1.2. Kinh nghiệm của một số địa phƣơng ở Việt Nam về nâng cao
1.2.2. Những bài học chưa thành công
Cùng với những điểm mạnh của ba địa phương này so với các địa phương khác tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh trong thu hút đầu tư như phân tích ở trên, môi trường đầu tư vẫn còn khá nhiều những điểm hạn chế so với yêu cầu phát triển.
Một là, hệ thống hạ tầng cơ sở chưa đồng bộ. Hệ thống hạ tầng cơ sở của Vĩnh Phúc được các nhà đầu tư đánh giá khá cao nhưng riêng hệ thống giao thông của tỉnh tuy đa dạng nhưng chưa thực sự tốt, chất lượng còn yếu kém. Phần lớn các đường vận tải hàng hóa đi và đến các KCN trong khu vực đang xây dựng hoặc chưa được mở rộng theo yêu cầu nên thực tế có rất nhiều khó khăn cho việc vận chuyển hàng hóa. Phần lớn các KCN nằm cạnh Quốc lộ, không có đường chuyên dùng nên mật độ giao thông rất lớn trong các khu vực này. Vận tải hàng hóa bằng đường bộ giữa Vĩnh Phúc và các vùng lân cận còn tự phát, chưa có sự điều tiết hợp lý nên khối lượng hàng hóa tập trung vào đường bộ lớn. Hơn nữa, vận tải bằng container đã làm hệ thống đường bộ xuống cấp nhanh. Vai trò vận tải để kết nối liên hoàn giữa các phương thức vận tải (vận tải biển, container, vận tải bằng đường sắt…) còn chưa rõ rệt. Các dịch vụ vận tải còn nghèo nàn. Do cơ sở hạ tầng giao thông còn yếu cộng với dịch vụ vận tải nghèo nàn nên tốc độ vận chuyển hàng hóa giữa Vĩnh Phúc và các vùng lân cận còn chậm, tỷ lệ hao hụt cao và chi phí vận tải lớn.
Hai là, mất cân đối trong cung cầu lao động. Sự thiếu hụt lao động lao động lành nghề, kỹ thuật cao và có kỷ luật không chỉ là vấn đề riêng của ba địa phương này. Tình trạng chung ở khắp các tỉnh, thành của Việt Nam là các nhà đầu tư tìm kiếm nhân viên phòng dễ hơn tìm kiếm những kỹ sư và công nhân lành nghề. Thái độ và kỷ luật làm việc kém đã ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh tại các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nói riêng. Tuy nhiên sự thiếu hụt lao động giá rẻ, lao động phổ thông cũng là một nghịch lý.
Ba là, công tác quy hoạch xây dựng các dự án để kêu gọi vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài còn đơn giản, chưa thực sự được các nhà đầu tư hưởng ứng bởi cách làm cũng như nội dung của các dự án đó. Các dự án thường là quá sơ sài, tính khả thi không cao.
Bốn là, việc tiếp cận đất đai và ổn định trong sử dụng đất vẫn là vấn đề cản trở trong kinh doanh, sự thay đổi khung giá đất chưa phản ánh đúng mức giá đất của thị trường.
Năm là, mức độ tham nhũng ở ba địa phương trên được đánh giá là thấp nhưng vẫn còn tồn tại một số hạn chế, yếu kém trong công tác đền bù,
giải phóng mặt bằng, tạo điều kiện cho tham nhũng của một số cán bộ. Các thiết chế pháp lý như: hệ thống tư pháp cho phép các doanh nghiệp tố cáo hành vi tham nhũng, tỷ lệ DN tin vào hệ thống pháp lý có thể bảo vệ cho doanh nghiệp không cao và có xu hướng giảm.
Sáu là, tâm lý hài lòng, trì trệ trong cải cách. Mặc dù đã có nhiều nỗ lực cải thiện công tác điều hành và môi trường đầu tư, nhưng việc hai năm liên tiếp Bình Dương về nhì trong bảng tổng sắp chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) cho thấy trong thời gian qua, một số tỉnh, thành khác đã có những nỗ lực vượt bậc để cải cách môi trường đầu tư, cải thiện khả năng cạnh tranh. Bình Dương không phải chỉ là 2 năm liên tiếp thứ hạng bị tụt xuống sau Đà Nẵng mà một số chỉ số của Bình Dương ít được cải thiện lên hoặc mức độ cải thiện chưa tốt, chưa làm hài lòng doanh nghiệp. Nhìn vào tổng điểm của Bình Dương cũng không được cải thiện nhiều, nhiều chỉ số chưa đạt điểm cao và một số chỉ số có dấu hiệu tụt giảm so với thời gian trước. Nhìn chung các địa phương đứng đầu như Đà Nẵng (75,96 điểm - 2009) và Bình Dương (74,01 điểm - 2009) so với mức điểm tối đa 100 thì vẫn còn ở mức khá thấp, vẫn còn một khoảng cách đáng kể, đấy là một khoảng cách cho các tỉnh đứng đầu cố gắng hơn nữa, chưa thể tự hài lòng với những gì đã làm được. Doanh nghiệp bao giờ cũng mong muốn chính quyền làm tốt hơn nữa. Do đó, cần phải có tinh thần cải cách và không ngừng làm tốt hơn công tác điều hành, tránh tâm lý hài lòng rằng mình đã làm tốt rồi, không cần phải làm thêm gì nữa.