Nội dung, phương pháp phân tích và quản lý rủi ro đầu tư

Một phần của tài liệu Báo cáo kiến tập ngành Kinh tế đầu tư công ty Cơ khí và thương mại (Trang 28 - 31)

CHƯƠNG 2 : THỰC TẬP THEO CHUYÊN ĐỀ TẠI CÔNG TY

2.8. Nội dung, phương pháp phân tích và quản lý rủi ro đầu tư

2.8.1. Nội dung

- Các yếu tố rủi ro:

Rủi ro pháp luật

- Là doanh nghiệp hoạt động theo mô hình Công ty TNHH MTV, đang đăng ký giao dịch trái phiếu, nên hoạt động của An Bình cũng chịu tác động lớn từ các văn bản pháp luật như Luật Doanh Nghiệp.

- Các văn bản dưới luật trong lĩnh vực này hiện đang trong quá trình hoàn thiện nên sự thay đổi về mặt chính sách có thể ảnh hưởng đến hoạt động quản trị, kinh doanh của Công ty.

- Đồng thời Công ty đang hoạt động trong lĩnh vực chế tạo các sản phẩm cơ khí cho ngành Công nghiệp, do đó An Bình cũng chịu sự chi phối bởi các bộ luật liên quan.

Rủi ro lãi suất

- Tính đến năm 2021 công ty không có các khoản vay nợ tài chính. Trong trường hợp quyết định vay vốn, công ty luôn chuẩn bị các phương án cần thiết để hạn chế rủi ro thấp nhất như lựa chọn cơ cấu vốn hợp lý, theo dõi sát sao công nợ và lịch trả nợ nhằm đảm bảo tình hình tài chính đủ khả năng chi trả các khoản nợ đến hạn.

trong quá trình sản xuất.

- Ngoài ra, quá trình hội nhập tại Việt Nam những năm gần đây vô cùng mạnh mẽ đã thu hút nhiều vốn đầu tư từ nước ngoài. Hàng loạt nhà máy, xí nghiệp mọc lên sẽ ảnh hưởng một đến môi trường như nước thải, khí thải, rác thải công nghiệp,…

- Nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của việc quản lý rủi ro môi trường, An Bình luôn chú trọng công tác dự báo, giảm thiểu rủi ro và tác động tiêu cực đến sức khỏe và an toàn của cộng đồng địa phương xung quanh trong quá trình hoạt động mà An Bình triển khai, qua đó tuân thủ đúng các tiêu chuẩn chung theo quy định.

- An Bình luôn đảm bảo thực hiện chế độ lấy mẫu đánh giá tác động môi trường thường xuyên dưới sự giám sát của cơ quan chức năng để sớm có những biện pháp khắc phục kịp thời khi có bất kỳ chỉ tiêu nào vượt mức.

- Thực hiện xử lý chất thải công nghiệp theo quy định. Tiết kiệm nguồn năng lượng trong sản xuất.

Rủi ro nguồn nhân lực

- Ngành sản xuất cơ khí là một trong những ngành nghề rất chú trọng đến nguồn nhân lực, do đó Công ty luôn đặt ra những yêu cầu để có được lực lượng kỹ sư giỏi, đội ngũ công nhân chuyên nghiệp được đào tạo nghề bài bản và có kinh nghiệm thành thạo, tay nghề vững vàng.

- Tuy nhiên, nguồn nhân lực trong nước vẫn còn đang thiếu cả về số lượng và chất lượng thì nhiều kỹ sư cơ khí lại có xu hướng muốn đi lao động ở nước ngoài do mức lương và ưu đãi khá hấp dẫn.

- Các kỹ sư giỏi muốn tìm kiếm nhiều cơ hội phát triển và học hỏi kỹ thuật ở các nước bạn. Do đó, sự thiếu hụt nhân sự hoặc không đáp ứng được các yêu cầu trên là rủi ro nhân lực chung của ngành.

- Ngoài ra sự luân chuyển công việc của bộ phận công nhân sản xuất cũng là vấn đề gây rủi ro lớn cho công ty trong quá trình sản xuất. Để khắc phục rủi ro nguồn nhân lực Công ty luôn xây dựng chính sách nhân sự không chỉ đảm bảo những yêu cầu của quy định về lao động mà còn tạo ra một môi trường làm việc đầy hấp dẫn giúp công ty giữ được rất nhiều kỹ sư tài năng, các CBCNV gắn kết lâu dài với Công ty.

- Kết hợp với các trường đào tạo chuyên ngành chế tạo, cơ khí để tuyển chọn những sinh viên có năng lực tốt. Chú trọng đào tạo nâng cao tay nghề cho người lao động theo các tiêu chuẩn Quốc tế hoặc tiêu chuẩn do những đối tác đưa ra, đây cũng là cơ hội để người lao động tự nâng cao trình độ của bản thân.

- An Bình còn xây dựng chính sách đãi ngộ phù hợp tạo sự gắn bó lâu dài giữa người lao động và Công ty.

2.8.2. Phương pháp phân tích rủi ro

Mục đích:

- Phản ánh sự mạo hiểm của dự án.

Công thức tính:

- Độ lệch chuẩn được tính theo công thức: Trong đó:

i: Các tình huống

n: Số tình huống có thể xảy ra

Pi: Xác suất xảy ra tình huống i

: Kỳ vọng toán học của chỉ tiêu đang tính : Độ lệch chuẩn của chỉ tiêu đang tính

Áp dung vào công ty:

Hiện tại, An Bình đang dự kiến trong những tháng cuối năm 2022 sẽ đầu tư thêm 1 nhà xưởng thiết kế mẫu với vốn đầu tư 1,3 tỷ đồng hoặc xây dựng thêm xưởng cơ khí mới với vốn đầu tư 1,15 tỷ đồng.

Bảng 2.0.12: Phân tích rủi ro sản phẩm của công ty

(ĐVT: triệu đồng)

Tình huống (i) Xác suất (Pi) NPV (Ri)

Dự án nhà xưởng Dự án cơ khí Bi quan 0,2 100 50 Trung bình 0,5 500 400 Lạc quan 0,3 700 700 433,33 383,33 213,96 245,01

(Nguồn: Phòng Kinh doanh)

Nhận xét:

- Dự án nhà xưởng có trị số 433,33 triệu đồng, còn dự án cơ khí có trị số 383,33 triệu đồng.

- Độ lệch chuẩn của dự án nhà xưởng là 213,96 < dự án cơ khí là 245,01 Vậy dự án nhà xưởng ít bất trắc hơn so với dự án cơ khí.

Một phần của tài liệu Báo cáo kiến tập ngành Kinh tế đầu tư công ty Cơ khí và thương mại (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(42 trang)
w