Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty Cổ phần Phát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần phát triển kinh doanh và truyền thông việt (Trang 75 - 79)

6. BỐ CỤC LUẬN VĂN

4.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty Cổ phần Phát

Kinh doanh và Truyền thông Viê ̣t

Phấn đấu tăng hiệu quả kinh doanh cho các doanh nghiệp là một vấn đề hết sức quan trọng và cần thiết. Chính vì vậy các doanh nghiệp luôn luôn tìm kiếm những giải pháp tối ưu để phát huy một cách tốt nhất lợi thế của doanh nghiệp mình. Qua phân tích cùng với mong muốn góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty trong thời gian tới, em xin được đề ra một số giải pháp chủ yếu sau:

4.2.1. Điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn hợp lý, giảm hệ số nợ.

Hiện nay mọi doanh nghiệp đều phải tự hạch toán kinh doanh độc lập, tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh , Nhà nước không can thiệp quá sâu vào hoạt động kinh doanh của công ty. Do vậy, việc trông chờ vào nguồn vốn của Nhà nước là không thể. Vì vậy, trong thời gian tới để tăng vốn chủ sở hữu, giảm hệ số nợ công ty nên thực hiện các giải pháp sau :

- Huy động vốn nhàn rỗi của cán bộ công nhân viên trong công ty theo các dự án, chương trình nhất định hay hình thức người lao động muốn làm việc tại công ty phải đóng góp một số vốn nhất định, từ đó góp phần làm tăng vốn lên, đồng thời nâng cao được ý thức trách nhiệm của người lao động trong công ty. Tuy nhiên, hình thức này có những giới hạn nhất định bởi thu nhập của cán bộ công nhân viên hiện nay còn thấp và số lượng lao động của công ty không nhiều.

- Tăng cường thu hồi các khoản nợ không để vốn bị khách hàng chiếm dụng quá lớn và lâu bởi một mặt công ty phải đi vay nợ để tài trợ cho nhu cầu vốn kinh doanh trong khi lại để khách hàng chiếm dụng vốn quá lớn và lâu như vậy là không hợp lý. Cho nên giảm bớt các khoản phải thu sẽ giải phóng một lượng vốn lớn cho công ty để tài trợ cho các nhu cầu vốn trong kinh doanh, hạn chế được vay nợ và có tiền để thanh toán các khoản nợ đối với khách hàng.

- Cần có biện pháp quản lý chặt chẽ vốn bằng tiền, đặc biệt là các khoản tiền tạm thời nhàn rỗi, phải có cách sử dụng đem lại hiệu quả.

4.2.2. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

Đây là một trong những điều kiện để doanh nghiệp tồn tại, phát triển và thu lợi nhuận cao trong nền kinh tế thị trường. Nhằm đạt được hiệu quả cao, với chi phí đầu vào thấp nhất các doanh nghiệp phải sử dụng vốn sao cho có hiệu quả cao nhất. Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, doanh nghiệp phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định, đồng thời tăng nhanh tốc độ tuần hoàn và chu chuyển của vốn lưu động , để làm được như vậy Công ty cần:

* Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định và tăng cường công tác quản lý vốn cố định

Thứ nhất, tăng cường việc đầu tư đổi mới, bổ sung và tìm nguồn tài trợ cho tài sản cố định

- Việc thay thế đổi mới phần máy móc, thiết bị khảo sát và kiếm tra chất lượng công trình và thiết bị văn phòng có thể tiến hành cho mỗi loại máy móc thiết bị khi chúng được khấu hao hết giá trị và phải đánh giá được tốc độ phát triển của các công trình xây dựng qua đó xác định mức độ khấu hao.

- Về công tác tìm kiếm nguồn tài trợ cho đầu tư, đổi mới TSCĐ: Để có thể đầu tư mua sắm thay thế tài sản cố định máy móc thiết bị cần thiết phải có nguồn vốn tài trợ cho hoạt động này. Hiện nay vốn tài trợ cho TSCĐ của Công ty gồm: vốn tự bổ sung và vốn khác. Hàng năm ngoài số vốn Công ty tự bổ sung hàng năm, Công ty cần tích cực huy động như vay vốn tín dụng, dù phải chịu một tỷ lệ lãi suất nhất định nhưng đây là biện pháp duy nhất đáp ứng được nhu cầu trang bị tài sản cố định. Đối với phần tài sản cố định là nhà cửa, kiến trúc không trực tiếp vào sản xuất kinh doanh , Công ty cần phân định riêng phần giá trị tài sản này.

Thứ hai, thanh lý bớt một số tài sản đã quá cũ hoặc không còn phù hợp với yêu cầu của quá trình kinh doanh.

- Xử lý nhanh những tài sản đã quá cũ là một trong những biện pháp quan trọng nhằm giải quyết tình trạng ứ đọng vốn, tăng hiệu quả sử dụng vốn cố định nói riêng và hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh nói chung bởi đối với tài sản đã quá cũ thì chi phí thường rất cao, trong đó chưa kể tới chi phí duy trì, bảo dưỡng. Điều này dẫn đến lợi nhuận bị giảm sút, làm giảm khả năng cạnh tranh của Công ty trên thị trường.

- Đối với những máy móc thiết bị đã quá cũ, việc không đảm bảo an toàn trong lao động sản xuất cũng là vấn đề đặt ra. Ngoài sự đảm bảo hoạt động thường xuyên của máy móc thiết bị cũng không ổn định sẽ làm cho quá trình sản xuất kinh doanh bị gián đoạn, gây khó khăn cho Công ty.

* Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động và tăng cường công tác quản lý vốn lưu động.

Công tác quản lý vốn lưu động phải đảm bảo được 2 yêu cầu là thỏa mãn cho quá trình sản xuất kinh doanh đồng thời phải tiết kiệm ở mức tối đa. Việc quản lý vốn ở đây thực chất là quản lý sản xuất, quản lý tiền mặt và quản lý hàng tồn kho. Để làm tốt công tác này Công ty cần thực hiện các biện pháp:

Thứ nhất, xác định nhu cầu vốn lưu động thường xuyên của doanh nghiệp: Xác định đúng đắn nhu cầu VLĐ thường xuyên, cần thiết để đảm bảo hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành liên tục, tiết kiệm và có hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt trong điều kiện các doanh nghiệp chuyển sang hạch toán kinh doanh theo cơ chế thị trường, mọi nhu cầu về vốn lưu động cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp đều phải tự tài trợ thì

điều này càng có ý nghĩa thiết thực hơn.

Thứ hai, thông qua việc tìm hiểu thị trường để dự báo nhu cầu của thị trường, từ đó đưa ra kế hoạch kinh doanh phù hợp. Nếu tổ chức tốt quá trình sản xuất thì cũng được coi là một giải pháp nhằm đảm bảo cho quá trình hoạt động được thông suốt, sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận nhằm hạn chế tối đa tình trạng ngừng việc của máy móc thiết bị, hạn chế tình trạng ứ đọng vốn.

Thứ ba, nâng cao công tác thu hồi nợ : Để giúp Công ty có thể nhanh chóng thu hồi các khoản phải thu, hạn chế phát sinh các chi phí không cầnthiết hoặc rủi ro, Công ty có thể tiến hành các biện pháp chủ yếu sau:

- Phải mở sổ theo dõi chi tiết các khoản nợ phải thu trong và ngoài công ty, thường xuyên đôn đốc thu hồi nợ đúng hạn.

- Có chính sách bán chịu đúng đắn đối với từng khách hàng cụ thể. Khi bán chịu cho khách hàng phải xem xét kỹ khả năng thanh toán trên cơ sở hợp đồng kinh tế đã ký kết.

4.2.3. Tăng cường đầu tư đào tạo nguồn nhân lực.

Cùng với việc tăng năng lực máy móc kỹ thuật hiện đại và trước sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, Công ty Cổ phần phát triển kinh doanh và truyền thông Việt luôn xác định con người là yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại của Công ty. Vì vậy để đảm bảo thực hiện thắng lợi mục tiêu sản xuất kinh doanh đặt ra trong giai đoạn tới thì Công ty cần :

- Củng cố đội ngũ cán bộ quản lý.

- Đối với công tác đào tạo : Lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên theo đúng yêu cầu nhiệm vụ thường xuyên hàng năm. Nâng cao tay nghề lao động, có chính sách hợp lý để khuyến khích và thu hút cán bộ kỹ thuật đầu ngành, có tổ chức lao động trình độ cao… Để từ đó góp phần hạ giá thành và nâng cao lợi nhuận của Công ty.

- Hơn nữa, doanh nghiệp phải luôn quan tâm chăm lo đời sống của cán bộ công nhân viên thông qua tiền lương và các chính sách khen thưởng hợp lý nhằm khuyến khích, động viên người lao động hăng say với công việc, gắn trách nhiệm với công việc của mình. Đồng thời doanh nghiệp phải có những biện pháp quản lý lao động cho phù hợp với doanh nghiệp mình.

Trên đây là một số giải pháp để nâng cao lợi nhuận mà em đã đưa ra trên cơ sở phân tích tình hình thực tế tại Công ty Cổ phần phát triển kinh doanh và truyền thông Việt. Để có thể đạt được tốt nhất mục tiêu „„Lợi nhuận‟‟ thì cần có sự nghiên cứu tìm hiểu sâu hơn nữa để có thể kết hợp hài hoà các biện pháp trên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần phát triển kinh doanh và truyền thông việt (Trang 75 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)