2.2 Thực trạng hoạt động huy động vốn tại NHTMCP Ngoại thƣơng VN –
2.2.3 Sự phù hợp giữa huy động và sử dụng vốn
Trên thực tế, để đánh giá đƣợc một cách toàn diện, hiệu quả công tác huy động vốn của một ngân hàng không chỉ xét đến sự tăng trƣởng về quy mô, cơ cấu huy động mà cần phải xét đển khả năng đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn. Nếu ngân hàng huy động vốn nhiều mà sử dụng ít thì chi nhánh chỉ có thể gửi hội sở với lãi suất cao hơn lãi suất huy động không đáng kể, làm giảm lợi nhuận của chi nhánh. Ngƣợc lại, nếu không huy động đủ vốn để cho vay và đầu tƣ, ngân hàng sẽ mất cơ hội mở rộng khách hàng, làm giảm uy tín của mình trên thị trƣờng. Bởi vậy, sự phù hợp giữa cơ cấu huy động và sử dụng vốn là yếu tố rất quan trọng đánh giá hiệu quả huy động vốn của ngân hàng.
Trƣớc hết, ta cần xem xét mối tƣơng quan giữa tổng vốn huy động với tổng dƣ nợ đƣợc thể hiện qua biểu đồ sau:
(Nguồn: Báo cáo quyết toán Vietcombank Hải Phòng giai đoạn 2007 – 2011)
Biểu đồ 2.8: Quan hệ giữa tổng vốn huy động và tổng dƣ nợ giai đoạn 2007-2011
Qua biểu đồ trên cho thấy, tốc độ tăng trƣởng tín dụng của Chi nhánh tăng đều qua các năm 2007-2010, tuy nhiên đến năm 2011 lại giảm xuống do chính sách thắt chặt tín dụng của Ngân hàng. Nhìn chung, tổng vốn huy động cũng tăng với gần nhƣ cùng tốc độ tăng của dƣ nợ tín dụng nên tỷ lệ giữa tổng dƣ nợ/tổng vốn huy động hầu nhƣ đƣợc duy trì ổn định với tỷ lệ cao. Nhƣng phải nhấn mạnh rằng tỷ lệ này có đƣợc là do Chi nhánh đã phải vay Hội sở trung bình tới 30,7% trong tổng vốn huy động toàn Chi nhánh, và tỷ lệ này đang có xu hƣớng tăng lên rõ rệt trong giai đoạn đầu.
Do đó, để có thể đƣa ra nhận định chính xác hơn hiệu quả trong huy động vốn của Vietcombank Hải Phòng, ta cần đi phân tích chi tiết hơn mối quan hệ giữa kỳ hạn vốn tiền gửi với kỳ hạn sử dụng vốn của Chi nhánh vì sự không phù hợp về kỳ hạn và quy mô của huy động vốn và sử dụng vốn làm giảm tính thanh khoản của ngân hàng. Nếu chuyển hoán kỳ hạn, ngân hàng sẽ đáp ứng đƣợc yêu cầu về kỳ hạn của khách hàng sử dụng vốn và gia tăng khả năng sinh lời nhƣng đi kèm với nó là rủi ro về lãi suất và rủi ro trong thanh khoản mà ngân hàng phải đối mặt cũng tăng lên.
Bảng 2.8: Hoạt động huy động và sử dụng vốn ngắn hạn
(Đvị: tỷ đồng; Tỷ trọng: %)
Chỉ tiêu
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Vốn tiền gửi NH 1.125,31 100 1.801,45 100 2.400,98 100 2.852,83 100 3577,16 100 Cho vay NH 1.160,87 103.16 1.825,30 101,32 2.103,66 87,62 2.404,53 84,29 1603,77 44,83
(Nguồn: Báo cáo quyết toán Vietcombank Hải Phòng từ 2007 – 2011)
Bảng 2.9: Hoạt động huy động và sử dụng vốn trung, dài hạn
(Đvị: tỷ đồng; Tỷ trọng: %)
Chỉ tiêu
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Vốn tiền gửi DH 830,38 100 651,73 100 505,32 100 451,71 100 394,28 100 Cho vay TDH 1.757, 84 211.69 1.947,95 298.89 2.111,90 417.93 2.081,20 460,74 1986,28 503,77
Qua bảng trên ta thấy xu hƣớng sử dụng vốn ngắn hạn của Chi nhánh đang giảm so với huy động vốn ngắn hạn. Nếu trung bình tốc độ tăng giai đoạn 2007 – 2011 của vốn tiền gửi ngắn hạn là 34,39% thì tốc độ tăng trung bình cho vay ngắn hạn của Chi nhánh chỉ đạt 13,37%. Năm 2007 Chi nhánh cho vay ngắn hạn bằng 103,16% so với vốn tiền gửi ngắn hạn thì đến năm 2011, con số này chỉ còn 44,83%, điều này cho thấy vốn huy động ngắn hạn đã đáp ứng đƣợc nhu cầu sử dụng vốn của Chi nhánh.
Vốn huy động ngắn hạn là nguồn có chi phí vốn thấp nên có khả năng tăng thu nhập cho ngân hàng. Tuy vậy, xu hƣớng chuyển dịch kỳ hạn bình quân vốn huy động theo hƣớng ngắn lại cho thấy sự mất ổn định của nguồn vốn huy động tại Chi nhánh đang gia tăng. Chi nhánh cũng cần tính toán kỹ lƣỡng khi cho vay do nguồn tiền này rất dễ biến động về lãi suất và phải chịu tỷ lệ dự trữ bắt buộc cao theo quy định của NH Nhà nƣớc.
Đối lập với nguồn huy động ngắn hạn, vốn tiền gửi trung và dài hạn của Chi nhánh đang có xu hƣớng giảm rõ rệt với tốc độ tăng trƣởng bình quân là số âm. Nếu nhƣ năm 2007, vốn tiền gửi trung, dài hạn Vietcombank Hải Phòng huy động đƣợc đạt 830,38 tỷ VND thì đến năm 2011 con số này đã giảm hơn một nửa, xuống còn 394,28 tỷ VND. Trong khi đó, nhu cầu sử dụng vốn trung và dài hạn của Chi nhánh lại tăng với tốc độ tăng trƣởng bình quân đạt 3,3%, năm 2011, dƣ nợ trung, dài hạn/tổng dƣ nợ là 55%. Năm 2007, cho vay dài hạn của Chi nhánh bằng 211,69% vốn tiền gửi dài hạn thì sang năm 2011 cho vay dài hạn đã gấp hơn 5 lần vốn huy động dài hạn. Đây là dấu hiệu rất không tốt vì vốn huy động trung và dài hạn ngày càng không đủ đáp ứng nhu cầu cho vay trung dài hạn buộc Chi nhánh phải bù đắp thiếu hụt bằng cách chuyển hoán một phần nguồn huy động ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn, tiến hành vay Hội sở chính vì vốn ngắn hạn huy động đƣợc cũng chỉ đủ cho sử dụng vốn ngắn hạn. Nếu việc quản trị danh mục tài sản, nguồn vốn
không tốt thì Chi nhánh phải đối đầu với nhiều loại rủi ro: rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất…trong điều kiện thị trƣờng rất dễ biến động nhƣ hiện nay làm giảm lợi nhuận trong kinh doanh của Chi nhánh. Nhƣ vậy, hiệu quả công tác huy động vốn chƣa cao.