Tổng quan về phát triển kinh tế Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần ô tô Huyndai Thành Công Việt Nam (Trang 40 - 95)

CHƢƠNG II : PHƢƠNG PHÁP VÀ NGHIÊN CỨU

3.1 Giới thiệu tổng quan về Công ty Cổ Phần Ôtô Hyundai Thành Công Việt

3.1.1 Tổng quan về phát triển kinh tế Việt Nam

Qua 3 năm thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (2011 - 2013). Việt Nam đã đạt được những thành công nhất định như duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát ở mức thấp. Tuy nhiên, nền kinh tế vẫn còn nhiều lĩnh vực chuyển biến chậm, chưa vững chắc, nhất là công nghiệp và nông nghiệp. Nghị quyết số 02/2011/NQ-CP của Chính phủ ngày 09/01/2011 về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước (ngân sách nhà nước) năm 2011, đã thể hiện sự quyết tâm cao của Chính phủ thực hiện vượt mức các chỉ tiêu Quốc hội đã đề ra. Tuy nhiên, đầu năm 2011, tình hình kinh tế thế giới có nhiều diễn biến phức tạp: lạm phát tăng, giá dầu thô, giá nguyên vật liệu cơ bản đầu vào của sản xuất, giá lương thực, thực phẩm và giá vàng trên thị trường thế giới tiếp tục xu hướng tăng cao đã tác động không nhỏ tới nền kinh tế trong nước.

Trước tình hình đó, ngày 24/02/2011, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 11/2011/NQ-CP về các nhóm giải pháp chủ yếu để thực hiện nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách hiện nay là kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội. Theo đó, các giải pháp trọng tâm là: (i) chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng;

30

(ii) chính sách tài khóa thắt chặt, cắt giảm đầu tư công, giảm bội chi ngân sách nhà nước; (iii) thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, khuyến khích xuất khẩu, kiềm chế nhập siêu, sử dụng tiết kiệm năng lượng; (iv) điều chỉnh giá điện, xăng dầu gắn với hỗ trợ hộ nghèo; (v) tăng cường bảo đảm an sinh xã hội.

Nhờ những điều chỉnh chính sách kịp thời của Chính phủ theo hướng tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô, nền kinh tế đã có những chuyển biến theo hướng ổn định hơn nhưng nhìn chung vẫn còn rất nhiều khó khăn.

Bước sang năm 2012, kinh tế - tài chính của Việt Nam tiếp tục bị ảnh hưởng bởi sự bất ổn của kinh tế thế giới, do khủng hoảng tài chính và nợ công ở châu Âu chưa được giải quyết. Suy thoái tại khu vực đồng Euro cùng với khủng hoảng tín dụng và tình trạng thất nghiệp gia tăng, khiến cho hoạt động sản xuất và thương mại toàn cầu bị tác động mạnh, giá cả hàng hóa diễn biến phức tạp. Những bất lợi từ sự sụt giảm của kinh tế thế giới đã ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống dân cư trong nước. Thị trường tiêu thụ hàng hóa bị thu hẹp, hàng tồn kho ở mức cao, sức mua trong dân giảm. Tỷ lệ nợ xấu ngân hàng ở mức đáng lo ngại. Nhiều doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa phải thu hẹp sản xuất, dừng hoạt động hoặc giải thể.

Trước bối cảnh đó, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 03/01/2012 với mục tiêu là: “Ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tăng trưởng ở mức hợp lý gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế, nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh, bảo đảm phúc lợi xã hội, an sinh xã hội và cải thiện đời sống nhân dân, giữ vững ổn định chính trị, củng cố quốc phòng, bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, nâng cao hiệu quả đối ngoại và hội nhập kinh tế.

Giai đoạn này có nhiều quan điểm khác nhau về cách điều hành nền kinh tế của Chính phủ. Có ý kiến cho rằng, Chính phủ đã kiên định chính sách tiền tệ thắt chặt nhằm tạo ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát. Cũng có ý kiến khác cho rằng, giai đoạn này, do tổng cầu của nền kinh tế suy giảm ở cả trong và ngoài nước, hàng tồn kho của các DN bắt đầu gia tăng làm giảm nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh. Nợ xấu bắt đầu lộ ra là những “khối u” ngăn chặn dòng chảy tiên tệ.

Vì vậy, nhu cầu vốn cho tăng trưởng kinh tế không cao mà chủ yếu là nhu cầu vay để đảo nợ. Tình trạng phổ biến là những DN đủ điều kiện vay vốn thì không muốn vay, do tổng cầu suy giảm, trong khi những DN cần vay vốn để đảo nợ lại không đủ điều kiện được vay. Nhóm ý kiến này cho rằng, đây là nguyên nhân làm cho tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng chậm và tín dụng tăng trưởng thấp chứ không hoàn toàn từ chính sách tiền tệ của Chính phủ.

Do đó, nhiều DN gặp khó khăn dẫn đến phá sản hoặc tạm dừng, thu hẹp sản xuất, công ăn việc làm, thu nhập của người lao động bị ảnh hưởng. Số lượng DN giải thể, phá sản, ngừng hoạt động năm 2012 rất cao. Để ổn định kinh tế vĩ mô, tháo gỡ khó khăn cho các DN, thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 13/NQ-CP ngày 10/05/2012 về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường. Những giải pháp này tập trung vào miễn, giảm, gia hạn nộp thuế cho các DN nhằm giúp DN vượt qua khó khăn. Với việc ban hành, triển khai thực hiện Nghị quyết 13/NQ-CP của Chính phủ kịp thời đã giúp kiểm soát được CPI của năm 2012 tăng 6,81%, thấp hơn nhiều so với mức tăng 18,13% năm 2011 và 11,75% năm 2011; lãi suất ngân hàng giảm dần.

Nhận thức rõ được những khó khăn tiềm ẩn năm 2013, Chính phủ đã trình Quốc hội và ban hành Nghị quyết số31/2012/QH13 về Kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội năm 2013, với mục tiêu tổng quát là:

“Tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô; lạm phát thấp hơn, tăng trưởng cao hơn năm 2012. Đẩy mạnh thực hiện 3 đột phá chiến lược gắn với tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng. Bảo đảm an sinh xã hội và phúc lợi xã hội. Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế. Tăng cường quốc phòng, an ninh và bảo đảm ổn định chính trị - xã hội. Tạo nền tảng phát triển vững chắc hơn cho những năm tiếp theo”.

Trước tình trạng các DN tiếp tục gặp nhiều khó khăn, ngày 07/01/2013, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 02/NQ-CP về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu. Các giải pháp khuyến khích về thuế này áp dụng cho DN vừa và nhỏ; DN sử dụng

32

nhiều lao động trong một số lĩnh vực. DN bán, cho thuê tài chính nhà ở và DN sản xuất sắt, thép, xi măng, vật liệu xây dựng. Theo ước tính của Chính phủ, tổng số thuế gia hạn lên tới khoảng 9.100 tỷ đồng. Bên cạnh đó, Thủ tướng trình Quốc hội giảm thuế suất thuế TNDN xuống còn 20% đối với DN vừa và nhỏ và 10% đối với DN tham gia đầu tư, bán hoặc cho thuê nhà ở xã hội đối với những người có thu nhập thấp, bắt đầu từ ngày 01/07/2013. Các giải pháp này đã được Quốc hội thông qua và đã được triển khai với những kết quả bước đầu.

3.1.2 Tổng quan về thị trường Ô tô Việt Nam

Thị trường ô tô Việt Nam hiện đang trong giai đoạn nhiều bất ổn với 1 đợt tăng trưởng mạnh mẽ vào năm 2007- 2009, 2 đợt suy giảm là năm 2006 và 2009-2012.

Năm 2013, đánh dấu sự tăng trưởng trở lại của thị trường ô tô nhờ sự ổn định trở lại của nền kinh tế vi mô đồng thời hỗ trợ mạnh mẽ từ chính phủ thông qua việc giảm thuế trước bạ xuống 10%-12% và thuế nhập khẩu ô tô từ các nước Asian được giảm xuống 50%.

Hình 3.1 : Xu hướng xe nhập khẩu xe ô tô nguyên chiếc và Việt Nam

( Nguồn : Internet)

Năm 2011, tổng số xe ô tô nhập khẩu nguyên chiếc đạt 53.100 xe. So với năm 2009, số lượng xe ô tô nhập khẩu trong năm vừa qua giảm 34%. Đối với xe máy

nhập, tổng kim ngạch cũng giảm 14,4%. Tuy nhiên tính chung toàn thị trường, chỉ có thị trường ô tô là đi xuống. Thị trường ôtô Việt Nam 2011 được đánh giá là một năm trầm lắng, không có tăng trưởng với số lượng xe tiêu thụ ngang bằng với 2011 và nhiều DN gặp khó khăn.

Năm 2011 có nhiều thay đổi về chính sách đối với lĩnh vực sản xuất kinh doanh ôtô. Mở đầu là Thông tư số 20/2011/TT-BCT do Bộ Công Thương ban hành ngày 12/5/2011, quy định, khi làm thủ tục nhập khẩu xe 9 chỗ ngồi trở xuống, ngoài các quy định hiện hành, phải nộp bổ sung Giấy chỉ định hoặc Giấy ủy quyền là nhà nhập khẩu, nhà phân phối của chính hãng sản xuất, kinh doanh loại ôtô đó hoặc hợp đồng đại lý của chính hãng sản xuất...

Với thông tư này, hầu hết các nhà nhập khẩu xe không chính thức hay còn gọi là nhập thương mại không còn cơ hội để nhập ôtô mới nguyên chiếc về bán trong nước. Ngay sau khi thông tư có hiệu lực (ngày 26/6/2011) thì từ đó đến nay lượng ôtô nguyên chiếc các loại nhập khẩu vào Việt Nam đã rớt xuống mức dưới 3.000 chiếc/tháng.

Ngày 17/6/2011, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 45/2011/NĐ-CP về lệ phí trước bạ, theo đó mức trần lệ phí trước bạ đối với ô tô chở người dưới 10 chỗ ngồi sẽ tăng từ 15% lên 20%. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 1/9/2011 và giao cho các địa phương tự quyết định mức lệ phí phải thu. Như vậy cả xe nhập khẩu cũ và mới cùng xe sản xuất lắp ráp trong nước từ 10 chỗ ngồi trở xuống đã bị siết chặt và hạn chế tiêu dùng. Ngoài ra, bắt đầu từ ngày 1/1/2012, thuế trước bạ tại Hà Nội tăng lên 20% và TP.HCM tăng lên 15%, bên cạnh đó phí cấp biên số xe tại Hà Nội cũng tăng lên 20 triệu đồng, khiến thị trường ôtô trở nên ngột ngạt.

Như vậy, 2012 là năm Việt Nam nhập khẩu ít ô tô nhất trong vòng 6 năm qua, và có tới 5 tháng, lượng xe nhập khẩu ở dưới mức 2.000 chiếc.

Không khó lý giải cho sự sụt giảm này:

- Thứ nhất: là do năm 2012, tình hình kinh tế khó khăn, khiến nhu cầu mua

34

- Thứ hai: là mức thu phí trước bạ đối với ô tô đăng ký lần đầu tại hai thị trường lớn nhất cả nước là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh tăng lên.

- Thứ ba: là một số loại phí “rình rập” chủ xe ô tô, như phí sử dụng đường

bộ, phí lưu hành phương tiện giao thông cá nhân, và phí ô tô đi vào trung tâm thành phố trong giờ cao điểm.

Việc Thủ tướng Chính phủ mới đây ký Nghị quyết 02/NQ-CP về tháo gỡ khó khăn trong sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường… trong đó có nội dung giảm mức thu phí trước bạ trên cả nước xuống 10% đối với ô tô chở người dưới 10 chỗ ngồi đăng ký lần đầu và 2% đối với xe đăng ký từ lần thứ hai trở đi đang được kỳ vọng sẽ phần nào giúp thị trường ô tô trong nước khởi sắc.

Tuy nhiên, với quy định cho phép các địa phương điều chỉnh tăng mức thu phí trước bạ thêm không quá 50% mức quy định chung (tức là giữ mức phí trước bạ ở mức tối đa 15%) thì nhiều khả năng sẽ không có sự biến chuyển rõ nét ở hai thị trường tiêu thụ ô tô lớn nhất cả nước là Hà Nội và TPHCM vốn đang áp dụng mức thu phí trước bạ lần lượt là 20% và 15%.

Năm 2013, các hãng đều công bố tăng trưởng so với năm 2012. Nhưng khó khăn về tài chính, chính sách, doanh số này vẫn chưa phản ánh đúng mức tiềm năng của thị trường. Nhưng nhìn chung, dẫu trong tình hình khó khăn chung của nền kinh tế, đây vẫn là một năm có nhiều dấu hiệu tích cực và "ấm áp". Nó chính là tiền đề để năm 2014 sắp tới hứa hẹn những sự phát triển sôi động hơn khi mà đã có nhiều các thương hiệu danh tiếng tới Việt Nam, các sản phẩm mới ưu việt và cạnh tranh hơn cùng với mức thuế và phí giảm...

3.1.3 Tổng quan về quá trình hình thành và phát triển Công ty Cổ phần Ô tô Hyundai Thành Công Việt Nam:

3.1.3.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Ô tô Hyundai Thành Công Việt Nam.

TÊN CÔNG TY: Công ty cổ phần Ô tô Hyundai Thành Công Việt Nam

NGÀNH NGHỀ KINH DOANH: Lắp ráp và phân phối xe ô tô du lịch Hyundai.

Công ty cổ phần Ô tô Hyundai Thành Công Việt Nam được thành lập vào tháng 6 năm 2009. Là một doanh nghiệp ngoài quốc doanh với quy mô cũng như khả năng tài chính nhất định, ngay từ khi thành lập, Công ty cổ phần Ô tô Hyundai Thành Công Việt Nam đã xác định chiến lược kinh doanh của mình là tập trung chuyên sâu vào lĩnh vực: Lắp ráp và phân phối xe ô tô du lịch Hyundai, kết hợp với tiêu chí phục vụ khách hàng “chuyên sâu - chuyên nghiệp”, công ty đã khẳng định được vị trí vững chắc của mình trên thị trường cạnh tranh khốc liệt.

Nhờ sự tập trung chuyên sâu theo định hướng rõ ràng, bên cạnh đó là thái độ làm việc chuyên nghiệp, những nỗ lực không ngừng của mình, Công ty cổ phần Ô tô Hyundai Thành Công Việt Nam trở thành nhà phân phối chính thức các nhãn hiệu ô tô du lịch, thương mại, và thể thao, đa dụng Hyundai tại Việt Nam.

Với các sản phẩm chất lượng cao của nhà sản xuất ô tô hàng đầu Hàn Quốc, cộng với sự nỗ lực vượt bậc về kinh doanh và dịch vụ, chỉ trong vòng một năm, Hyundai Thành Công đã nhanh chóng chiếm lĩnh thị phần tại Việt Nam và được khách hàng đánh giá cao về sản phẩm và dịch vụ.

Hyundai Thành Công đã có những bước phát triển lớn kể từ khi thành lập cho đến những năm gần đây, cụ thể:

- Năm 2009, sau khi thành lập, công ty trở thành đối tác độc quyền nhập khẩu và phân phối các dòng xe du lịch của hãng Hyundai Hàn Quốc. Ngay sau đó, công ty cũng ký kết hợp đồng chuyển giao công nghệ xe du lịch nhãn hiệu Hyundai tại Việt Nam, đồng thời ra mắt thành công 3 dòng xe du lịch cao cấp Equus, Genesis, và Genesis Coupe.

- Trong năm 2011, công ty khai trương trung tâm đào tạo. Vào tháng 7, công ty cho ra mắt lần đầu tiên dòng xe Sonata phiên bản 2011.Tiếp đó, công ty tiếp tục giới thiệu dòng xe Tucson phiên bản 2011 và dòng xe Accent hoàn toàn mới ra thị trường ô tô Việt Nam. Đồng thời, công ty tiếp tục phát triển hệ thống đại lý, nâng tổng số đại lý 3S ủy quyền trên toàn quốc lên gần 30 đại lý

36

Hình 3.2: Bản đồ hệ thống Đại Lý của Công ty Cổ Phần Ô tô Hyundai Thành Công Việt Nam.

(Nguồn: Phòng Phát triển Đai Lý, Công ty Cổ phần Ô tô Hyundai Thành Công Việt Nam cung cấp)

- Năm 2012, công ty cho ra mắt mẫu xe Hyundai đầu tiên lắp ráp tại Việt Nam- Hyundai Avante. Không dừng lại ở đó, công ty tiếp tục giới thiệu mẫu xe 3 cửa độc đáo của Hyundai: Hyundai Veloster tới người tiêu dùng Việt Nam. Với chiến lược kinh doanh đúng đắn, công ty nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường ô tô tại Việt Nam, xây dựng cho mình một chỗ đứng vững chắc trong lòng khách hàng. Kết quả đến cuối năm, công ty vượt qua hãng xe Toyota và Honda để giữ vị trí thứ nhất trong "Mức độ hài lòng của khách hàng khi mua xe mới tại Việt Nam" năm 2011 do

HD Vinh HD Hue HD Hai Phong HD Song Han HD Nha Trang HD Dak Lak HD Tay Do HD Cam Le HD Binh Duong HD Thai Binh HD Vinh Yen HD Thai Nguyen HD Ninh Binh HD Viet Tri H D Ngoc Phat

J.D.Power thực hiện. Là doanh nghiệp tư nhân lớn thứ 29 trong top 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam do báo Vietnamnet đánh giá.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần ô tô Huyndai Thành Công Việt Nam (Trang 40 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)