1.2. Kinh nghiệm của một số địa phƣơng ở Việt Nam về nâng cao
1.2.3. Kinh nghiệm đối với Hà Nội
Hà Nội với vai trò là Thủ đô, vấn đề rảo cản trong cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh là không tránh khỏi. Tuy nhiên, việc học hỏi kinh nghiệm từ các địa phương dẫn đầu vẫn là vô cùng cần thiết, nhưng vấn đề đặt ra là phải học hỏi có chọn lọc, phù hợp với đặc thù của Hà Nội. Hà Nội không thể trải thảm đỏ mời gọi đầu tư, thu hút đầu tư bằng mọi giá nhưng tạo những điều kiện thuận lợi cho thu hút đầu tư trong giới hạn cho phép góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội địa phương như: Cải cách hành chính theo hướng thông thoáng, thuận tiện; Tăng cường thông tin pháp lý, công khai minh bạch các văn bản pháp lý, các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành ....; Nâng cao tính năng động và tiên phong
của đội ngũ lãnh đạo, thường xuyên dành thời gian để gặp gỡ, tiếp xúc đối thoại trực tiếp với người dân và doanh nghiệp, lắng nghe ý kiến của họ để điều chỉnh khi cần thiết; Hỗ trợ doanh nghiệp về thông tin thị trường, tìm kiếm đối tác kinh doanh, xúc tiến xuất khẩu và hội chợ thương mại, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, công nghệ và các dịch vụ liên quan...; Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao điều vừa phù hợp với đặc thù của Hà Nội vừa là xu thế phát triển trong tương lai; Xây dựng hệ thống hạ tầng cơ sở đồng bộ, hiện đại; Hình thành hạ tầng công nghệ thông tin - truyền thông hiện đại. Hà Nội cũng cần tránh tâm lý hài lòng bởi cải cách là một quá trình liên tục và là một yêu cầu của quá trình phát triển để có thể là một địa phương đi đầu trên mọi lĩnh vực đúng với mục tiêu phát triển của Thủ đô: Trung tâm chính trị, văn hoá, giao thương và kinh tế lớn của Việt Nam.
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2005 - 2010