CHƢƠNG II : PHƢƠNG PHÁP VÀ NGHIÊN CỨU
2.1 Tổng quan về phƣơng pháp nghiên cứu
Bản chất của phương pháp nghiên cứu khoa học chính là việc con người sử dụng một cách có ý thức các quy luật vận động của đối tượng như một phương tiện để khám phá chính đối tượng đó. Phương pháp nghiên cứu là con đường dẫn nhà khoa học đạt tới mục đích sáng tạo.
Việc lựa chọn phương pháp nghiên cứu phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó các yếu tố phụ thuộc chủ yếu như sau:
- Vấn đề nghiên cứu được xác định
- Kỹ năng và sở trường của nhà nghiên cứu - Khả năng thu thập dữ liệu nghiên cứu.
Có thể lựa chọn nghiên cứu định lượng hoặc định tính tuy vào đặc điểm của từng tình huống nghiên cứu.
Nghiên cứu định lượng:
Nghiên cứu định lượng là việc thu thập, phân tích thông tin trên cơ sở các số liệu thu được từ thị trường. Mục đích của việc nghiên cứu định lượng là đưa ra các kết luận về nghiên cứu thị trường thông qua việc sử dụng các phương pháp thống kê để xử lý dữ liệu và số liệu. Nội dung của phân tích định lượng là thu thập số liệu từ thị trường, xử lý các số liệu này thông qua các phương pháp thống kế thông thường, mô phỏng hoặc chạy các phần mềm xử lý dữ liệu và đưa ra các kết luận chính xác.
Các phương pháp nghiên cứu định lượng:
Sử dụng dữ liệu thứ cấp Sử dụng dữ liệu sơ cấp
- Dữ liệu từ nghiên cứu quan sát Thống kê mô tả.
Phân tích các mối quan hệ. Nghiên cứu định tính:
Nghiên cứu định tính là một phương pháp tiếp cận nhằm tìm cách mô tả và phân tích đặc điểm văn hóa và hành vi của con người và của nhóm người từ quan điểm của nhà nghiên cứu. Nghiên cứu định tính cung cấp thông tin toàn diện về các đặc điểm của môi trường xã hội nơi nghiên cứu được tiến hành. Đời sống xã hội được nhìn nhận như một chuỗi các sự kiện liên kết chặt chẽ với nhau mà cần được mô tả một cách đầy đủ để phản ánh được cuộc sống thực tế hàng ngày.
Nghiên cứu định tính dựa trên một chiến lược nghiên cứu linh hoạt và có tính biện chứng. Phương pháp này cho phép phát hiện những chủ đề quan trọng mà các nhà nghiên cứu có thể chưa bao quát được trước đó. Trong nghiên cứu định tính, một số câu hỏi nghiên cứu và phương pháp thu thập thông tin được chuẩn bị trước, nhưng chúng có thể được điều chỉnh cho phù hợp khi những thông tin mới xuất hiện trong quá trình thu thập. Đó là một trong những khác biệt cơ bản giữa phương pháp định tính và phương pháp định lượng
Các phương pháp nghiên cứu định tính:
- Thảo luận nhóm( Focus group) - Nghiên cứu tình huống ( Case study).
Các nghiên cứu hiện đại thường sử dụng các số liệu định lượng nhằm đưa ra các bằng cứ để chứng minh hay kiểm nghiệm các giả thuyết, nhất là các số liệu thu được qua các cuộc điều tra chọn mẫu. Tuy nhiên, bản thân các cuộc điều tra đó thường không đủ khả năng đem lại các dữ liệu định tính cần thiết để giải thích sự phức tạp nằm bên trong những hiện tượng được khảo sát.
Phƣơng pháp sử dụng mô hình SWOT:
SWOT là tập hợp viết tắt những chữ cái đầu tiên của các từ tiếng Anh: Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức) - là một mô hình nổi tiếng trong việc phân tích.
26
Phân tích SWOT là việc phân tích các thế mạnh, điểm yếu, những cơ hội, thách thức đối với một tổ chức hay cá nhân. Đây là một công cụ trong lập kế hoạch chiến lược, so sánh đánh giá các phương án … cho tổ chức hay cá nhân.
Chúng ta có thể hiểu: Phân tích SWOT (SWOT Analysis) là một kỹ thuật phân tích rất mạnh trong việc xác định Điểm mạnh và Điểm yếu để từ đó tìm ra được Cơ hội và Nguy cơ. Điểm mạnh và Điểm yếu thường là xuất phát từ nội tại trong doanh nghiệp. Cơ hội và Nguy cơ thường liên quan tới những nhân tố từ bên ngoài. Phân tích SWOT còn là đánh giá ưu, nhược điểm của vấn đề. Chúng ta sử dụng nó để phân tích vấn đề bằng cách tự đặt câu hỏi về những điều “Tốt – Ưu điểm” và “Xấu – Nhược điểm” cho hiện tại và tương lai. Những điều “Ưu điểm” ở hiện tại là “Điểm mạnh” (Strengths), và những điều “Ưu điểm” trong tương lai được gọi là “Cơ hội” (Opportunity); những “Nhược điểm” ở hiện tại là “Điểm yếu” (Weaknesses) và những “Nhược điểm” trong tương lai là “Nguy cơ” (Threat). Vì thế có thể coi SWOT chính là một công cụ quan trọng trong phân tích và xây dựng chiến lược kinh doanh của mỗi doanh nghiệp.
Việc sử dụng công cụ SWOT được tiến hành thông qua các bước cụ thể:
Bước 1: Liệt kê những vấn đề SWOT đã được phân tích, nhận diện vào bảng
ma trận, theo mức độ tầm quan trọng.
Bước 2: Đưa những vấn đề SWOT vào ma trận ở những ô thích hợp. Bước 3: Phối hợp theo từng cặp những vấn đề SWOT.
Bước 4: Trên cơ sở phối hợp theo từng cặp trong bảng ma trận, tiến hành liên
kết đồng thời cả 4 vấn đề SWOT với nhau theo nguyên tắc “Phát huy thế mạnh, khắc phục điểm yếu, tận dụng cơ hội, hạn chế rủi ro”. Từ đó doanh nghiệp có thể nhận dạng được các chiến lược cạnh tranh của mình.
Sau khi đưa ra các chiến lược có thể thực hiện được, cần chọn ra các chiến lược cho doanh nghiệp theo đuổi. Các chiến lược chọn ra này phải xếp theo thứ tự ưu tiên chiến lược nào thực hiện trước, chiến lược nào thực hiện sau.
Việc quyết định chọn chiến lược nào thuộc thẩm quyền của những nhà quản lý cao nhất. Trong đề tài này, tôi xây dựng định hướng những chiến lược thích hợp
dựa trên việc phân tích, đánh giá năng lực của doanh nghiệp cũng như những thuận lợi và khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải để xây dựng các chiến lược kinh doanh phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn hay hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp