngừng gia tăng giá trị cho cổ đông. Đây là một Tổng Công ty lớn nằm trong chuỗi cung ứng Sợi – Dệt – May của

VINATEX với các nhà máy sản xuất tại Hà Nội, Bắc Ninh, Hƣng Yên, Hà Nam, Nghệ An, Hà Tĩnh…

Sản phẩm của Công ty đƣợc sản xuất ra dƣới dạng là nguyên liệu sản xuất nhƣ các loại sợi Cotton, Peco, PE, và các loại với các chỉ số kỹ thuật khác nhau, hay là hàng tiêu dùng nhƣ các sản phẩm may mặc, hàng dệt khăn, lều du lịch.

3.4.2.2. Ảnh hưởng của rào cản thi phuế quan đến Công ty Dệt may Hà Nội So với mặt bằng chung của nƣớc ta thì HANOSIMEX có trang thiết bị, máy móc tƣơng đối đồng nhất. Tuy nhiên, máy móc sẽ bị ham rỉ hoặc xuống cấp nếu không thƣờng xuyên sửa chữa, bảo dƣỡng.Công ty lấy xuất khẩu làm chủ yếu nên yếu tố kỹ thuật đóng vai trò quan trọng hơn cả. Các khách hàng nƣớc ngoài đòi hỏi về mặt kỹ thuật rất cao, và họ chỉ làm ăn với ta khi đáp ứng đầy đủ mọi yêu cầu từ phía họ. Các yêu cầu này bao gồm thế hệ của máy móc thiết bị, mức độ an toàn của thiết bị…Chính những yêu cầu này nhiều ki khiến công ty phải bỏ lỡ nhiều hợp đồng hoặc phải chi phí một lƣợng tiền lớn để đầu tƣ máy móc thiết bị để có thể giữ đƣợc hợp dồng.

Do vậy, nhờ những đòi hỏi khắt khe, Công ty đã không ngừng đầu tƣ máy móc, thiết bị cũng nhƣ xây dựng cơ bản để nâng cao năng lực sản xuất cũng nhƣ trình độ của máy móc thiết bị. Cũng chính nhờ có sự mạnh dạn đầu tƣ, nên trong những năm gần đây yếu tố kỹ thuật đã không còn ảnh hƣởng lớn đến việc công ty có đƣợc nhận hợp đồng hay không, các khách hàng khi thăm quan công ty và đánh giá tình hình máy móc thiết bị của các cơ sở sản xuất của công ty đều hài lòng và đi đến ký kết hợp đồng, nếu có thì chỉ là những yếu tốt nhỏ từ phía khách hàng, và công ty có thể khắc phục một cách tốt với chi phí thấp nhất. Một số yêu cầu về kỹ thuật đƣợc các nhà nhập khẩu đặt ra với công ty nhƣ: cần phải có các thiết bị bảo vệ máy cắt, máy cắt bàn phải có

hộp che kín dao khi sử dụng, phải đảm bảo ánh sáng cho bộ phận cắt và các tổ may; các loại cá kéo dù to hay nhỏ đều phải đƣợc gắn cố định trên mặt bàn; hay phải có máy kiểm tra cúc sau dập ngày hai lần buổi sáng và buổi chiều. Mặt khác, khi nói đến rào cản kỹ thuật không thể không nói tới những yếu tố nhƣ quy trình, quy phạm của toàn bộ quá trình sản xuất kể từ khi nguyên vật liệu đƣợc chuẩn bị cho đến khi sản phẩm hoàn tất. Toàn bộ quá trình này phải đƣợc tuân theo một quy trình cụ thể và thống nhất, đồng thời có sự kiểm soát chặt chẽ ở tất cả các bộ phận. Do vậy, vấn đề này luôn đƣợc khách hàng quan tâm, nên việc áp dụng hệ thống quản lý chất lƣợng vào quá trình sản xuất là rất quan trọng đối với các doanh nghiệp khi muốn tham gia thị trƣờng xuất khẩu, cỏ thể ví nó nhƣ chiếc chìa khóa để mở cánh cửa vào thị trƣờng rộng lớn này. Hơn nữa, việc áp dụng hệ thống quản ý chất lƣợng giúp khách hàng biết đƣợc một cách rõ ràng quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm, giám sát nó, từ đó có thể đƣa ra các biện pháp khắc phục khi có sản phẩm sai hỏng hay có những cải tiến. Nắm bắt đƣợc xu thế đó nên ngay từ những năm trƣớc công ty đã áp dụng hệ thống quản lý chất lƣợng ISO 9002, hệ thống này đƣợc áp dụng cho tất cả các lĩnh vực của công ty, và bƣớc đầu nó đƣợc làm thí điểm tại nhà máy Sợi và nhà máy Dệt, sau đó đƣợc triển khai rộng trong toàn công ty. Với hệ thống này, toàn bộ quá trình sản xuất của công ty đƣợc diễn ra theo một quy trình rất cụ thể, sau mỗi một bƣớc công việc hầu hết đều có sự kiểm tra để từ đó loại bỏ những sản phẩm không đạt tiêu chuẩn, luôn đảm bảo đƣợc chất lƣợng, số lƣợng và thời hạn giao hàng cho khách hàng, điều này đã làm cho khách hàng rất hài lòng với cách làm ăn của công ty, và rất nhiều hợp đồng sản xuất và gia công đƣợc ký kết.

Tổng Công ty Dệt may Hà Nội cũng đã đổi mới công nghệ, thực hiện tốt trách nhiệm xã hội cũng nhƣ tiêu chuẩn SA 8000. Công ty đầu tƣ nhiều hạng mục

trong sạch để giải quyết vấn đề về khí thải, bụi và tiếng ồn khi kéo sợi. Cụ thể, doanh nghiệp đã đầu tƣ hệ thống hút bụi tại các phân xƣởng, nhà máy dệt; dùng mẩu vải thừa tại các dây chuyền may để sản xuất đệm, sử dụng nƣớc mềm tại các lò cấp hơi nên giảm đƣợc 3-5% ô nhiễm không khí và tăng hiệu suất lò hơi. Đặc biệt, Hanosimex đầu tƣ gần 500 triệu đồng lắp đặt các biến tần cho quạt thông gió của hệ thống điều hòa không khí; chuyển đổi từ nhiên liệu đốt than sang đốt trấu hoặc mùn cƣa ép. Nhờ đó, mỗi năm Hanosimex tiết kiệm đƣợc trên 4 triệu kWh điện, giảm phát khí thải CO2 tƣơng đƣơng với 4.000 tấn/ năm.

3.4.3. Một số doanh nghiệp dệt may khác

Các doanh nghiệp Việt Nam càng ngày càng hiểu rõ, nắm bắt các thông tin và dễ dàng đáp ứng với các rào cản phi thuế quan trong thƣơng mại quốc tế. Điều này đƣợc thể hiện qua mức doanh thu và kim ngạch xuất nhập khẩu dệt may tăng dần qua các năm. Bên cạnh đó, các nhà xuất khẩu dệt may Việt Nam đánh giá cao tầm quan trọng của cơ quan quản lý ngành dệt may. Những văn bản thông báo từ Bộ và các cơ quan ban ngành, và từ Hiệp hội ngành dệt may đƣợc các doanh nghiệp chú ý rất cao, vì đã giúp các doanh nghiệp định hƣớng đƣợc những chính sách hội nhập quốc tế, mở rộng tiếp cận thị trƣờng, tạo điều kiên thuận lợi cho thƣơng mại, cải thiện môi trƣờng đầu tƣ, và đào tạo nguồn nhân lực.

Về việc tuân thủ quy định ghi nhãn mác đối với sản phẩm dệt may, các doanh nghiệp phải đối mặt với thách thức do thiếu hoặc ghi sai thành phần của sản phẩm dệt may và len. Mặc dù đƣợc quy định rõ ràng, tỷ lệ thành phần ghi trên nhãn (tỷ lệ cotton, vải thun...) vẫn không đạt tiêu chuẩn khi bị kiểm tra. Tình trạng này là do các doanh nghiệp thiếu kiểm tra và đo lƣờng không chính xác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của rào cản phi thuế quan trong asean +3 đến thương mại hàng dệt may việt nam (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)