1.3.1. Đặc điểm chất lượng NNL y tế
Chất lƣợng nhân lực trong y tế là một sự tổng hợp của nhiều yếu tố tạo nên gồm các yếu tố bản: thể lực, trí lực và tâm lực.
Trí lực là khả năng nhận thức và tƣ duy sáng tạo thích ứng với xã hội của cán bộ y tế. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của một cá nhân là toàn bộ những năng lực (kiến thức, kỹ năng, thái độ - hành vi) về một lĩnh vực cụ thể nắm vững đƣợc bởi một cá nhân, sự phối hợp những năng lực đó hợp thành tổng thể thống nhất cho phép thực hiện một số công việc hoặc hoạt động cụ thể cho một phạm vi nghề nghiệp nhất định.
Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của một vị trí làm việc hay của công việc là toàn bộ những năng lực (kiến thức, kỹ năng, thái độ - hành vi) hợp thành một tổng thể thống nhất, cần thiết để có thể nắm vững một cấp độ việc làm nào đó, có ý nghĩa để có thể đảm nhiệm một vị trí, một công việc hay nghề nghiệp cụ thể. Năng lực (kiến thức, kỹ năng, thái độ - hành vi) về một
lĩnh vực cụ thể nắm vững đƣợc bởi một cá nhân, sự phối hợp những năng lực đó hợp thành tổng thể thống nhất.
Vì vậy, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ là nâng cao kiến thức cho một chuyên ngành, một nghề nghiệp nhất. Phát triển trình độ chuyên môn nghiệp vụ rất có ý nghĩa trong việc nâng cao năng suất, chất lƣợng và hiệu quả công việc. Nâng cao kiến thức là yếu tố cốt lõi của sự PTNNL, việc nâng cao kiến thức có thể đƣợc thực hiện bằng nhiều hình thức, trong đó chủ yếu là thông qua đào tạo.
Do vậy, để PTNNL thì tổ chức cần phải quan tâm đến việc nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của ngƣời lao động.
Tiêu chí đánh giá trình độ chuyên môn nghiệp vụ của nguồn nhân lực: Nguồn nhân lực đƣợc đào tạo cơ bản và chuyên sâu đáp ứng đƣợc yêu cầu công việc. Kinh nghiệm hữu ích đƣợc tích lũy qua quá trình làm việc trong tổ chức.
Khả năng sáng tạo nâng cao hiệu quả trong công việc. Khả năng sử dụng kiến thức tổng hợp để xử lý, giải quyết các tình huống trong tổ chức.
Đƣợc trang bị đầy đủ kiến thức lý thuyết và kỹ năng thực hành phù hợp với tổ chức. Luôn tự hoàn thiện bằng cách tìm tòi, học hỏi để bồi dƣỡng, rèn luyện nâng cao kiến thức của bản thân.
Khả năng cập nhật thƣờng xuyên những kiến thức hữu ích cần chocông việc. Khả năng về trình độ để hoàn thành bài thi từ các cuộc kiểm tra, sát hạch của tổ chức.
Tâm lực là giá trị chuẩn mực đạo đức, phẩm chất của cán bộ y tế trong công tác chăm sóc, khám chữa bệnh cho ngƣời dân.
Thể lực là khả năng thể đáp ứng đƣợc về hao phí sức lao động trong quá trình hoạt động và khả năng làm việc trong chăm sóc, khám chữa bệnh.
Nhƣ vậy, chất lƣợng nguồn nhân lực y tế là những yếu tố về trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức và sức khỏe để thực hiện các nhiệm vụ trong công tác khám chữa bệnh.
1.3.2. Các yếu tố cấu thành chất lượng NNL
Trình độ văn hóa của nhân lực đƣợc thể hiện qua văn bằng đã đào tạo. Đồng thời, văn bằng cũng là căn cứ có ý nghĩa quyết định đến việc tuyển dụng, bố trí công việc và trả lƣơng cho ngƣời lao động trong Bệnh viện.
Các cấp độ thể hiện trình độ văn hóa của nhân lực: Sau đại học (tiến sĩ, thạc sĩ), Đại học, Cao đẳng.
Ngày nay ngoại ngữ trở thành một công cụ thiết yếu, không thể thiếu đối với cán bộ, tin học cũng đƣợc ứng dụng rộng rãi trong bệnh viện, tạo điều kiện để mỗi cán bộ có thể sử dụng các tiện ích của công nghệ thông tin. Vì vậy, trình độ văn hóa của nhân lực cũng thể hiện qua các kĩ năng bổ trợ nhƣ trình độ tin học và trình độ ngoại ngữ.
Có kiến thức chuyên khoa. Đây là yêu cầu cho đội ngũ chủ chốt, đội ngũ lãnh đạo và hoạch định chính sách của bệnh viện.
Phẩm chất đạo đức đòi hỏi cán bộ phải liêm khiết, khiêm tốn, trung thực, thẳng thắn, không vụ lợi, thực hiện bình đẳng giữa quyền lợi và trách nhiệm.
Nguồn nhân lực có tính thích ứng và tính linh hoạt cao. Đòi hỏi có trình độ chuyên môn cao, thích ứng với công việc phức tạp.
Có khả năng sáng tạo. Hoạt động nghiệp vụ khám chữa bệnh có tính trí tuệ cao, sử dụng nhiều chất xám.
1.3.3. Tiêu chí và phương pháp đánh giá chất lượng NNL y tế
1.3.3.1. Tiêu chí đánh giá chất lƣợng NNL
Chất lƣợng nguồn nhân lực (NNL) là năng lực của lực lƣợng lao động gồm: thể lực, trí lực, tinh thần.
Thể lực là tình trạng sức khỏe của NNL bao gồm yếu tố về thể chất lẫn tinh thần, là sự nhanh nhẹn, tháo vát, bền bỉ trong công việc bởi chế độ dinh dƣỡng, chế độ chăm sóc sức khỏe.
Các chỉ tiêu phản ánh thể lực là: chiều cao, cân nặng, tuổi thọ, tình hình bệnh tật, các tiêu chí về cơ sở vật chất và điều kiện bảo vệ và chăm sóc sức khỏe.
Trí thức là cơ bản của trí lực, gồm kinh nghiệm cuộc sống, và nhận thức lý tính.
Trình độ văn hóa là kỹ năng tiếp thu kiến thức cơ bản để duy trì sự sống, thông qua giáo dục, học tập suốt đời của cá nhân.
Trình độ chuyên môn nghiệp vụ là kỹ năng, kiến thức thực hiện yêu cầu công việc.
Kỹ năng mềm là các kỹ năng: kỹ năng sống, giao tiếp, lãnh đạo, làm việc theo nhóm, kỹ năng quản lý thời gian, tin học, ngoại ngữ.
1.3.3.2. Phƣơng pháp đánh giá chất lƣợng NNL
Đánh giá sức khỏe, thể lực của ngƣời lao động đƣợc căn cứ vào các tiêu chí: tuổi, giới tính, tình trạng sức khỏe và mức độ sức khỏe đáp ứng yêu cầu công việc của ngƣời lao động trong kỳ khảo sát. Các chỉ tiêu từng tiêu chí đƣợc xác định thông qua thống kê của Phòng Tổ chức - Hành chính và công tác điều tra xã hội học.
Đánh giá về trí lực
Đánh giá về trí lực của ngƣời lao động đƣợc căn cứ vào các tiêu chí: trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, kỹ năng, thâm niên.
Đánh giá về tâm lực
Đánh giá về tâm lực đƣợc căn cứ vào các tiêu chí: Mức độ hài lòng của ngƣời bệnh về thái độ phục vụ bệnh nhân của nhân viên y tế; Khả năng chịu áp lực công việc. Các chỉ tiêu của từng tiêu chí đƣợc xác định thông qua điều
tra xã hội học trong kì khảo sát và thống kê của Phòng Kế hoạch tổng hợp về các chỉ tiêu chuyên môn. Từ đó đƣa ra đánh giá về tâm lực của nguồn nhân lực trong tổ chức.
1.3.3.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng NNL
Tuỳ theo tính chất công việc mà phân ra lãnh đạo ở các cấp độ cao thấp khác nhau, đƣợc giao thẩm quyền, trách nhiệm gắn với chức vụ: quyết định quản lý, tổ chức và điều hành những ngƣời dƣới quyền thực hiện công việc.
Hiện nay, Đảng ta khẳng định giáo dục và đào tạo tiếp tục đƣợc coi là quốc sách hàng đầu vì chiến lƣợc phát triển NNL quốc gia.
Xã hội ngày càng phát triển, nhiều chính sách vĩ mô của Nhà nƣớc quan tâm đến con ngƣời, đầu tƣ vào con ngƣời theo hƣớng: tuyên truyền, giáo dục để nâng cao nhận thức của mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội, hiểu đƣợc tầm quan trọng của nguồn nhân lực trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của nƣớc ta.
Trong các văn kiện đại hội Đảng cũng nhƣ đƣờng lối chủ trƣơng chính sách của Đảng và Nhà nƣớc ta luôn coi: "Coi ngƣời là động lực phát triển", nhấn mạnh vai trò của nguồn nhân lực trong phát triển đất nƣớc. Quyết sách hàng đầu để nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực bền vững vẫn là giáo dục và đào tạo. Quyết định 579/QĐ-TTg, ngày 19/4/2011 của Thủ tƣớng Chính phủ về Chiến lƣợc phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011-2020.