Giới thiê ̣u chung vềcông ty cổ phần phát triển kinh doanh và truyền thông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần phát triển kinh doanh và truyền thông việt (Trang 41)

6. BỐ CỤC LUẬN VĂN

3.1. Giới thiê ̣u chung vềcông ty cổ phần phát triển kinh doanh và truyền thông

3.1.1. Lịch sử ra đời, hình thành và phát triển

Tên doanh nghiệp: CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN KINH DOANH VÀ TRUYỀN THÔNG VIỆT

Tên giao dịch: VIET BUSINESS PROMOTION & COMMUNICATIONS JOINT STOCK COMPANY

Tên viết tắt: VIPCOM., JSC Loại hình: Công ty cổ phần

Địa chỉ: Số 16, ngách 219/61, ngõ 189, đường Nguyễn Ngọc Vũ, tổ 25, phường Trung Hoà - Cầu Giấy - Hà Nội - Việt Nam Số đăng ký: 0103025793

Điện thoại: (+84)-04-7305 5868

Công ty Cổ phần phát triển kinh doanh và truyền thông Việt (Viet business promotion & communications joint stock company) được thành lập theo Giấy chứng nhận đầu tư số 0103025793 do Sở Kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 22 tháng 03 năm 2005. CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN KINH DOANH VÀ TRUYỀN THÔNG VIỆT (VIPCOM., JSC) ra đời quy tụ đội ngũ chuyên gia - quản lý giàu kinh nghiệm từ các doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực Viễn thông và Công nghệ Truyền thông.

Sau gần 11 năm hoạt động VIPCOM đã trở thành một trong những công ty có uy tín trong lĩnh vực cung cấp nội dung trên mạng di động và Internet (CP/ICP) -

truyền thông quảng cáo và gia công phần mềm. Điều này được thể hiện qua hệ thống khách hàng mà Công ty đang phục vụ, hệ thống đối tác và năng lực của tập thể công ty đang có, với: hàng trăm đối tác truyền thông đa phương tiện; hàng trăm nghìn khách hàng sử dụng dịch vụ thông tin trên Internet và hàng triệu khách hàng khai thác dịch vụ qua điện thoại di động.

Với đội ngũ nhân viên trẻ, năng động, VIPCOM tự tin đem lại cho khách hàng những dịch vụ, tiện ích tốt nhất trên điện thoại di động; những sản phẩm truyền thông độc quyền, khác biệt mang đến cho khách hàng những giải pháp marketing hiệu quả.

3.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty

3.1.2.1. Chức năng

Cung cấp dịch vụ nội dung trên mạng di động và Internet (CP/ICP)

o Kinh doanh dịch vụ giá trị gia tăng trên mạng di động o Kinh doanh dịch vụ giá trị gia tăng trên mạng internet o Hợp tác với các telco và các nhà mạng cung cấp đầu số

o Cung cấp nội dung số cho các hãng viễn thông và các đơn vị truyền hình, báo chí

Truyền thông- quảng cáo

o Truyền thông di động- mobile marketing o Đại lý quảng cáo

o Sản xuất chương trình truyền hình, TVC, clip o Xuất bản ấn phẩm báo chí

o Thiết kế - Nhận diện thương hiệu o Tư vấn chiến lược truyền thông o Quan hệ công chúng (PR)

Gia công phần mềm

o Thiết kế và xây dựng website (ICPNet) o Cung cấp tên miền, Email

o Sản xuất gia công các phần mềm mobile trên cơ sở ứng dụng nền tảng 3G o Các ứng dụng game online

o Hệ thống quản trị điều hành nội bộ

3.1.2.2. Nhiệm vụ

- Nhiệm vụ Chấp hành và thực hiện đầy đủ chính sách, chế độ của Nhà nước, thực hiện hạch toán độc lập.

- Xây dựng thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh hiệu quả.

- Quản lý và sử dụng vốn sản xuất kinh doanh đúng theo nguyên tắc

- Đổi mới công nghệ, thiết bị phục vụ cho công tác quản lý và sản xuất kinh doanh nhằm đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm

- Nghiên cứu khả năng sản xuất, khả năng thị trường trong và ngoài nước để có kế hoạch sản xuất hiệu quả .

- Tạo điều kiện giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, không ngừng đảm bảo nâng cao đời sống cho người lao động và góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển.

3.1.2.3. Sơ đồ tổ chức bộ máy của Công ty

Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý hoạt động của Công ty theo kiểu trực tuyến. Công ty thực hiện chế độ quản lý một thủ trưởng đảm bảo cho sự quản lý trực tiếp của Giám đốc đến từng phòng ban, là cơ sở thực hiện các quy định của Giám đốc kịp thời đồng thời cũng nhận sự phản hồi chính xác của cấp dưới đưa lên nhanh chóng. Bên cạnh đó, các cấp dưới cũng được giao quyền hạn để khai thác sự sáng tạo, chủ động trong công việc. Với mối quan hệ chặt chẽ như trên, mọi vấn đề phát sinh trong quản lý, sản xuất kinh doanh sẽ được giải quyết kịp thời.

Sơ đồ tổ chức bộ máy của Công ty

Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy của Công ty

Hội Đồng Quản Trị

Giám Đốc

Thư Ký Phòng

Tài Chính - Kế Toán

Phòng Truyền Thông Phòng Kinh Doanh Bộ Phận Kế Toán Kế Toán 1 Kế Toán 2 Kế Toán 3 Bộ Phận Dự Án R&D D.A TMĐT D.A Việc Làm Bộ Phận Sản Xuất TMĐT Tổng Đài Đồ Họa Bộ Phận Đối Ngoại Đối Tác Bộ Phận Tuyển Dụng- Đào Tạo T.Dụng Đào Tạo Bộ Phận Chăm Sóc Khách Hàng Tư Vấn 1 1111111 1111111 1111111 1111111 111 Tư Vấn 2 Bộ Phận PR CEO Quảng Cáo Nội Dung

3.1.2.4. Chức năng hoạt động của các phòng ban:

* Phòng Tài chính: Bộ phận Dự án:

- Nghiên cứu tính khả thi của các ý tưởng kinh doanh.

- Lập kế hoạch xây dựng & phát triển các dự án mới phục vụ cho chiến lược kinh doanh và mở rộng quy mô hoạt động của công ty.

- Quản lý và phát triển các dự án đang hoạt động.

Bộ phận Kế toán:

- Quản lý toàn bộ tài chính, ngân sách của công ty. - Thống kê thu chi và báo cáo tình hình tài chính.

- Lập kế hoạch tài chính: Kế hoạch đầu tư tài chính, thực hiện các nghĩa vụ thuế, chi trả lương nhân viên …

* Phòng Truyền thông: Bộ phận Sản xuất:

- Nghiên cứu và phát triển các công nghệ mới.

- Áp dụng công nghệ phù hợp vào để thực hiện xây dựng và phát triển các dự án. - Quản lý các hệ thống đường truyền, thiết bị phần cứng, phần mềm …

* Phòng Kinh doanh: Bộ phận Đối ngoại:

- Lập kế họach và chiến lược phát triển các mối quan hệ với Đối tác - Khách hàng.

- Tìm kiếm và phát triển mối quan hệ với các Đối tác - Khách hàng.

- Tiếp nhận & tiến hành đàm phán, thỏa thuận thống nhất các hợp đồng với đối tác.

Bộ phận Tuyển dụng – Đào tạo:

- Tiếp nhận hồ sơ của học viên.

- Hướng dẫn học viên làm các thủ tục.

- Tuyển dụng - Đào tạo & Giáo dục định hướng cho học viên. - Tuyển dụng và đào tạo nghiệp vụ cho nhân viên của công ty.

Bộ phận PR:

- Lập kế hoạch tiếp thị, quảng bá thương hiệu. - Xây dựng và định vị thương hiệu.

Bộ phận Chăm sóc khách hàng:

- Tổng đài Tư vấn 19006810- Giải đáp những thông tin về XKLĐ. - Tư vấn các dịch vụ của công ty kinh doanh.

- Quản lý các thông tin Khách hàng.

- Gọi điện chăm sóc các khách hàng sử dụng dịch vụ của công ty. - Khảo sát thăm dò ý kiến khách hàng.

3.1.3. Tình hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần phát triển kinh doanh và truyền thông Việt phát triển kinh doanh và truyền thông Việt

Trong kinh doanh, vốn của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản mà doanh nghiệp sử dụng vào sản xuất kinh doanh trong một thời gian nhất định. Khi đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp, không thể không xem xét về tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp, bởi bất kỳ một doanh nghiệp nào khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh đều cần có vốn. Vốn được coi là tiềm lực trong kinh doanh góp phần đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Vấn đề đặt ra là phải quản lý và sử dụng vốn như thế nào để đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Để có thể đánh giá khái quát thực trạng về tình hình tài chính của doanh nghiệp, ta đi xem xét tình hình sử dụng tài sản và nguồn vốn của công ty.

3.1.3.1. Tình hình sử dụng tài sản của Công ty

Tổng tài sản qua 3 năm 2013, 2014, 2015 có nhiều biến động. Cụ thể, cuối năm 2014 tổng tài sản đạt gần 55.151 triệu đồng, tăng 15.396 triệu (tương ứng với tỷ lệ tăng 38.72%) so với thời điểm cuối năm 2013. Trong đó chủ yếu là tăng tài sản ngắn hạn (TSNH), tỷ lệ tăng là 33.1%. Cơ cấu phân bổ vốn cũng thay đổi theo xu hướng chú trọng đầu tư vào Tài sản ngắn hạn, tỷ trọng TSNH cuối năm 2014 đạt 90.4%, trong khi Tài sản dài hạn năm 2014 đạt 8.294 triệu đồng (chiếm tỷ trọng 9.06%), tăng 2.998 triệu. Điều này chứng tỏ quy mô tài sản từ 2013 đến 2014 đang được mở rộng , đây là cơ sở để mở rộng quy mô kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp. Đến năm 2015, tổng tài sản mà doanh nghiệp đang quản lý và sử dụng tiếp tục tăng thêm 12.562 triệu đồng (về tỷ lệ tăng 22.77%). Có sự thay đổi như vậy chủ yếu là do năm 2015, Tài sản ngắn hạn tăng 12.271 triệu đồng (tỷ lệ tăng 24.61%), tỷ trọng tăng nhẹ 1.35% so với năm 2014. Trong khi đó, Tài sản dài hạn từ 2014 đến 2015 lại tăng 291 triệu đồng. Điều này cho thấy quy mô về vốn của doanh nghiệp đang tăng lên. Năm 2015, quy mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tiếp tục được mở rộng. Đi vào xem xét từng loại tài sản ta thấy:

Biểu đồ 3.2 : Thể hiện tình hình sử dụng tài sản

91.75 90.4 94.22

8.25 9.6 5.78

2013 2014 2015

Phân tích chi tiết

a) Tài sản ngắn hạn (TSNH)

+ Tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền: Tại thời điểm cuối năm 2014 khoản

mục tiền và tương đương tiền đạt 16.840 triệu đồng, tăng gấp 1.7 lần so với năm 2013 (tương ứng với số tiền tăng 6.930 triệu đồng). Điều đó càng cho thấy ở thời điểm cuối kỳ khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp được tăng lên, doanh nghiệp có điều kiện thuận lợi để thực hiện các giao dịch cần tiền. Tuy nhiên, Công ty không nên giữ tiền mặt quá nhiều và để tồn đọng, tiền gửi ngân hàng lớn mà phải có biện pháp đưa nó vào hoạt động sản xuất kinh doanh; vì nếu doanh thu không đổi mà lượng tiền dự trữ quá lớn sẽ gây tình trạng vòng quay tiền chậm, hiệu quả sử dụng vốn không cao. Bước sang năm 2015, Công ty đã có những chính sách thích hợp làm lượng tiền mặt giảm rất mạnh tới 3 lần so với năm 2014 (tương ứng với số tiền giảm 11.364 triệu đồng (67.48%)). Lượng tiền mặt của năm 2015 còn thấp hơn cả mức năm 2013 tới 34.434 triệu đồng.

+ Các khoản đầu tƣ tài chính (ĐTTC) ngắn hạn: Khoản mục này cũng biến động

mạnh trong 3 năm, cụ thể năm 2013 và năm 2014 là 750 triệu động. song tới năm 2015 lại tăng rất mạnh so với 2014, từ 750 triệu lên tới 12.500 triệu đồng (tăng 11.750 triệu, về tỷ trọng tăng 18.61%). Thể hiện doanh nghiệp đã chú ý đến điểm này.

+ Các khoản phải thu ngắn hạn: Khoản mục này có xu hướng tăng lên rõ rệt

qua 3 năm. Năm 2014 số tiền tăng nhẹ 3.443 triệu đồng, nhưng tỷ trọng lại giảm 8.36% so với 2013; chứng tỏ cơ cấu vốn ngắn hạn dành cho các đối tượng khác chiếm dụng của doanh nghiệp giảm. Bước vào năm 2015, khoản mục này tăng mạnh, với số tiền tăng 7.373 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 27.89%, về tỷ trọng tăng 1.39%. Cho thấy các đối tượng khác chiếm dụng nhiều vốn của DN trong năm 2015, thể hiện DN chưa tích cực thu hồi các khoản nợ phải thu, do đó gây tăng hiện tượng ứ đọng vốn trong khâu thanh toán.

13.48%). Chủ yếu là tăng thành phẩm tồn kho và hàng gửi bán chứng tỏ doanh nghiệp chưa chú trọng đến việc bán hàng, để thu hồi vốn.

+ Tài sản ngắn hạn khác: Nhìn vào bảng số liệu ta thấy tài sản ngắn hạn khác

của công ty ( bao gồm chi phí trả trước ngắn hạn, thuế GTGT được khấu trừ, thuế và các khoản khác phải thu Nhà nước và TSNH khác ) trong 3 năm từ 2013 đến 2015 tăng không ổn định. Năm 2014, giá trị TSNH khác mà doanh nghiệp đang quản lý là 369 triệu đồng, giảm 322 triệu đồng, tỷ trọng giảm 1.1% so với năm 2013. Năm 2015, số tiền này lại tăng lên tới 1.969 triệu đồng, tăng hơn 4 lần so với năm 2014, tỷ trọng tăng 2.43%. Nguyên nhân dẫn đến sự tăng này chủ yếu là do khoản mục tài sản ngắn hạn khác tăng.

b)Tài sản dài hạn (TSDH)

Tài sản dài hạn mặc dù chiếm tỷ trọng không cao trong tổng tài sản nhưng nó thể hiện sự quan tâm của công ty trong việc mua sắm, nâng cấp máy móc thiết bị, nhà xưởng để mở rộng sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm ngày càng tốt và hiệu quả hơn.

+ Tài sản cố định: TSCĐ biến động trong 3 năm, năm 2014 tăng 570 triệu

đồng ( tỷ lệ tăng 35.89%), về tỷ trọng giảm 28.4% so với năm 2013; điều này cho thấy trong năm 2014 cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty được tăng cường và đầu tư. Đến năm 2015, TSCĐ giảm 620 triệu đồng , tỷ lệ tăng 28.73% cho thấy doanh nghiệp chưa chú trọng quan tâm tới khoản mục này.

+ Tài sản dài hạn khác: Đang có xu hướng tăng và chiếm tỷ trọng không cao trong

cơ cấu tài sản. Từ 2013 đến 2015, số tiền tăng từ 708 triệu lên đến 4.047 triệu.

3.1.3.2. Tình hình sử dụng nguồn vốn của công ty

Đối với mỗi doanh nghiệp, việc phân tích tình hình sử dụng nguồn vốn sẽ giúp cho các nhà đầu tư, các bạn hàng, các nhà cung cấp, các ngân hàng… có cái nhìn đúng đắn về cơ cấu nguồn vốn của công ty lẫn các đơn vị liên quan bởi nó giúp cho các đơn vị đó đưa ra quyết định đúng đắn về công ty. Tuy nhiên, cơ cấu nguồn vốn như thế nào là hợp lý lại tuỳ thuộc vào từng loại hình doanh nghiệp cụ thể.

Nhận thấy tình hình tài sản của Công ty Cổ phần phát triển kinh doanh và truyền thông Việt trong năm vừa qua có thể nói có nhiều biến đổi. Sự thay đổi đó có thể thực hiện được với sự tài trợ của nguồn vốn cung ứng. Vì vậy để hiểu rõ hơn tình hình tài chính trong 3 năm vừa qua chúng ta còn xem xét sự thay đổi trong nguồn vốn.

Về mặt nguồn vốn, được hình thành từ hai nguồn: Nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu.

Tổng nguồn vốn của Công ty qua 3 năm có nhiều biến động. Năm 2014 đạt gần 55.151 triệu đồng, tăng 15.396 triệu so với năm 2013, về tỷ lệ tăng 38.72%. Chứng tỏ năm 2014 quy mô nguồn tài chính của Công ty khá lớn, đây là cơ sở để tài trợ mở rộng quy mô kinh doanh. Bước vào năm 2015, tổng nguồn vốn của công ty tiếp tục tăng 12.562 triệu đồng (22.77%), đây là một dấu hiệu tốt với doanh nghiệp.

Biểu đồ 3.3: Thể hiện tình hình sử dụng nguồn vốn

0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 2013 2014 2015 Vốn chủ sở hữu Nợ phải trả Chú giải :

Phân tích chi tiết: a) Nợ phải trả

Tỷ trọng nợ phải trả qua các năm không có sự thay đổi nhiều. Tuy nhiên, năm 2014, nợ phải trả tăng 7.225 triệu đồng ( tỷ lệ tăng 21.97%) so với năm 2013, chủ yếu là nợ ngắn hạn tăng; thể hiện năm 2014 mức độ tự chủ về tài chính của Công ty khá thấp và tự chủ về tài chính giảm, rủi ro tài chính tăng lên cho Công ty. Tuy nhiên, nếu khả năng sinh lời của Công ty đang đạt mức cao hơn so với chi phí sử dụng vốn bình quân thì đây có thể là cơ hội để tận dụng lợi ích từ đòn bẩy tài chính nhằm khuếch đại ROE. Đến năm 2015, thì nợ phải trả lại tiếp tục tăng tăng 40.108 triệu đồng (tỷ lệ tăng 37.96%) so với năm 2014. Trong đó chủ yếu tăng nợ ngắn hạn.

b) Vốn chủ sở hữu

Vốn chủ sở hữu năm 2014 tăng 5.337 triệu đồng (tỷ lệ tăng 23.97%), mức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần phát triển kinh doanh và truyền thông việt (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)