PHƢƠNG HƢỚNG VÀ MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại bưu điện tỉnh Quảng Bình (Trang 100 - 103)

BƢU ĐIỆN TỈNH QUẢNG BÌNH TRONG THỜI GIAN TỚI

3.1.1. Phƣơng hƣớng và mục tiêu hoạt động kinh doanh

Phát triển bưu chính viễn thông Quảng Bình dựa trên cơ sở các Quy hoạch phát triển Bưu chính, Viễn thông và Internet Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn chiến lược quốc gia đến năm 2020, phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội tại địa phương phục vụ tốt công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh - quốc phòng, nâng cao mức hưởng thụ thông tin, góp phần nâng cao dân trí.

Phát triển mạng lưới bưu chính, viễn thông rộng khắp mọi vùng miền trong tỉnh; ưu tiên các thành phần kinh tế tham gia cung cấp dịch vụ bưu chính, chuyển phát, viễn thông, Internet; nâng cao chất lượng dịch vụ, từng bước áp dụng công nghệ mới và kỹ thuật hiện đại. Phát triển đi đôi với quản lý và khai thác có hiệu quả, ổn định, bền vững và lâu dài.

* Mục tiêu phát triển bƣu chính

Củng cố, hoàn thiện các dịch vụ truyền thống.

Phát triển các dịch vụ tài chính mới như: dịch vụ trả lương hưu, dịch vụ thanh toán, dịch vụ nhờ thu, phát cho các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ (thu tiền bảo hiểm nhân thọ, thu tiền điện, điện thoại, nước….

Phát triển các dịch vụ đại lý cho viễn thông như phát hóa đơn, thu cước, tiếp nhận yêu cầu cung cấp dịch vụ.

Trong thời gian tới sẽ có thêm nhiều khu công nghiệp, thu hút lao động ở các địa phương tới làm việc do đó cần bố trí thêm các điểm phục vụ, đáp ứng nhu cầu.

Giảm chỉ tiêu số dân phục vụ bình quân xuống mức <2.300 người/điểm phục vụ, cho phép các dịch vụ tiếp cận tới gần người dân hơn và chất lượng phục vụ được nâng cao hơn.

Duy trì tốc độ tăng doanh thu hàng năm từ 15% - 22%.

* Mục tiêu phát triển viễn thông

Đến năm 2010, Quảng Bình phấn đấu các chỉ tiêu viễn thông đạt mức trung bình của cả nước (mật độ điện thoại toàn tỉnh phấn đấu ở mức 47% trong đó mật độ điện thoại cố định là 17% và điện thoại di động là 30%, mật độ thuê bao Internet đạt trên 3%, số dân sử dụng Internet đạt 30%).

Đẩy mạnh việc phổ cập dịch vụ điện thoại cố định và Internet đến tất cả các xã trong tỉnh. Đảo đảm 100% số xã có điểm truy cập dịch vụ điện thoại công cộng, 70% số xã có điểm truy cập Internet công cộng, 100% số huyện được cung cấp dịch vụ Internet băng rộng.

Phổ cập các dịch vụ viễn thông tới tất cả các xã, thôn trong tỉnh; Cung cấp các dịch vụ viễn thông đa dạng phong phú cho người tiêu dùng; bảo đảm 100% người sử dụng được truy cập miễn phí các dịch vụ bắt buộc: thông tin cứu hỏa; cấp cứu y tế; thông tin khẩn cấp về an ninh, trật tự xã hội... Duy trì, mở rộng, bảo đảm thông tin tìm kiếm, cứu nạn và phòng chống thiên tai.

Các trường học, bệnh viện được kết nối Internet; các sở, ban, ngành, chính quyền cấp tỉnh và huyện xã được kết nối Internet và kết nối với mạng diện rộng của tỉnh. Đảm bảo hạ tầng viễn thông, Internet cho ứng dụng công nghệ thông tin, phát triển chính phủ điện tử, thương mại điện tử, các dịch vụ ngân hàng, tài chính, hải quan…

Đến năm 2015, Quảng Bình phấn đấu chỉ tiêu viễn thông ở mức khá của cả nước, mật độ thuê bao toàn tỉnh đạt 74% trong đó thuê bao cố định đạt 29%, thuê bao di động đạt 45%, mật độ thuê bao Internet đạt 15%, số dân sử dụng Internet đạt 70%.

Đến năm 2020 sẽ là sự hội tụ của các thuê bao viễn thông. Thời điểm này việc phân biệt thuê bao di động, thuê bao cố định và thuê bao Internet chỉ là tương đối. Khi đó, với một thiết bị viễn thông người dân có thể sử dụng các dịch vụ của thuê bao cố định, thuê bao di động và truy cập và sử dụng dịch vụ Internet mọi lúc mọi nơi. Mật độ thuê bao điện thoại toàn tỉnh đạt gần 90%.

* Các chỉ tiêu chất lƣợng viễn thông - Internet đến năm 2020

Tốc độ truy nhập Internet băng rộng qua mạng nội hạt không dưới 4Mb/s, đối với truy nhập Internet qua mạng truyền hình cáp không dưới 8Mb/s.

Tốc độ truy nhập Internet qua điện thoại di động đạt tối thiểu 32Kb/s đối với công nghệ GSM/GPRS, công nghệ CDMA 192Kb/s, CDMA băng rộng trên 1Mb/s. Tốc độ truy nhập mạng qua các thiết bị cá nhân di động Wifi, Wimax không dưới 1Mb/s, tốc độ truy nhập theo Wimax không dưới 10Mb/s.

Đối với dịch vụ yêu cầu thời gian thực (thoại cố định và di động) thời gian nghẽn mạng không được quá 6 giờ/năm.

3.1.2. Phƣơng hƣớng về công tác nguồn nhân lực

Với mục tiêu phát triển và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu hội nhập, Bưu điện Quảng Bình đề ra phương hướng về công tác nguồn nhân lực như sau:

- Khai thác tận dụng và phát huy cơ sở vật chất hạ tầng và nguồn nhân lực tại chỗ địa phương đã qua đào tạo nghiệp vụ.

- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chất lượng mạng lưới và dịch vụ, cải thiện điều kiện làm việc và thu nhập của người lao động, nâng cao sức cạnh tranh trên thương trường bằng mở rộng, phát triển đa dạng hoá các loại hình dịch vụ phục vụ; huy động tối đa và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tạo thế và lực mới để phát triển ngành bưu chính viễn thông bền vững.

- Tận dụng, phát huy được lợi thế sức trẻ của lao động tại đơn vị để đẩy tốc độ phát triển nhanh hơn, phù hợp với tiềm năng cũng như phù hợp với yêu cầu của CNH - HĐH.

- Có chính sách huy động và thu hút các kỹ sư Kinh tế Bưu điện, các lao động phù hợp với chuyên ngành Bưu chính Viễn thông về công tác tại Bưu điện Quảng Bình

3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC TẠI BƢU ĐIỆN TỈNH QUẢNG BÌNH

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại bưu điện tỉnh Quảng Bình (Trang 100 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)