Cơ cấu, tổ chức UBHC qua HP năm 46, SL 63 và LTC HĐND Và UBHC năm 1958.

Một phần của tài liệu Sự kế thừa và phát triển của chế định ủy ban nhân dân qua các hiến pháp (Trang 33 - 36)

- Hiến Pháp 1992: Điều 123  Điều

a. Cơ cấu, tổ chức UBHC qua HP năm 46, SL 63 và LTC HĐND Và UBHC năm 1958.

1958.

1.Cách thức bầu cử:

• Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố, thị xã hay xã cử ra Uỷ ban hành chính ở cấp tương đương.

• Ở bộ và huyện, chỉ có Uỷ ban hành chính, do vậy Uỷ ban hành chính bộ do Hội đồng nhân dân các tỉnh và thành phố bầu ra. Uỷ ban hành chính huyện do Hội đồng nhân dân các xã bầu ra.

• Ở cấp bộ, HĐND sẽ bầu chung ra 5 thành viên của Ủy ban hành chính. Sau đó Uỷ ban trúng cử sẽ tự bầu lấy Chủ tịch, Phó Chủ tịch và thư ký.

• Ở cấp tỉnh và cấp xã, UBHC do HĐND bầu ra và bầu riêng Chủ tịch, Phó Chủ tịch và thư ký.

• Tuy nhiên đến năm 1958, cấp bộ được bãi bỏ và HĐND cấp tỉnh chỉ bầu UBHC cho cấp mình mà thôi. Chỉ duy nhất cấp huyện là vẫn chưa có HĐND nên UBHC sẽ do HĐND cấp xã bầu.

2.Số lượng thành viên.

• Theo sắc lệnh số 63 ngày 22/11/1945 thì số lượng thành viên từng cấp được quy định một cách cụ thể ( Điều 12, 22, 32, 42, 52).

• Tuy nhiên đến luật tổ chức chính quyền địa phương năm 1958 thì: “Số lượng uỷ viên Uỷ ban hành chính các cấp định từ 5 đến 19, trong đó có Chủ tịch và một hoặc nhiều Phó Chủ tịch. Ở các khu vực tự trị và miền núi, số lượng uỷ viên Uỷ ban hành chính từ cấp châu trở lên tối đa là 25” (Điều 26 - sắc lệnh số 63 ngày 22/11/1945) và số lượng thành viên Ủy ban hành chính từng cấp do các cấp có thẩm quyền ấn định (Điều 27 -sắc lệnh số 63 ngày 22/11/1945):

 Hội đồng Chính phủ quy định số uỷ viên cho Uỷ ban hành chính khu tự trị, thành phố trực thuộc trung ương, tỉnh.

 Uỷ ban hành chính thành phố trực thuộc trung ương, tỉnh, quy định số uỷ viên cho Uỷ ban hành chính thành phố trực thuộc tỉnh, huyện, thị xã, xã và thị trấn.

 ở khu tự trị, Uỷ ban hành chính khu tự trị quy định số uỷ viên cho Uỷ ban hành chính châu, huyện, thị xã; Uỷ ban hành chính tỉnh hoặc châu (nơi không có tỉnh) quy định số uỷ viên cho Uỷ ban hành chính xã, trị trấn.

3.Công nhận kết quả bầu cử

• Kết quả bầu cử cấp kỳ do Hội đồng chính phủ phê chuẩn.

• Kết quả bầu cử cấp tỉnh và cấp huyện do Ủy ban hành chính cấp kỳ phê chuẩn.

• Kết quả bầu cử cấp xã do Ủy ban hành chính cấp tỉnh phê chuẩn.

4.Nhiệm kỳ

• Theo Sắc lệnh 63 ngày 22/11/1945 thì nhiệm kỳ của Ủy ban hành chính được quy định rõ ràng ( cấp bộ là 3 năm; cấp tỉnh, huyện, xã là 2 năm.

• Tuy nhiên theo Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 1958 thì Nhiệm kỳ của Ủy ban hành chính theo nhiệm kỳ của HĐND.

• Khi Hội đồng nhân dân mãn khoá, Uỷ ban hành chính sẽ tiếp tục làm việc cho tới khi Hội đồng nhân dân khoá sau bầu ra Uỷ ban hành chính mới. (Điều 28, Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 1958)

• Trong nhiệm kỳ, nếu uỷ viên Uỷ ban hành chính vì lý do gì mà không đảm nhiệm được chức vụ thì Hội đồng nhân dân đã bầu ra uỷ viên đó sẽ bầu người thay thế. (Điều 29 – Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 1958).

5.Các cơ quan chuyên môn.

• Uỷ ban hành chính khu tự trị, thành phố trực thuộc trung ương, tỉnh, có văn phòng và có thể, tuỳ nhu cầu công tác, lập ra các cơ quan chuyên môn.

• Uỷ ban hành chính châu, thành phố trực thuộc tỉnh, huyện, thị xã, có văn phòng và có thể, tuỳ nhu cầu công tác, lập một số bộ phận chuyên môn.

• Uỷ ban hành chính xã, thị trấn, có một hoặc nhiều thư ký giúp việc bộ phần thường trực của Uỷ ban và có thể, tuỳ nhu cầu công tác, lập một số bộ phận chuyên môn. (Điều 36 – Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 1958). Thủ tục thành lập, sửa đổi hoặc bãi, bỏ các cơ quan chuyên môn nói ở điều 36 ấn định như sau:

• Thủ tướng Chính phủ ra nghị định, theo đề nghị của Uỷ ban hành chính thành phố trực thuộc trung ương, tỉnh, đối với các cơ quan chuyên môn bên cạnh Uỷ ban hành chính thành phố trực thuộc trung ương, tỉnh.

• Uỷ ban hành chính thành phố trực thuộc trung ương, tỉnh, quyết định sau khi được Thủ tướng Chính phủ chuẩn y đối với các bộ phận chuyên môn ở thành phố trực thuộc trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc tỉnh, huyện, thị xã, xã và thị trấn.

• Uỷ ban hành chính khu tự trị quyết định sau khi được Thủ tướng Chính phủ chuẩn y đối với các cơ quan chuyên môn bên cạnh Uỷ ban hành chính khu tự trị.

• Uỷ ban hành chính khu tự trị quyết định, theo sự hướng dẫn của Thủ tướng Chính phủ, đối với các cơ quan và bộ phận chuyên môn bên cạnh Uỷ ban hành chính từ cấp tỉnh trở xuống trong khu tự trị.

• Thủ tướng Chính phủ hỏi ý kiến các Bộ sở quan trước khi ra nghị định chuẩn y hoặc hướng dẫn trong các trường hợp nói trên. (Điều 37– Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 1958)

• Các cơ quan chuyên môn bên cạnh Uỷ ban hành chính châu, thành phố trực thuộc tỉnh, huyện, thị xã, chịu sự lãnh đạo thống nhất của Uỷ ban hành chính cùng cấp, đồng thời chịu sự lãnh đạo về nghiệp vụ của cơ quan chuyên môn bên cạnh Uỷ ban hành chính cấp trên. . (Điều 38 – Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 1958)

• Cơ quan chuyên môn bên cạnh Uỷ ban hành chính, trong phạm vi nghiệp vụ và căn cứ vào quyết định, chỉ thị của Uỷ ban hành chính cùng cấp và chỉ thị của cơ quan chuyên môn cấp trên, ra chỉ thị cho cơ quan chuyên môn bên cạnh Uỷ ban hành chính cấp dưới. . (Điều 39 – Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 1958)

• Cán bộ phụ trách cơ quan chuyên môn có nhiệm vụ kiểm tra công tác của ngành mình ở cấp dưới, và có thể được Uỷ ban hành chính cùng cấp uỷ nhiệm đi kiểm tra Uỷ ban hành chính cấp dưới về mặt lãnh đạo thực hiện công tác của ngành mình. . (Điều 40 – Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 1958)

• Đối với những đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp do các Bộ trực tiếp quản lý thì các Uỷ ban hành chính địa phương có trách nhiệm bảo vệ an toàn, theo dõi, kiểm soát việc thi hành các luật lệ, các chính sách chung của Chính phủ và những thể lệ của địa phương. • Uỷ ban hành chính địa phương có nhiệm vụ tham gia ý kiến về việc xây dựng kế hoạch

Các đơn vị ấy phải báo cáo tình hình và công tác của mình với Uỷ ban hành chính địa phương. . (Điều 41 – Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 1958

Một phần của tài liệu Sự kế thừa và phát triển của chế định ủy ban nhân dân qua các hiến pháp (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(41 trang)
w