3.1. Yêu cầu quản lý
Tiền lương là một giá trị của sức lao động, là một yếu tố của chi phí sản xuất. Do đó muốn tiết kiệm được chi phí tiền lương trong giá thành sản phẩm các doanh nghiệp phải sử dụng tiền lương có kế hoạch thông qua các phương pháp quản lý và sử dụng có hiệu quả quỹ tiền lương.
Việc trả lương cho công nhân trong các doanh nghiệp phải theo từng tháng. Muốn làm tốt tất cả cấc vấn đề trên các doanh nghịêp phải lập kế hoạch quản lý nguồn vốn tạm thời. Nếu thực hiện tốt sẽ tạo ra khả năng sử dụng có hiệu quả đồng vốn, nâng cao hơn nữa kết quả sản xuất kinh doanh của đơn vị.
Trong điều kiện kinh tế thị trường sản xuất kinh doanh của các đơn vị luôn chịu sự tác động của các quy luật canh tranh, quy luật giá trị. Cơ chế thị trường khắc nhiệt sẵn sàng đào thải những doanh nghiệp làm ăn thua lỗ không có hiệu quả. Trong điều kiện đó chất lượng sản phẩm và giá cả là những nhân tố quan trọng giúp cho sự đứng vững và phát triền của mỗi doanh nghiệp. Để công nhân gắn bó với doanh nghiệp, phát huy hết khả năng sáng tạo tinh thần, trách nhiệm trong sản xuất, luôn tìm ra cách cải tiến mẫu mã, chất lượng sản phẩm, tiết kiệm nguyên vật liệu và hạ giá thành. Các doanh nghiệp phải có phương pháp quản lý hiệu quả tiền lương nói riêng và quỹ tiền lương nói chung.
3.2. Nhiệm vụ của kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
Để thực hiện chức năng của kế toán trong việc điều hành quản lý hoạt động của doanh nghiệp, kế toán tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ cần thực hiện những nhiệm vụ sau:
+ Ghi chép, phản ánh, tổng hợp đầy đủ, kịp thời và chính xác về số lượng, chất lượng lao động, tình hình sử dụng thời gian lao động và kết quả lao động.
+ Tính toán các khoản tiền lương, tiền thưởng, các khoản trợ cấp phải trả cho người lao động và thanh toán đầy đủ, kịp thời.
+ Kiểm tra việc sử dụng lao động, việc chấp hành chính sách chế độ về lao động, tiền lương, BHXH… Đồng thời quản lý chặt chẽ việc sử dụng, chi tiêu quỹ tiền lương, quỹ BHXH, BHYT. KPCĐ.
+ Tính toán, phân bổ hợp lý, chính xác chi phí về tiền lương và các khoản trích HBXH, BHYT, KPCĐ cho các đối tượng liên quan.
+ Định kỳ phân tích tình hình sử dụng lao động, tình hình quản lý và chi tiêu quỹ tiền lương, quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ từ đó đề xuất các biện pháp khai thác có hiệu quả tiền năng lao động, tăng năng suất lao động, ngăn ngừa các vi phạm kỷ luật lao động, vi phạm chính sách, chế độ về lao động tiền lương và các khoản trợ cấp BHXH, BHYT, chế độ sử dụng chi tiêu KPCĐ, chế độ phân phối theo lao động…
Chương III: Một số ý kiến nhằm hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương