Đánh giá về công tác quản lý tài chính đối với hoạt động KH &CN tại tỉnh Hà

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện công tác quản lý tài chính cho hoạt động khoa học công nghệ tại Tỉnh Hà Giang (Trang 68)

4. Bố cục của Luận văn

3.5. Đánh giá về công tác quản lý tài chính đối với hoạt động KH &CN tại tỉnh Hà

3.5.1. Những thành tựu chủ yếu

đô ̣ng KH &CN ở tỉnh Hà Giang trong nhƣ̃ng năm qua , NSNN đầu tƣ cho KH&CN đều tăng dần hàng năm, trung bình mỗi năm tăng từ 0,2 đến dƣới 10%.

Thứ nhất, do ngân sách đầu tư tăng hàng năm nên hoạt động nghiên cứu khoa học, triển khai các dự án ứng dụng KH &CN của tỉnh cũng được tăng cường và đẩy mạnh góp phần tích cực vào sự phát triển KTXH chu ng của tỉnh.

Một số kết quả nổi bật chính đƣợc thể hiện trên các lĩnh vực:

Khoa học y - dược

Đã tập trung nghiên cứu, ứng dụng các thành tựu kỹ thuật mới trong công tác chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân điển hình là các đề tài: "Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật nôi soi tán sỏi niệu quản 1/3 dưới tại Bệnh viện đa khoa Hà Giang". Ứng dụng phẫu thuật nội soi điều trị bệnh viêm tai giữa ứ dịch ở trẻ em dưới 6 tuổi; ứng dụng và chuyển giao kỹ thuật phẫu thuật trĩ bằng phương pháp longgo tuyến huyện; ứng dụng điều trị cắt cơn nghiện ma tuy bằng thuốc CAMAT cho người nghiện ma túy tỉnh Hà Giang... Kết quảđãứng dụng thành công các thành tựu của y học tiên tiến, nâng cao sức khỏe và giảm chi phí trong điều trị, giảm tình trạng quá tải hiện nay của các bệnh viện tuyến Trung ƣơng. Đặc biệt đề tài “Nghiên cứu tác nhân gây ngộ độc ở bánh trôi ngô, mèn mén tại Hà Giang và một số giải pháp can thiệp” bƣớc đầu đã xác định các triệu chứng ngộ độc, xử lý cấp cứu điều trị, xác định chính xác độc tố gây ngộ độc bánh ngô, cứu nhóm nghiên cứu đã góp phần cứu đƣợc 1 bệnh nhân bị ngộ độc, đào tạo đội ngũ y tế cơ sở các giải pháp can thiệp.

Khoa học xã hội và nhân văn

Qua việc nghiên cứu các đề tài "Nghiên cứu, đánh giá thực trạng phố cổ Đồng Văn, đề xuất bảo tồn và phát huy giá trị"; "Nghiên cứu cơ sở khoa học, kiến nghị bổ sung hoàn thiện một số chỉ tiêu KT-XH chủ yếu phục vụ công tác quản lý nhà nước tỉnh Hà Giang trong giai đoạn hiện nay"; Nghiên

cứu đề xuất giải pháp tăng cường nhận thức tiếng Việt trong chương trình giáo dục mần non các huyện phía Bắc của tỉnh Hà Giang " Đã ta ̣o cơ sở cho việc công nhận di tích kiến trúc cấp Quốc gia; Áp dụng phƣơng pháp dạy học mới đối với trẻ dân tộc thiểu số Mầm non, cũng nhƣ xây dựng và hoàn thiện 9 chỉ tiêu về chất lƣợng; 6 chỉ tiêu về số lƣợng đƣa vào áp dụng tại tỉnh Hà Giang ngay trong giai đoạn 2013 – 2015. Trong số các đề tài XHNV nổi bật nhất là kết quả là đề tài: Nâng cao nhận thức về giá trị di sản Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn cho học sinh các trường THCS tỉnh Hà Giang, đã đóng góp tích cực vào việc thực hiện các tiêu chí của UNESCO trong phát triển công viên địa chất, nâng cao đƣợc nhận thức về các giá trị của Công viên địa chất của nhân dân các dân tộc.

Để tăng cƣờng công tác giữ vững an ninh quốc phòng trên tuyến biên giới. Khoa học đã đi sâu nghiên cứu giải pháp cho việc quản lý cƣ trú trên tuyến biên giới. Việc triển khai mô hình với phƣơng pháp quản lý mới đƣợc Cấp ủy chính quyền địa phƣơng đánh giá là mô hình hoạt động có hiệu quả và đƣợc nhân dân đồng tình ửng hộ. Ngoài ra tích cực tổng kết lịch sử công tác Đảng, Chính trị trong lực lƣợng vũ trang tỉnh Hà Giang (1945- 2010) nhằm tuyên truyền cho các thể hệ trẻ học tập, noi theo.

Nông lâm nghiệp. * Về trồng trọt:

Là tỉnh miền núi sản xuất nông lâm nghiệp vẫn đƣợc coi là nhiệm vụ trọng tâm, đã tập trung ứng dụng các tiến bộ KHCN vào tuyển chọn các giống cây trồng mới, con mới, thâm canh tăng năng suất ngô, giảm các chi phí đầu vào về phân bón, nƣớc tƣới trong sản xuất, giảm lƣợng giống gieo và giảm thiểu lƣợng thuốc bảo vệ thực vật góp phần bảo vệ môi trƣờng bền vững, nhƣ:

"Nghiên cứu ứng dụng các biện pháp kỹ thuật trong thâm canh ngô tại 3 huyện", Xây dựng được 03 quy trình bón phân viên nén cho cây ngô tại 3

huyện Đồng Văn, Yên Minh và Quản Bạ. Chuyển giao thành công kỹ thuật sản xuất phân viên nén tại các huyện vùng cao. Đề tài “Nghiên cứu tuyển chọn và phục tráng giống quýt chum vỏ vàng của tỉnh Hà Giang” hiện đã tuyển chọn đƣợc 25 cá thể ƣu tú để nhân giống; nhân giống đƣợc 30 cây, thực hiện mô hình trình diễn tại 2 huyện Bắc Quang và huyện Vị Xuyên.

* Về chăn nuôi - thuỷ sản

Ứng dụng TBKT vào các giống gia súc bản địa có nhiều ƣu thế của địa phƣơng, từ khâu bình tuyển, nhân giống, quy trình kỹ thuật, xây dựng mô hình phát triển và chế biến thức ăn chăn nuôi tại các vùng sinh thái nhằm tạo nguồn thức ăn đảm bảo giá trị dinh dƣỡng cho gia súc cũng nhƣ xây dựng qui trình công nghệ để chuyển giao cho các huyện vùng cao phục vụ chƣơng trình phát triển chăn nuôi của tỉnh Hà Giang. Nhƣ: "Xây dựng mô hình trang trại chăn nuôi lợn hướng nạc kết hợp sản xuất thức ăn hỗn hợp tại địa bàn xã Ngọc Đường, thị xã Hà Giang" ´Nghiên cứu ứng dụng một số biện pháp kỹ thuật nhằm bảo tồn và phát triển giống bò vùng cao Hà Giang"; Đã đƣa ra mô hình phát triển kinh tế chăn nuôi đạt hiệu quả cao và Bảo tồn tại chỗ (in- situ) phục vụ phát triển giống bò vùng cao Hà Giang, các đề tài đã có đóng góp quan trọng nhằm thúc đẩy tăng trƣởng cơ cấu chăn nuôi trong nông nghiệp của tỉnh.

Bên cạnh đó thông qua các đề tài đã tiếp nhận và làm chủ đƣợc các công nghệ sản xuất cá giống tiên tiến, tạo ra sản phẩm có chất lƣợng và giá trị kinh tế cao theo hƣớng hàng hóa , chủ động sản xuất nguồn giống cung cấp cho bà con nông dân trong nuôi trồng thủy sản và từng bƣớc đẩy ma ̣nh sản xuất thủy s ản đáp ƣ́ng nhu cầu của thị trƣờng , đào tạo đƣợc cán bộ kỹ thuật cho Trung tâm thủy sản và các HTX, nông dân trong vùng dự án, nhƣ:

"Nghiên cứu và chuyển giao công nghệ sản xuất cá giống rô phi đơn tính đực bằng hormone 17α – methyltestosterone tại tỉnh Hà Giang"; "Xây dựng mô

hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nuôi cá Chép V1 thương phẩm và chuyển giao công nghệ sản xuất giống cá Chày mắt đỏ tại huyện Vị Xuyên , thành phố Hà Giang"...

Khoa học kỹ thuật và công nghệ

Áp dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin vào cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nƣớc trên địa bàn tỉnh Hà Giang. Từ kết quả nghiên cứu ứng dụng thành công hệ thống quản lý chất lƣợng theo Tiêu chuẩn ISO và hệ thống văn phòng điện tử M-Office tại Sở Khoa học và Công nghệ, UBND tỉnh đã ban hành đề án, kế hoạch triển khai Áp dụng ISO 9001 và phê duyệt dự án mở rộng ứng dụng văn phòng điện tử tại các cơ quan HCNN tỉnh Hà Giang. Kết quả triển khai hơn 2 năm qua đã có 58 đơn vị áp dụng hệ thống quản lý chất lƣợng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 vào hoạt động, có 46 sở/ngành/huyện áp dụng hệ thống văn phòng điện tử M-Office vào hoạt động điều hành công việc, liên thông văn phòng điện tử giữa các sở/ngành/huyện; mô hình sản xuất thử nghiệm gạch không nung bằng công nghệ thích hợp ; mô hình sấy gỗ điều khiển, giám sát tự động quy mô 90 m3/mẻ....Ngoài ra các huyện vùng thấp đã ứng dụng bơm xoắn ốc quay bằng sức dòng suối để cung cấp nƣớc phục vụ sản xuất , đời sống cho hộ, nhóm hộ với 12 mô hình, hiện đang đƣợc nhân dân tự nhân rộng vào sản xuất.

Thứ hai, nguồn tài chính từ NSNN đã góp phần tăng cường cơ sở vật chất cho các tổ chức KH&CN, các đơn vị, các phòng thí nghiệm, thử nghiê ̣m

Nguồn tài chính tƣ̀ NSNN đã góp phần tăng cƣờng năng lƣ̣c nghiên cƣ́u, cung cấp trang thiết bi ̣, cơ sở vâ ̣t chất cho mô ̣t số tổ chƣ́c KH &CN của tỉnh. Đầu tƣ 100% kinh phí cho viê ̣c xây dƣ̣ng mô ̣t số phòng thƣ̉ nghiê ̣m nhƣ : Phòng đo lƣờng thử nghiệm của Trung tâm Kiểm định tiêu chuẩn đo lƣờng chất lƣợng - Sở KH&CN tỉnh: Đo lƣờng xăng dầu, công tơ điện, đo dung tích, lƣu lƣợng, điện tim, đồng hồ cấp nƣớc, kiểm định các loại cân, kiểm định các

thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về lao động, các thiết bị đo an toàn bức xạ hạt nhân. Kinh phí đầu tƣ trong 04 năm qua khoảng 12 tỷ đồng.

Ngoài ra , nguồn tài chính tƣ̀ NSNN chi cho viê ̣c nâng cao năng lƣ̣c nghiên cƣ́u, hoạt động KH&CN của các ngành nhƣ : Phòng thí nghiệm thuộc Trung tâm Quan trắc và Công nghệ Môi trƣờng (Sở Tài nguyên Môi trƣờng) đạt tiêu chuẩn quốc gia mã số VILAS 154. Hiện nay phòng thí nghiệm này đã thực hiện đo đạc, quan trắc và phân tích các chỉ tiêu về môi trƣờng trong hệ thống mạng lƣới quan trắc môi trƣờng trên địa bàn tỉnh, lƣu vực Sông Lô; Phòng kiểm nghiệm của Trung tâm Y tế dự phòng, Labo đƣợc công nhận đạt chứng chỉ công nhận phòng kiểm nghiệm phù hợp ISO/IEC 17025:2005. Phòng kiểm nghiệm này đƣợc trang bị Hệ thống, thiết bị hiện đại nhƣ: hệ thống xét nghiệm sinh học phân tử để xác định chính xác các virus gây hại nhƣ cúm A (H1N1,H5N1), EV71 gây bệnh tay chân miệng…; máy sinh hóa tự động 86 chỉ tiêu; hệ thống xét nghiệm I ốt niệu…; Phòng thí nghiệm, kiểm định chất lƣợng xây dựng thuộc Trung tâm Kiểm định chất lƣợng xây dựng Hà Giang.

3.5.2. Những hạn chế và nguyên nhân

Bên ca ̣nh nhƣ̃ng thành tựu đã nêu trên , cơ chế tài chính đối với hoa ̣t đô ̣ng KH&CN tỉnh Hà Giang còn có một số hạn chế, đó là:

Thứ nhất, chưa có hê ̣ thống quản lý và tổng hợp được các nguồn tài chính đầu tư cho hoạt động KH&CN tại tỉnh Hà Giang.

Đối với tỉnh Hà Giang hiê ̣n nay, mă ̣c dù Sở Khoa ho ̣c và Công nghê ̣ là cơ quan tham mƣu giúp UBND tỉnh quản lý nhà nƣớc về KH &CN trên đi ̣a bàn, tuy nhiên hiê ̣n nay viê ̣c quản lý , thống kê, tổng hợp các nguồn tài chính đầu tƣ cho KH&CN vẫn chƣa thƣ̣c hiê ̣n đƣợc. Sở Khoa ho ̣c và Công nghê ̣ chỉ quản lý và theo dõi đƣợc nguồn tài chính đầu tƣ từ NSNN cho hoạt động KH&CN do UBND tỉnh giao thƣ̣c hiê ̣n và mô ̣t số nguồn vốn đối ƣ́ng của tổ

chƣ́c, đơn vi ̣, cá nhân ngƣời dân tham gia một số dự án có yêu cầu phải đối ứng vốn.

Sở KH&CN tỉnh hiê ̣n nay cũng chƣa thống kê đƣợc nhƣ̃ng số liê ̣u đầu tƣ về tài chính cho hoa ̣t đô ̣ng của các đơn vi ̣, doanh nghiê ̣p trên đi ̣a bàn tỉnh đầu tƣ tài chính vào đổi mới công nghệ , chuyển giao công nghê ̣, ứng dụng công nghê ̣ mới, nghiên cƣ́u sản phẩm mới ; Sở Nông nghiê ̣p, Sở Tài chính, Sở Y tế đầu tƣ tài chính tƣ̀ NSNN cho nghiên cƣ́u khoa ho ̣c , thƣ̉ nghiê ̣m công nghê ̣ mới...Muốn có đƣợc số liệu, thông tin thì cần có đề nghi ̣ đơn vi ̣ đó báo cáo.

Viê ̣c không nắm bắt , tổng hợp đƣợc nguồn tài chính đầu tƣ cho hoa ̣t đô ̣ng KH&CN sẽ gây khó khăn trong công tác quản lý , theo dõi và dƣ̣ báo đƣợc nguồn lƣ̣c đầu t ƣ cho KH &CN, tƣ̀ đó ảnh hƣởng đến viê ̣c huy đô ̣ng nguồn lƣ̣c và sƣ̉ du ̣ng nguồn lƣ̣c đầu tƣ cho KH&CN của tỉnh.

Thứ hai, nguồn tài chính đầu tư cho hoạt động KH &CN tại tỉnh Hà Giang từ NSNN còn thấp.

Mục tiêu đặt ra theo Nghị quy ết Hội nghị lần thứ 2, Ban chấp hành Trung ƣơng (khóa VIII) năm 1996 đƣa ra là phấn đấu đa ̣t mƣ́c 2% tổng chi NSNN cho hoa ̣t đô ̣ng KH &CN của quốc gia . Mă ̣c dù nhƣ̃ng năm qua Nhà nƣớc đã có nhiều cố gắng trong viê ̣c tăng đầu tƣ cho KH&CN nhƣng tỷ lê ̣ đầu tƣ còn rất khiêm tốn, chỉ đạt dƣới 1% chi NSNN. So với nhiều nƣớc khác trên thế giới thì tỷ lê ̣ đầu tƣ tƣ̀ NSNN cho KH&CN nhƣ thế là thấp.

Thực tế đối với tỉnh Hà Giang, đầu tƣ cho KH &CN tƣ̀ NSNN trong năm qua dao đô ̣ng tƣ̀ 0,21% đến 0,27% so với tổng chi NSNN của tỉnh , mô ̣t tỷ lệ rất thấp so với đầu tƣ của quốc gia và so với thực tế nhu cầu phát triển KH&CN của tỉnh.

Bảng 3.7: NSNN đầu tƣ cho hoa ̣t đô ̣ng KH&CN của Hà Giang giai đoa ̣n 2008 - 2012

Năm

Kinh phí đầu tƣ cho KH&CN

của cả nƣớc Kinh phí đầu tƣ cho KH&CN của Hà Giang Tổng số

(Triê ̣u đồng)

Tỷ lệ so với chi NSNN (%)

Tổng số (Triê ̣u

đồng)

Tỷ lệ so với chi NSNN của tỉnh (%) 2008 5.429.000 1,84 6.875 0,20% 2009 6.310.000 2,0 8.286 0,21% 2010 6.585.000 1,96 8.598 0,23% 2011 7.867.000 2,0 13.148 0,26% 2012 9.178.000 1,88 16.361 0,27%

Nguồn: Xây dựng Kế hoạch và đảm bảo tài chính trong lĩnh vực

KH&CN, Trường Quản lý KH &CN, Niên giám Thống kê t ỉnh Hà Giang năm 2013

Thứ ba, cơ cấu đầu tư từ NSNN cho các hoạt động KH&CN còn dàn trải, chưa tập trung, một số quy đi ̣nh về đi ̣nh mức chi, nội dung chi, thủ tục chi cho hoạt động KH&CN còn có nhiều bất cấp.

Nguồn lực tài chính cho KH&CN tại tỉnh chủ yếu vẫn đƣợc phân bổ theo các đơn vị sử dụng kinh phí. Cách thức phân bổ này, về cơ bản, mang nặng tính bình quân chủ nghĩa, vẫn mang tính hành chính bao cấp, chƣa thực sự gắn với hiệu quả hoạt động, năng lực và nhu cầu thực tế. Điều này có nghĩa là kinh phí cho hoạt động KH&CN chƣa đƣợc phân bổ theo tầm quan trọng của các dự án, đề án nghiên cứu, do đó chƣa tạo đƣợc sự cạnh tranh giữa các nhà khoa học trong việc nâng cao hiệu quả của công tác nghiên cứu KH&CN thông qua việc lựa chọn các đề tài có tính cấp thiết cũng nhƣ lựa chọn những chuyên gia có đủ năng lực để thực hiện các đề tài, dự án đó.

Đầu tƣ cho KH&CN còn ở mức thấp, lại dàn trải, cào bằng, thiếu tập trung, thiếu đầu tƣ đến tận cùng cho sản phẩm nghiên cứu, vì vậy hiệu quả không cao, chƣa thể hiện đƣợc vai trò là động lực cho phát triển kinh tế xã hội

của tỉnh. Mặt khác, đầu tƣ cho KH&CN chủ yếu từ ngân sách nhà nƣớc nên còn nhiều ràng buộc bởi những quy định về cơ chế tài chính của ngân sách và chƣa đƣợc sửa đổi, bổ sung kịp thời;

Cơ chế tài chính đối với các nhiệm vụ KH&CN còn nhiều rào cản nên dẫn đến tình trạng thiếu trung thực trong việc thanh quyết toán các nhiệm vụ nghiên cứu; một số nội dung chi, định mức chi và thủ tục chi còn nhiều bất cập; chƣa huy động đƣợc tối đa các nguồn lực xã hội, đặc biệt của doanh nghiệp đầu tƣ cho khoa học công nghệ nên thiếu nguồn lực để phát triển…;

Hiê ̣n nay, tỉnh vẫn đang áp dụng Quyết định số 3755/QĐ-UBND, ngày 04/12/2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang Quy đi ̣nh đi ̣nh mƣ́c xây dƣ̣ng và phân bổ dự toán kinh phí đối với các đề tài , dƣ̣ án KH &CN có sƣ̉ du ̣ng NSNN. Quyết đi ̣nh này đƣợc xây dƣ̣ng trên cơ sở Thông tƣ Liên tịch số 44/2007/TTLT/BTC-BKHCN ngày 07/05/2007 hƣớng dẫn đi ̣nh mƣ́c xây dƣ̣ng và phân bổ dƣ̣ to án kinh phí đối với các đề tài , dƣ̣ án KH &CN có sƣ̉ dụng NSNN . Đi ̣nh mƣ́c chi đối với các hoa ̣t đô ̣ng thƣ̣c hiê ̣n đề tài , dƣ̣ án KH&CN theo quyết đi ̣nh này thấp hơn nhiều so với quy đi ̣nh ta ̣i Thông tƣ 44/2007/TTLT/BTC-BKHCN.

Bảng 3.8: So sánh đi ̣nh mƣ́c chi giƣ̃a theo Thông tƣ 44/2007/TT-BTC- BKHCN và Quyết định số 3755/QĐ-UBND, ngày 04/12/2007

của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang

Đơn vi ̣ tính: 1000 đồng

Số

TT Nội dung công việc

Đơn vị tính Theo Quyết

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện công tác quản lý tài chính cho hoạt động khoa học công nghệ tại Tỉnh Hà Giang (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)