Sự kế thừa và phát triển về nhiệm vụ,quyền hạn của UBND qua các bản Hp So với Hp năm

Một phần của tài liệu Sự kế thừa và phát triển của chế định ủy ban nhân dân qua các hiến pháp (Trang 30 - 33)

- Hiến Pháp 1992: Điều 123  Điều

b. Sự kế thừa và phát triển về nhiệm vụ,quyền hạn của UBND qua các bản Hp So với Hp năm

với Hp năm 46

− Uỷ ban hành chính các cấp quản lý công tác hành chính của địa phương; chấp hành nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp mình và nghị quyết, mệnh lệnh của cơ quan hành chính Nhà nước cấp trên. (Điều89 HP59, Điều 123 HP80 được kế thừa từ Điều 58 HP46)

− Bên cạnh đó, sự phát triển thể hiện ở Điều 90 (HP59). Nhiệm vụ , quyền hạn của UBND đã được bổ sung ,cụ thể và rõ ràng hơn “ Uỷ ban nhân dân có quyền đình chỉ việc thi hành, sửa đổi hoặc bãi bỏ những quyết định không thích đáng của các ngành thuộc quyền mình và của Uỷ ban nhân dân cấp dưới, đình chỉ việc thi hành những nghị quyết không thích đáng của Hội đồng nhân dân cấp dưới trực tiếp, đồng thời đề nghị Hội đồng nhân dân cấp mình sửa đổi hoặc bãi bỏ những nghị quyết đó (Điều 90 HP 59).

− Quy định này tiếp tục được phát huy trong HP năm 80 qua điều 124.

− Đặc biệt, Điều 123 HP năm 80 đã có sự phát triển vì xác định thêm nhiệm vụ, quyền hạn của UBND (UBND triệu tập hội nghị HDND cùng cấp),nhấn mạnh

nhiệm vụ quản lí và chỉ đạo cuả UBND phải tuân theo đường lối, mục tiêu cụ thể của đất nước để giúp đi đúng hướng trong thời kì đất nước vừa được giải phóng.

− HP 1992: Sự kế thừa thể hiện ở Điều 124 (chương IX) :”UBND ….ra quyết định, chỉ thị và kiểm tra việc thi hành những văn bản đó”.ngoài ra, sự phát triển được thể hiện ở điều 124 (chương IX): Uỷ ban nhân dân trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn do pháp luật quy định……Vậy HP 1992 ko nêu rõ nhiệm vụ quyền hạn của UBND mà để pháp luật quy định cụ thể.ngoài ra ngắn gọn, hoàn thiện hơn.

− Dự thảo sửa đổi HP 2013 đều không nêu rõ nhiệm vụ quyền hạn của UBND mà để pháp luật quy định cụ thể. Nhằm cụ thể hóa các nhiệm vụ cần phải phân công, phân cấp giữa trung ương và địa phương ,giữa các cấp chính quyền địa phương với nhau để có thể phát huy vai trò tự chủ, tự chịu trách nhiệm của địa phương. Đây là sự phát triển.

− Bên cạnh đó, sự phát triển thể hiện cụ thể trong: Luật tổ chức HĐND và UBND năm 1994

− Điều 43 (Mục I,Chương III)

Nhiệm vụ và quyền hạn của Uỷ ban nhân dân trong việc thực hiện quản lý Nhà nước:

1- Quản lý Nhà nước ở địa phương trong các lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ, văn hoá, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ và môi trường, thể dục, thể thao, báo chí, phát thanh, truyền hình và các lĩnh vực xã hội khác, quản lý Nhà nước về đất đai và các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác, quản lý việc thực hiện tiêu chuẩn đo lường chất lượng sản phẩm hàng hoá;

2- Tuyên truyền, giáo dục pháp luật, kiểm tra việc chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp trong cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và công dân ở địa phương;

3- Bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội; thực hiện nhiệm vụ xây dựng lực lượng vũ trang và xây dựng quốc phòng toàn dân; thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự, nhiệm vụ hậu cần tại chỗ, nhiệm vụ động viên, chính sách hậu phương quân đội và chính sách đối với các lực lượng vũ trang nhân dân ở địa phương, quản lý hộ khẩu, hộ tịch ở địa phương, quản lý việc cư trú, đi lại của người nước ngoài ở địa phương;

4- Phòng chống thiên tai, bảo vệ tài sản của Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, bảo vệ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân; chống tham nhũng, chống buôn lậu, làm hàng giả và các tệ nạn xã hội khác;

5- Quản lý công tác tổ chức, biên chế, lao động tiền lương, đào tạo đội ngũ viên chức Nhà nước và cán bộ cấp xã, bảo hiểm xã hội theo sự phân cấp của Chính phủ;

6- Tổ chức và chỉ đạo công tác thi hành án ở địa phương theo quy định của pháp luật;

7- Tổ chức, thực hiện việc thu, chi ngân sách của địa phương theo quy định của pháp luật; phối hợp với các cơ quan hữu quan để bảo đảm thu đúng, thu đủ, thu kịp thời các loại thuế và các khoản thu khác ở địa phương.

− Điều 44 (Mục I,Chương III)

Uỷ ban nhân dân thực hiện việc quản lý địa giới đơn vị hành chính, xây dựng đề án phân vạch, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính ở địa phương đưa ra Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua để trình cấp trên xét.

Vậy ta thấy Nhiệm vụ,quyền hạn của UBND được luật quy định chung cho cả 3 cấp nhưng chưa quy định rõ rang vai trò của mỗi cấp chính quyền ,chưa cụ thể hóa đc chủ trương,quan điểm của các nghị quyết của Đảng về phân cấp giữa trung ương và địa phương.

− Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003

Nhiệm vụ,quyền hạn của UBND cấp tỉnh(quy định từ điều 82 đến điều 95 trong luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003)

Cụ thể :

 Điều 82: Trong lĩnh vực kinh tế

 Điều 83: trong lĩnh vực nông nghiệp ,lâm nghiệp,ngư nghiệp,thủy lợi và đất đai  Điều 84: trong lĩnh vực công nghiệp,tiểu thủ công nghiệp

 Điều 85: trong lĩnh vực giao thong vận tải

 Điều 86: trong lĩnh vực xây dựng,quản lí và phát triển đô thị  Điều 87: trong lĩnh vực thương mại,dịch vụ,và du lịch

 Điều 88: trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo

 Điều 89: trong lĩnh vực văn hóa, thông tin,thể dục thể thao,đ  Điều 90: trong lĩnh vực y tế và xã hội

 Điều 91: trong lĩnh vực khoa học,công nghệ,tài nguyên và môi trường  Điều 92: trong quốc phòng ,an ninh và trật tự,an toàn xã hội

 Điều 93:trong việc thực hiện chính sách dân tộc và chính sách tôn giáo  Điều 94:trong lĩnh vực thi hành pháp luật

 Điều 95 : Trong việc xây dựng chính quyền và quản lí địa giới hành chính

 Riêng UBND thành phố trực thuộc trung ương,ngoài việc thực hiện những nhiệm vụ,quyền hạn quy định tại các điều 82,84,85,86,87,88,89,90,91,92,93,94,95 của luật tổ chức HĐND như trên và UBND còn thực hiện các nhiệm vụ quyền hạn ở điều 96.

Nhiệm vụ ,quyền hạn của UBND cấp huyện ( được quy định tại các điều 97,98,99,100,101,102,103,104,104,106 và 107 của luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003

 Điều 97: trong lĩnh vực kinh tế

 Điều 99:trong lĩnh vực công nghiệp,tiểu thủ công nghiệp  Điều 100: trong lĩnh vực xây dựng ,giao thông vận tải  Điều 101:trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ và du lịch

 Điều 102 trong lĩnh vực giáo dục .y tế ,xã hội,văn hóa,thông tin và thể dục thể thao

 Điều 103:trong lĩnh vực khoa học ,công nghệ,tài nguyên và môi trường  Điều 104:trong lĩnh vực quốc phòng,an ninh và trật tự an toàn xã hội  Điều 105:trong việc thực hiện chính sách dân tộc và chính sách tôn giáo  Điều 106:trong lĩnh vực thi hành pháp luật

 Điều 107 : Trong việc xây dựng chính quyền và quản lí địa giới hành chính  Riêng UBND quận,ngoài việc thực hiện những nhiệm vụ,quyền hạn quy định

tại các điều 97,98,99,100,101,102,103,104,105,106 và 107 của luật tổ chức HĐND và UBND còn thực hiện những nhiệm vụ và quyền hạn ở điều 108,109,110

Nhiệm vụ ,quyền han của UBND cấp xã (được quy định tại các điều 111,112,114,115,116,117 luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003)

 Riêng UBND phường, ngoài việc thực hiện những nhiệm vụ quyền hạn quy định tại các điều 111,112,113,114,115,116,117 của luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003 còn thực hiện những nhiệm vụ,quyền hạn ở điều 118.

Vậy So với luật tổ chức HĐND và UBND năm 1994,luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003 đã quy định về nhiệm vụ ,quyền hạn của các cấp chính quyền địa phương theo hướng :Xây dựng các điều luật quy định về nhiệm vụ,quyền hạn cụ thể của UBND theo tinh thần phân cấp ( tỉnh,huyện,xã) ,có tính đặc thù của đơn vị hành chính đô thị và nông thôn.ngoài ra tạp trung vào các lĩnh vực cụ thể như:kinh tế,nông nghiệp,ngư nghiệp,thủy lợi,đất đai,công nghiệp,tiểu thủ công nghiệp… III.

Sự kế thừa và phát triển về cơ cấu, tổ chức của UBND qua các bản HP

Một phần của tài liệu Sự kế thừa và phát triển của chế định ủy ban nhân dân qua các hiến pháp (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(41 trang)
w