Chân đoán và điều trị các thể lâm sàng:

Một phần của tài liệu Xử trí chấn thương - vết thương lồng ngực pot (Trang 26 - 28)

- Thương tổn màng tim.

oLS và CLS:

 Biểu hiện là các biến chứng như: TMMT, CET: bệnh nhân vật vã, tím tái, tụt HA, tĩnh mạch cổ nổi, tiếng tim mờ...

 ĐTĐ: điện thế thấp.

 XQ ngực: bóng tim to, mất đường viền bình thường.

 SA tim: dịch màng tim.

oĐiều trị và tiên lượng:

 Mổ cấp cứu khi có dấu hiệu CET, tuỳ theo thương tổn thành ngực mà quyết định chọn đường mở ngực hay mở xương ức.

 TDMT tái phát, kèm theo sốt, đau ngực: kháng sinh, giảm đau.

 Viêm màng tim co thắt rất hiếm gặp nhưng khi có thì cần mổ cắt màng tim.

 Về nguyên tắc, viêm màng tim đơn thuần, không có biến chứng có thể tự khỏi. - Thương tổn cơ tim:

oĐụng giập cơ tim: thường gây ra nhưng dấu hiệu không đặc hiệu và thường không phát hiện được (hay gặp tổn thưong đụng giập nhở trước thất phải). -> bất kỳ trường hợp nào, khi có tổn thương thành ngực nặng cần nghĩ đến có thương tổn đụng giập cơ tim.

 LS và CLS:

• Đau vùng trước tim :đau như nhồi máu cơ tim, xuất hiện muộn vài giờ hoặc vài ngày sau chấn thương.

• ĐTĐ: phương tiện hữu ích nhất để phát hiện đụng giập cơ tim:

o Thay đổi bất thường sóng T, đoạn ST và sóng Q.

o Dấu hiệu cổ điển của viêm màng tim.

o Rôi loạn dẫn truyền nhĩ thât.

• Hoá sinh: SGOT, LDH, CPK tăng trong CT nói chung nhưng tăng nhiều khi có đụng giập cơ tim, có hoại tử cơ tim.

• SA Tim: buồng tim giãn, di động bất thường của thành tim.

• Nghỉ ngơi tại giường trong 4-6 tuần, gần giống điều trị nhồi máu cơ tim, nhưng không dùng chống đông vì nguy cơ chảy máu trong cơ tim, màng tim.

• TMMT, không có chèn ép tim: chọc hút – kháng sinh và giảm đau.

• Rung nhĩ: thường quay lại nhịp xoang tự nhiên hoặc có thể dùng trợ tim để làm giảm nhịp thất và có thể trở về nhịp xoang.

 Tiên lượng:

• Đụng giập cơ tim nhỏ: tiên lượng nói chung là tốt, phục hồi 1 hoặc toàn phần. Cần theo dõi chặt chẽ vì có thể xuất hiện các biến chứng như: rồi loạn nhịp thất, tắc mạch vành, phình thất, vỡ tim...

• Hoại tử cơ tim có thể xảy ra sau đụng giập cơ tim nhưng tổn thưnưg chỉ khu trú ở một vùng dọ vậy tiên lượng lâu dài cũng rất tốt.

oVỡ tim: có thể xảy ra ngay sau chấn thương hoặc vài ngày sau do đụng giập, chảy máu dẫn đến hoại tử cơ tim. Thường gặp các thương tổn: vỡ tiểu nhĩ, võ nhĩ và vỡ buồng thất

 LS và CLS: chủ yếu gặp là hội chứng chèn ép tim, kèm theo có xây sát vùng trước ngực.

• Khó thở, vật vã, tím tái,

• Mạch nhanh, huyết áp tụt.

• Tĩnh mạch cổ nổi. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

• Tiếng tim mờ.

• SA tim: thấy dịch màng tim, máu cục màng tim.

• XQ it dùng vì tình trạng bệnh nhân nặng, nếu không có siêu âm tim có thể: chọc dò màng tim, cắt sụn sườn trái để khẳng định chẩn đoán (phương pháp hay dùng).

 Điều trị:

• Mổ cấp cứu càng sớm càng tốt

o Chọc dò màng tim truớc gây mê và gây tê đặt nội khí quản.

o Mở dọc xương ức.

o Khâu phục hồi thương tổn.

 Tiên lượng: tốt nếu thương tổn khu trú ở tiểu nhĩ và đựơc chẩn đoán, điều trị kịp thời. - Thương tổn van tim và tổ chức dưới van:

oLS và CLS:

 Tiếng thổi bất thường, mới xuất hiện sau chấn thương và kèm theo đau ngực.

 Tổn thương van 2 lá gây hở van: thổi tâm thu ở mỏm tim lan ra nách.

 Tổn thương van động mạch chủ, van 3 lá ít gặp hơn.

 Triệu chứng LS thay đổi từ mt mỏi, khó tở, phù, gan to… tuỳ theo mức độ tổn thương và ảnh hưởng của huyết động.

 SA tim: siêu âm 2D, Doppler chop phép xác định và đánh giá mức độ thương tổn.

oĐiều trị:

 Chỉ định điều trị đặt ra khi: tổn thương van tim gây rối loạn huyết động và có biêủ hịên triệu chứng lâm sàng.

 Thay van hoặc sửa va tuỳ thương tổn giải phẫu khi mổ ra.

 Tổn thương van tim không có rối lạon huyết động cần được điều trị nội và theo dõi định kỳ bằng siều âm Doppler.

oTiên lượng:

 Tuỳ thuộc vào mức độ thương tổn van tim

- Thương tổn mạch vành:

oCác dạng thương tổn gặp trong CT tim: Nhối máu cơ tim xuyên thành, bong nội mạc lớn -> huyết khối NMCT, CT ở những người có bệnh tim trước đó.

oThông động – tĩnh mạch vành (thường gặp với ĐMV phải). Tiếng thổi liên tục lan rộng vùng trước tim, bóng tim to trên phim chụp ngực, và dấu hiệu nhồi máu cơ tim trên điện tâm đồ -> gợi ý cho tổn thương này.

oChụp mành vành là phương pháp tốt nhất để xác định chẩn đoán và đưa ra chỉ định điều trị.

oTiên lượng: tốt ở nhưng bệnh nhân mà trước đó không có tổn thương mạch vành, những bệnh nhân tổn thương mạch vành trên tổn thương tổn cũ cần được can thiếp sớm.

Một phần của tài liệu Xử trí chấn thương - vết thương lồng ngực pot (Trang 26 - 28)