Tiêu chí đánh giákết quả quản lýkinh doanhcủa doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh doanh tại công ty TNHH MTV nam triệu, bộ công an (Trang 38 - 42)

1.2. Cơ sở lý luận về quản lýkinh doanh trong Doanh nghiệp nhà nƣớc

1.2.4. Tiêu chí đánh giákết quả quản lýkinh doanhcủa doanh nghiệp

Kết quả kinh doanh là một chỉ tiêu chất lƣợng tổng hợp và liên quan đến nhiều yếu tố khác nhau, nó phản ánh trình độ sử dụng các yếu tố đầu vào của

doanh nghiệp. Do đó, khi đánh giákết quả trong công tác quản lý kinh doanh cần quán triệt một số quan điểm sau:

1.2.4.1. Đảm bảo thống nhất giữa nhiệm vụ chính trị và kinh doanh trong việc quản lý kinh doanh.

Quan điểm này đòi hỏi công tácquản lý kinh doanh phải xuất phát từ mục tiêu chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nƣớc, trƣớc hết thể hiện ở việc hoàn thành các chỉ tiêu pháp lệnh hay đơn đặt hàng của nhà nƣớc giao cho doanh nghiệp hoặc các hợp đồng kinh tế nhà nƣớc đã ký kết với doanh nghiệp, vì đó là nhu cầu cũng là điều kiện đảm bảo cho sự phát triển cân đối cho nền kinh tế quốc dân, của nền kinh tế hàng hoá.

Những nhiệm vụ kinh tế chính trị do nhà nƣớc giao cho doanh nghiệp trong điều kiện phát triển của nền kinh tế hàng hoá, đòi hỏi doanh nghiệp phải quyết định việc sản xuất và bán những hàng hoá thị trƣờng cần, nền kinh tế cần, chứ không phải hàng hoá bản thân doanh nghiệp có.

1.2.4.2. Bảo đảm tính toàn diện và hệ thống trong việc nâng cao kết quả trong công tác quản lýkinh doanh.

Quan điểm này đòi hỏi công tácquản lý kinh doanh phải xuất phát và bảo đảm yêu cầu nâng cao hiệu quả của nền kinh tế xã hội, của ngành, của địa phƣơng và cơ sở. Hơn nữa trong từng đơn vị cơ sở khi xem xét đánh giá công tác quản lý kinh doanh phải coi trọng tất cả các hoạt động, các lĩnh vực, các khâu trong quá trình kinh doanh và phải xem xét đầy đủ các mối quan hệ, các tác động qua lại của các tổ chức, các lĩnh vực trong một hệ thống theo mục tiêu đã xác định.

1.2.4.3. Đảm bảo tính thực tiễn trong việc nâng cao kết quả trong công tác quản lý kinh doanh.

Quan điểm này đòi hỏi khi đánh giá và xác định mục tiêu biện pháp quản lý kinh doanh phải xuất phát từ đặc điểm, điều kiện kinh tế xã hội của ngành, của địa phƣơng của doanh nghiệp trong từng thời kì. Chỉ có nhƣ vậy, chỉ tiêu nâng cao kết quả trong công tác quản lý kinh doanh, phƣơng án kinh doanh của doanh nghiệp mới có đủ các cơ sở khoa học thực hiện, bảo đảm lòng tin của ngƣời lao động, hạn chế rủi ro, tổn thất.

Quan điểm này đòi hỏi khi tính toán đánh giá kết quả trong công tác theo tháng, quý, năm. Căn cứ vào kết quả cuối cùng cả về hiện vật và giá trị đó là đòi hỏi tất yếu của nền kinh tế thị trƣờng. Ngoài ra còn đòi hỏi các nhà kinh doanh phải tính toán đúng đắn hợp lý lƣợng hàng hoá mua vào cho kế hoạch kinh doanh tiếp theo. Điều đó còn cho phép đánh giá đúng đắn khả năng thoả mãn nhu cầu của thị trƣờng về hàng hoá và dịch vụ theo cả giá trị và hiện vật tức là cả giá trị sử dụng và giá trị hàng hoá mà thị trƣờng đang cần.

- Hệ thống tiêu chí đánh giá công tác quản lý kinh doanh của doanh nghiệp

Kết quả kinh doanh thể hiện mối quan hệ tƣơng đối giữa quản lý kinh doanh và phƣơng tiện tạo ra kết quả nên chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh thƣờng có dạng nhƣ công thức:

Hiệu quả kinh doanh = Phƣơng tiện tạo ra kết quả Kết quả kinh doanh Trong công thức này, kết quả kinh doanh thƣờng là lợi nhuận hoặc doanh thu, trong đó nhà phân tích có thể sử dụng rất nhiều chỉ tiêu lợi nhuận (lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp, lợi nhuận kế toán trƣớc thuế và lãi vay, lợi nhuận thuần của hoạt động kinh doanh, lợi nhuận gộp). Phƣơng tiện tạo ra kết quả cũng đƣợc thể hiện qua nhiều chỉ tiêu nhƣ tài sản (tổng tài sản, từng loại tài sản), tổng vốn đầu tƣ, vốn chủ sở hữu, chi phí, thậm chí là doanh thu (trong trƣờng hợp kết quả kinh doanh thể hiện qua chỉ tiêu lợi nhuận). Do có nhiều chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh cũng nhƣ phƣơng tiện tạo ra kết quả kinh doanh đó nên có rất nhiều chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp và mỗi chỉ tiêu đó sẽ có một mức ý nghĩa nhất định. Các công thức:

Tỉ suất lợi nhuận thuần = Lợi nhuận sau thuế Doanh thu thuần

Tỉ suất lợi nhuận gộp = Doanh thu thuần Lợi nhuận gộp

Tỉ suất sinh lời của tài sản (ROA) = Lợi nhuận sau thuế Tài sản bình quân

Tỉ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE) = Vốn chủ sở hữu bình quân Lợi nhuận sau thuế thể hiện các chỉ tiêu thƣờng đƣợc sử dụng để đánh giá khái quát hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Chỉ tiêu tỉ suất lợi nhuận thuần thể hiện khả năng sinh lời trên doanh thu của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có tỉ suất lợi nhuận thuần cao thể hiện lợi thế cạnh tranh trong việc kiểm soát chi phí so với các doanh nghiệp khác. Hầu hết các đối tƣợng sử dụng báo cáo tài chính đều quan tâm tới chỉ tiêu này. Chỉ tiêu này giúp ích cho các chủ sở hữu hiện tại cũng nhƣ các chủ sở hữu tiềm năng đánh giá về khả năng sinh lời, từ đó đánh giá về triển vọng của doanh nghiệp trong tƣơng lai. Chỉ tiêu tỉ suất lợi nhuận thuần cũng là một yếu tố quan trọng nhằm giúp các nhà cung cấp tín dụng đánh giá hiệu quả vốn vay, từ đó đánh giá về khả năng thanh toán lãi vay của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này cũng đƣợc các nhà quản trị doanh nghiệp quan tâm do thể hiện trực tiếp vấn đề kiểm soát chi phí – kết quả của các quyết định quản lí.

Chỉ tiêu tỉ suất lợi nhuận gộp thể hiên khoản cách chênh lệch giữa giá bán và giá vốn của sản phẩm, dịch vụ kinh doanh của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này thể hiện nhiều về đặc thù ngành kinh doanh và cơ cấu mặt hàng kinh doanh của doanh nghiệp hơn là vấn đề về kiểm soát chi phí do mỗi ngành nghề và mặt hàng kinh doanh thƣờng có khoảng cách chênh lệch giữa giá vốn và giá bán khác nhau. Chính vì vậy chỉ tiêu này đặc biệt quan trọng đối với các nhà quản trị doanh nghiệp, nhằm giúp họ điều chỉnh cơ cấu mặt hàng kinh doanh sao cho tối ƣu hóa tỉ suất lợi nhuận gộp bình quân, từ đó tối ƣu hóa tỉ suất lợi nhuận thuần. Đối với các doanh nghiệp sản xuất, sự biến động của hàng tồn kho sẽ ảnh hƣởng trực tiếp đến lợi nhuận gộp. Khi doanh nghiệp sản xuất vƣợt quá nhu cầu tiêu thụ sẽ làm hàng tồn kho tăng, có một phần chi phí sản xuất cố định (khấu hao nhà xƣởng, máy móc thiết bị, chi phí điện nƣớc, lƣơng nhân viên quản lí sản xuất…) đƣợc giữ lại trong giá trị hàng tồn kho trên bảng cân đối kế toán, làm cho giá vốn hàng bán thấp dẫn đến tỉ suất lợi nhuận gộp cao. Trƣờng hợp này tỉ suất lợi nhuận gộp cao nhƣng không phải là do doanh

nghiệp đã kiểm soát tốt chi phí hoặc đã thay đổi cơ cấu mặt hàng kinh doanh theo hƣớng tích cực, làm tăng khả năng sinh lời chung cho cả doanh nghiệp mà là doanh nghiệp tồn đọng nhiều hàng tồn kho.

Chỉ tiêu số vòng quay tổng tài sản thể hiện hiệu suất sử dụng tài sản của doanh nghiệp. Nếu số vòng quay tài sản nhiều sẽ thể hiện tốc độ luân chuyển tài sản nhanh và huy động tốt công suất sử dụng tài sản để tạo ra doanh thu cho doanh nghiệp. Nhà đầu tƣ và nhà cung cấp tín dụng đều quan tâm tới chỉ tiêu số vòng quay tổng tài sản do chỉ tiêu này liên quan chặt chẽ tới hiệu quả sử dụng đồng vốn đầu tƣ của họ vào doanh nghiệp. Chính vì vậy, nhà quản lí thƣờng đƣợc giao nhiệm vụ tìm kiếm các biện pháp kinh doanh, làm tăng số vòng quay tổng tài sản, tức là tối đa hóa doanh thu trên cơ sở mức tài sản đƣợc giao quản lí và sử dụng.

Chỉ tiêu tỉ suất sinh lời của tài sản thể hiện hiệu quả sử dụng tài sản trong hoạt động kinh doanh. Đây là một chỉ tiêu khá toàn diện trong việc đánh giá hiệu quả kinh doanh, thể hiện mỗi đồng tài sản đƣợc sử dụng trong hoạt động kinh doanh có thể mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Độ lớn của chỉ tiêu này cao thể hiện hiệu quả cáo trong sử dụng tài sản của doanh nghiệp. Tỉ suất sinh lời trên tài sản thƣờng đƣợc coi là một tiêu chí đánh giá sự thành công trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp đều muốn đạt tỉ suất sinh lời của tài sản cao. Tuy nhiên, trong thực tế một doanh nghiệp nếu đạt khả năng sinh lời trên doanh thu cao thƣờng có hiệu suất sử dụng tài sản thấp và ngƣợc lại.

Chỉ tiêu tỉ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) thể hiện hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này đƣợc các chủ sở hữu (các nhà đầu tƣ) đặc biệt quan tâm do phản ánh trực tiêp mỗi đồng vốn chủ sở hữu đầu tƣ vào doanh nghiệp có thể tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Do đó, các chủ sở hữu khi thuê các nhà quản lí trực tiếp điều hành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thƣờng đƣa ra các điều khoản cụ thể yêu cầu duy trì hoặc tăng trƣởng tỉ lệ sinh lời trên vốn chủ sở hữu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh doanh tại công ty TNHH MTV nam triệu, bộ công an (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)